Vào rạng sáng ngày 26/2/2019, Không quân Ấn Độ đã thực hiện các cuộc không kích xuyên biên giới vào khu vực Balakot của Pakistan, để phá hủy cơ sở hạ tầng của khủng bố Jaish-e-Mohammed. Chiến dịch được thực hiện để trả thù cho vụ 40 lính biên phòng Ấn Độ ở Jammu và Pulwama (thuộc khu vực Kashmir), bị phục kích giết hại vào ngày 14/2/2019.Để trả đũa Ấn Độ, ngày 27/2/2019, Pakistan đã xuất kích máy bay chiến đấu của họ để đáp trả. Trong cuộc giao tranh ở biên giới, chiếc MiG-21 của IAF, do phi công Varthaman 37 tuổi, đã bị bắn rơi trong một cuộc không chiến; sau đó anh ta bị Quân đội Pakistan bắt giữ.Theo Hindustan Times (HT), Giám giám cơ quan tình báo Quân đội Ấn Độ (RAW) lúc bấy giờ là Anil Dhasmana, đã thực hiện một cuộc điện thoại hiếm hoi với người đồng cấp của mình, Trung tướng Syed Asim Munir Ahmed Shah của Cơ quan Tình báo Pakistan (ISI), yêu cầu thả Varthaman ngay lập tức. Ảnh: Anil Dhasmana (phải) và người đồng cấp Pakistan Ahmed Shah.Trong cuộc điện đàm, Dhasmana rõ ràng đã đe dọa Giám đốc tình báo Pakistan rằng, Ấn Độ sẽ không ngần ngại sử dụng kho vũ khí tầm xa của mình, nếu phi công Ấn Độ bị tổn hại, HT tường thuật.Nói là làm, New Delhi đã ra lệnh cho quân đội triển khai các bệ phóng tên lửa đạn đạo Prithvi di động, đến khu vực Rajasthan giáp biên giới Pakistan, như một chiến thuật gây áp lực chống lại Pakistan, để buộc nước này phải thả phi công Ấn Độ bị bắt. Ngay lập tức, phi công Varthaman được trao trả sau 60 giờ bị bắt giữ.Tên lửa Prithvi (tiếng Phạn có nghĩa là "Trái Đất"), là loại tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn đất đối đất (SRBM), do Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) của Ấn Độ phát triển. Đây cũng là loại tên lửa đầu tiên của nước này, được sản xuất theo Chương trình phát triển tên lửa có điều khiển tích hợp (IGMDP).Hiện đã có hai phiên bản tên lửa là Prithvi-I và Prithvi-II đã được biên chế cho các lực lượng vũ trang Ấn Độ; loại tên lửa thứ ba, Prithvi-III, đang được DRDO phát triển.Với tầm bắn 150 km và trọng tải 1.000 kg, tên lửa đạn đạo Prithvi-I có khả năng tấn công khoảng 1/4 lãnh thổ Pakistan, bao gồm các khu vực thủ đô Islamabad và các thành phố lớn của nước này.Tên lửa Prithvi-II có tầm bắn 250 km và trọng tải 500-750 kg, có thể tấn công ít nhất một nửa lãnh thổ Pakistan, có nghĩa là nó có thể tiêu diệt các mục tiêu quân sự quan trọng và các thành phố lớn.Theo nhà phân tích quốc phòng Ravi Gupta của Ấn Độ, khi phi công Varthaman bị phía Pakistan bắt giữ, điều Ấn Độ cần phải đảm bảo rằng, anh ta không bị tổn hại gì. Mà để đạt được điều đó gồm hai yếu tố, đó là có loại vũ khí có khả năng răn đe và ý chí chính trị.Theo Gupta, rất may là trong cuộc khủng hoảng Balakot, ý chí của chính phủ Mody rất mạnh mẽ. Mặc dù Ấn Độ đã không phải sử dụng bất kỳ tên lửa nào trong vụ khủng hoảng trên, nhưng tình hình hậu Balakot, có rất nhiều yếu tố, khiến Ấn Độ phải thay đổi lập trường của mình.Còn theo phân tích của HT, thông điệp của Ấn Độ rất mạnh mẽ và rõ ràng, nếu Pakistan có hành động gây tổn hại phi công của Ấn Độ, thì Pakistan phải trả một cái giá không thể mua được. Và điều đó đã phản ánh trong kết quả, Pakistan buộc phải thả phi công vô điều kiện.Về vũ khí: Trong vụ khủng hoảng trên, Ấn Độ không sử dụng chiến đấu cơ Su-30MKI hay tên lửa BrahMos có khả năng cao hơn nhiều, mà lại dùng tên lửa Prithvi có tính năng kém hơn. Lý do rất đơn giản, Prithvi là tên lửa “nhà trồng”, nên không thể có quốc gia nào “làm khó” được Ấn Độ.Theo chuyên gia Gupta, do tên lửa Prithvi hoàn toàn sử dụng công nghệ của Ấn Độ, nên các quốc gia khác không thể “vặn vẹo”. Nếu Ấn Độ sử dụng vũ khí nhập khẩu, các quốc gia xuất khẩu vũ khí đó sẽ “tuýt còi”; như vậy yếu tố răn đe về vũ khí sẽ bị giảm.Tên lửa Prithvi hiện chiếm phần lớn trong kho vũ khí tên lửa đạn đạo tầm ngắn của Ấn Độ và có thể được sử dụng cho các nhiệm vụ chiến thuật và chiến lược. Chúng có tính cơ động cao, khó đánh chặn và có thể được sử dụng tùy theo nhu cầu.Theo phân tích của tờ HT, khi tên lửa Prithvi được khai hỏa, nó nhất định phải bắn trúng mục tiêu và mục tiêu đó nhất định bị phá hủy, cho dù đó là một tòa nhà, hay boongke hoặc bất cứ thứ gì. Với tất cả lý do trên, tên lửa Prithvi là vũ khí được lựa chọn để gây sức ép với Pakistan, chứ không phải là loại vũ khí khác. Nguồn ảnh: Pinterest. Ấn Độ phóng thử tên lửa Prithvi và đăng tải trực tiếp trên sóng truyền hình quốc gia, như một cách đe dọa các nước láng giềng. Nguồn: IndiaTV.
Vào rạng sáng ngày 26/2/2019, Không quân Ấn Độ đã thực hiện các cuộc không kích xuyên biên giới vào khu vực Balakot của Pakistan, để phá hủy cơ sở hạ tầng của khủng bố Jaish-e-Mohammed. Chiến dịch được thực hiện để trả thù cho vụ 40 lính biên phòng Ấn Độ ở Jammu và Pulwama (thuộc khu vực Kashmir), bị phục kích giết hại vào ngày 14/2/2019.
Để trả đũa Ấn Độ, ngày 27/2/2019, Pakistan đã xuất kích máy bay chiến đấu của họ để đáp trả. Trong cuộc giao tranh ở biên giới, chiếc MiG-21 của IAF, do phi công Varthaman 37 tuổi, đã bị bắn rơi trong một cuộc không chiến; sau đó anh ta bị Quân đội Pakistan bắt giữ.
Theo Hindustan Times (HT), Giám giám cơ quan tình báo Quân đội Ấn Độ (RAW) lúc bấy giờ là Anil Dhasmana, đã thực hiện một cuộc điện thoại hiếm hoi với người đồng cấp của mình, Trung tướng Syed Asim Munir Ahmed Shah của Cơ quan Tình báo Pakistan (ISI), yêu cầu thả Varthaman ngay lập tức. Ảnh: Anil Dhasmana (phải) và người đồng cấp Pakistan Ahmed Shah.
Trong cuộc điện đàm, Dhasmana rõ ràng đã đe dọa Giám đốc tình báo Pakistan rằng, Ấn Độ sẽ không ngần ngại sử dụng kho vũ khí tầm xa của mình, nếu phi công Ấn Độ bị tổn hại, HT tường thuật.
Nói là làm, New Delhi đã ra lệnh cho quân đội triển khai các bệ phóng tên lửa đạn đạo Prithvi di động, đến khu vực Rajasthan giáp biên giới Pakistan, như một chiến thuật gây áp lực chống lại Pakistan, để buộc nước này phải thả phi công Ấn Độ bị bắt. Ngay lập tức, phi công Varthaman được trao trả sau 60 giờ bị bắt giữ.
Tên lửa Prithvi (tiếng Phạn có nghĩa là "Trái Đất"), là loại tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn đất đối đất (SRBM), do Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) của Ấn Độ phát triển. Đây cũng là loại tên lửa đầu tiên của nước này, được sản xuất theo Chương trình phát triển tên lửa có điều khiển tích hợp (IGMDP).
Hiện đã có hai phiên bản tên lửa là Prithvi-I và Prithvi-II đã được biên chế cho các lực lượng vũ trang Ấn Độ; loại tên lửa thứ ba, Prithvi-III, đang được DRDO phát triển.
Với tầm bắn 150 km và trọng tải 1.000 kg, tên lửa đạn đạo Prithvi-I có khả năng tấn công khoảng 1/4 lãnh thổ Pakistan, bao gồm các khu vực thủ đô Islamabad và các thành phố lớn của nước này.
Tên lửa Prithvi-II có tầm bắn 250 km và trọng tải 500-750 kg, có thể tấn công ít nhất một nửa lãnh thổ Pakistan, có nghĩa là nó có thể tiêu diệt các mục tiêu quân sự quan trọng và các thành phố lớn.
Theo nhà phân tích quốc phòng Ravi Gupta của Ấn Độ, khi phi công Varthaman bị phía Pakistan bắt giữ, điều Ấn Độ cần phải đảm bảo rằng, anh ta không bị tổn hại gì. Mà để đạt được điều đó gồm hai yếu tố, đó là có loại vũ khí có khả năng răn đe và ý chí chính trị.
Theo Gupta, rất may là trong cuộc khủng hoảng Balakot, ý chí của chính phủ Mody rất mạnh mẽ. Mặc dù Ấn Độ đã không phải sử dụng bất kỳ tên lửa nào trong vụ khủng hoảng trên, nhưng tình hình hậu Balakot, có rất nhiều yếu tố, khiến Ấn Độ phải thay đổi lập trường của mình.
Còn theo phân tích của HT, thông điệp của Ấn Độ rất mạnh mẽ và rõ ràng, nếu Pakistan có hành động gây tổn hại phi công của Ấn Độ, thì Pakistan phải trả một cái giá không thể mua được. Và điều đó đã phản ánh trong kết quả, Pakistan buộc phải thả phi công vô điều kiện.
Về vũ khí: Trong vụ khủng hoảng trên, Ấn Độ không sử dụng chiến đấu cơ Su-30MKI hay tên lửa BrahMos có khả năng cao hơn nhiều, mà lại dùng tên lửa Prithvi có tính năng kém hơn. Lý do rất đơn giản, Prithvi là tên lửa “nhà trồng”, nên không thể có quốc gia nào “làm khó” được Ấn Độ.
Theo chuyên gia Gupta, do tên lửa Prithvi hoàn toàn sử dụng công nghệ của Ấn Độ, nên các quốc gia khác không thể “vặn vẹo”. Nếu Ấn Độ sử dụng vũ khí nhập khẩu, các quốc gia xuất khẩu vũ khí đó sẽ “tuýt còi”; như vậy yếu tố răn đe về vũ khí sẽ bị giảm.
Tên lửa Prithvi hiện chiếm phần lớn trong kho vũ khí tên lửa đạn đạo tầm ngắn của Ấn Độ và có thể được sử dụng cho các nhiệm vụ chiến thuật và chiến lược. Chúng có tính cơ động cao, khó đánh chặn và có thể được sử dụng tùy theo nhu cầu.
Theo phân tích của tờ HT, khi tên lửa Prithvi được khai hỏa, nó nhất định phải bắn trúng mục tiêu và mục tiêu đó nhất định bị phá hủy, cho dù đó là một tòa nhà, hay boongke hoặc bất cứ thứ gì. Với tất cả lý do trên, tên lửa Prithvi là vũ khí được lựa chọn để gây sức ép với Pakistan, chứ không phải là loại vũ khí khác. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ấn Độ phóng thử tên lửa Prithvi và đăng tải trực tiếp trên sóng truyền hình quốc gia, như một cách đe dọa các nước láng giềng. Nguồn: IndiaTV.