Xuất hiện lần đầu tiên tại lẽ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng năm 2015 ở Moscow, xe chiến đấu bộ binh T-15 Armata đã được quân đội Nga xác nhận sẽ trở thành loại phương tiện thay thế cho các loại xe chiến đấu bộ binh BMP-2 và MT-LB hiện đang phục vụ trong biên chế nước này. Nguồn ảnh: Armyrec.Phương tiện chiến đấu bộ binh hạng nặng này có trọng lượng lên tới 48 tấn - nghĩa là nặng bằng các loại xe tăng chủ lực chiến trường đời cũ trước đây và có phần khung thân được phát triển dựa trên thân của xe tăng T-14 Armata. Nguồn ảnh: Armyrec.Khác với T-14 Armata, hệ thống động cơ của xe chiến đấu bộ binh T-15 được đặt ở phía trước thay vì ở phía sau. Đây là yếu tố mang tính quyết định vì với khả năng chở quân, T-15 sẽ cần có "cửa hậu" mở được từ phía sau để binh lính ra vào một cách an toàn. Nguồn ảnh: Vitaly.Động cơ đặt ở phía trước cũng cho phép kíp chiến đấu của T-15 gia tăng khả năng sống sót khi bị tấn công "vỗ mặt". Khi này, các loại đạn chống tăng của đối phương dù xuyên qua được phần giáp trước cũng vẫn sẽ cần phải xuyên tiếp qua động cơ thì mới có thể ảnh hưởng tới kíp chiến đấu. Nguồn ảnh: Vitaly.Xe chiến đấu bộ binh T-15 có khả năng chở theo tối đa 12 người trong đó bao gồm kíp chiến đấu 3 người và 9 lính với đầy đủ trang thiết bị vũ khí. Xung quanh xe là các loại hệ thống cảm biến, camera quan sát giúp kíp chiến đấu có được cái nhìn toàn cảnh về những gì đang diễn ra bên ngoài xe thiết giáp. Nguồn ảnh: Vitaly.Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng vì T-15 là một loại xe chiến đấu bộ binh nên nó sẽ thường tác chiến bên cạnh bộ binh và trở thành vật che chắn cho bộ binh tiến công. Khi xoay sở trên chiến trường, tầm nhìn của kíp chiến đấu T-15 phải cực kỳ tốt để tránh cán phải chính binh lính của mình. Nguồn ảnh: Armyrec.Giống với nhiều loại xe tăng hiện đại ngày nay, T-15 Armata cũng được trang bị hệ thống giáp phản ứng nổ hiện đại thay vì... giáp lồng cồng kềnh kiểu cũ trước đâu. Hệ thống giáp phản ứng nổ của T-15 khi được trang bị tối đa sẽ có thể bao phủ gần như hoàn toàn bề mặt xe tăng. Nguồn ảnh: Rumil.Loại giáp được T-15 sử dụng là Malakhit, hệ thống giáp nổ đời mới này được Nga khẳng định có khả năng chống lại cả các loại tên lửa chống tăng hiện đại nhất hiện nay bao gồm Javelin của Mỹ và Moyenne của Pháp hoặc thậm chí là đạn xe tăng 120mm. Nguồn ảnh: Rumil.Nếu thực sự hệ thống giáp phản ứng nổ của T-15 giúp nó sống sót được trước các loại đạn pháo 120mm thì không một loại xe tăng nào của NATO có thể tiêu diệt được T-15 từ phát bắn đầu tiên vì 120mm là cỡ nòng xe tăng lớn nhất mà NATO hiện đang sử dụng. Nguồn ảnh: Rumil.Mặc dù được trang bị hộp số tự động nhưng khả năng cơ động của xe chiến đấu bộ binh hạng nặng T-15 vẫn là một ẩn số. Động cơ 1500 sức ngựa của nó được cho là chỉ cung cấp sức kéo tương đương như trên các loại xe tăng, xe thiết giáp đời cũ trước đây chứ không có gì nổi bật. Nguồn ảnh: Rumil. Mời độc giả xem Video: Xe chiến đấu bộ binh hạng nặng T-15 Armata.
Xuất hiện lần đầu tiên tại lẽ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng năm 2015 ở Moscow, xe chiến đấu bộ binh T-15 Armata đã được quân đội Nga xác nhận sẽ trở thành loại phương tiện thay thế cho các loại xe chiến đấu bộ binh BMP-2 và MT-LB hiện đang phục vụ trong biên chế nước này. Nguồn ảnh: Armyrec.
Phương tiện chiến đấu bộ binh hạng nặng này có trọng lượng lên tới 48 tấn - nghĩa là nặng bằng các loại xe tăng chủ lực chiến trường đời cũ trước đây và có phần khung thân được phát triển dựa trên thân của xe tăng T-14 Armata. Nguồn ảnh: Armyrec.
Khác với T-14 Armata, hệ thống động cơ của xe chiến đấu bộ binh T-15 được đặt ở phía trước thay vì ở phía sau. Đây là yếu tố mang tính quyết định vì với khả năng chở quân, T-15 sẽ cần có "cửa hậu" mở được từ phía sau để binh lính ra vào một cách an toàn. Nguồn ảnh: Vitaly.
Động cơ đặt ở phía trước cũng cho phép kíp chiến đấu của T-15 gia tăng khả năng sống sót khi bị tấn công "vỗ mặt". Khi này, các loại đạn chống tăng của đối phương dù xuyên qua được phần giáp trước cũng vẫn sẽ cần phải xuyên tiếp qua động cơ thì mới có thể ảnh hưởng tới kíp chiến đấu. Nguồn ảnh: Vitaly.
Xe chiến đấu bộ binh T-15 có khả năng chở theo tối đa 12 người trong đó bao gồm kíp chiến đấu 3 người và 9 lính với đầy đủ trang thiết bị vũ khí. Xung quanh xe là các loại hệ thống cảm biến, camera quan sát giúp kíp chiến đấu có được cái nhìn toàn cảnh về những gì đang diễn ra bên ngoài xe thiết giáp. Nguồn ảnh: Vitaly.
Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng vì T-15 là một loại xe chiến đấu bộ binh nên nó sẽ thường tác chiến bên cạnh bộ binh và trở thành vật che chắn cho bộ binh tiến công. Khi xoay sở trên chiến trường, tầm nhìn của kíp chiến đấu T-15 phải cực kỳ tốt để tránh cán phải chính binh lính của mình. Nguồn ảnh: Armyrec.
Giống với nhiều loại xe tăng hiện đại ngày nay, T-15 Armata cũng được trang bị hệ thống giáp phản ứng nổ hiện đại thay vì... giáp lồng cồng kềnh kiểu cũ trước đâu. Hệ thống giáp phản ứng nổ của T-15 khi được trang bị tối đa sẽ có thể bao phủ gần như hoàn toàn bề mặt xe tăng. Nguồn ảnh: Rumil.
Loại giáp được T-15 sử dụng là Malakhit, hệ thống giáp nổ đời mới này được Nga khẳng định có khả năng chống lại cả các loại tên lửa chống tăng hiện đại nhất hiện nay bao gồm Javelin của Mỹ và Moyenne của Pháp hoặc thậm chí là đạn xe tăng 120mm. Nguồn ảnh: Rumil.
Nếu thực sự hệ thống giáp phản ứng nổ của T-15 giúp nó sống sót được trước các loại đạn pháo 120mm thì không một loại xe tăng nào của NATO có thể tiêu diệt được T-15 từ phát bắn đầu tiên vì 120mm là cỡ nòng xe tăng lớn nhất mà NATO hiện đang sử dụng. Nguồn ảnh: Rumil.
Mặc dù được trang bị hộp số tự động nhưng khả năng cơ động của xe chiến đấu bộ binh hạng nặng T-15 vẫn là một ẩn số. Động cơ 1500 sức ngựa của nó được cho là chỉ cung cấp sức kéo tương đương như trên các loại xe tăng, xe thiết giáp đời cũ trước đây chứ không có gì nổi bật. Nguồn ảnh: Rumil.
Mời độc giả xem Video: Xe chiến đấu bộ binh hạng nặng T-15 Armata.