Trực thăng Apache phóng tên lửa JAGM.
Cụ thể, JAGM mang đầu đạn tự dẫn đa chế độ có khả năng phát hiện và nhận diện mục tiêu nhờ các thuật toán thiết lập sẵn. JAGM có thể lắp đầu đạn xuyên phá (độ xuyên giáp lên tới 1200 mm) hoặc đầu đạn nổ phá mảnh. Đặc biệt, JAGM được trang bị đầu đạn tự dẫn kết hợp 3 chế độ.
Bộ phận quan trọng nhất của JAGM là đầu đạn tự dẫn đa chế độ công nghệ cao với hệ thống dẫn đường laser, radar và hồng ngoại. JAGM tương thích với tất cả các loại ống phóng trên các máy bay hiện đại của Mỹ. Hai cuộc phóng thử đầu tiên JAGM được tiến hành vào tháng 4/2010.
Trong các cuộc thử nghiệm đó, với cả 3 hệ thống dẫn đường tên lửa đã hoạt động đồng thời một cách hiệu quả và bảo đảm truyền tải ổn định dữ liệu viễn trắc về trạm chỉ huy điều khiển.
Đầu đạn tự dẫn tổng hợp là một bước phát triển hoàn toàn mới. Nó là sự kết hợp giữa đầu đạn tự dẫn hồng ngoại thụ động, laser bán chủ động (để tiêu diệt các mục tiêu riêng lẻ với tác dụng phụ tối thiểu) và radar chủ động (sử dụng trong điều kiện thời tiết xấu và nhiều khói bụi trên chiến trường).
Ngoài các phương án trên, người ta còn nghiên cứu khả năng trang bị cho đầu đạn của JAGM hệ thống dẫn đường bằng thông tin cung cấp từ các nguồn khác. JAGM sẽ được trang bị trên các máy bay phản lực, trực thăng và UAV các loại đang được Mỹ sử dụng, có thể cải tiến để trang bị cho Lục quân, Không quân và Hải quân cũng như Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ.
Đặc biệt, nó sẽ được trang bị cho trực thăng tấn công AH-64 Apache và AH-1 Cobra, trực thăng đa năng UH-60 Black Hawk, tiêm kích cơ chiến thuật thế hệ 5 F-35 và các máy bay trinh sát. Ngoài ra, JAGM còn được trang bị cho các tiêm kích cơ F/A-18A/E và UAV Predator.
Thông tin được nhà sản xuất Lockheed Martin tiết lộ, JAGM có chiều dài 175cm, khối lượng 47 kg và tầm bắn 16km. Nhưng nếu được phóng ra từ máy bay ở độ cao lớn, tầm bắn của JAGM có thể đạt 28 km. Đây chính là những nguyên nhân khiến Hellfire bị thay thế dù nó vẫn là cơn ác mộng với những mục tiêu bị ngắm bắn.
Trực thăng Apache phóng tên lửa JAGM.
Cụ thể, JAGM mang đầu đạn tự dẫn đa chế độ có khả năng phát hiện và nhận diện mục tiêu nhờ các thuật toán thiết lập sẵn. JAGM có thể lắp đầu đạn xuyên phá (độ xuyên giáp lên tới 1200 mm) hoặc đầu đạn nổ phá mảnh. Đặc biệt, JAGM được trang bị đầu đạn tự dẫn kết hợp 3 chế độ.
Bộ phận quan trọng nhất của JAGM là đầu đạn tự dẫn đa chế độ công nghệ cao với hệ thống dẫn đường laser, radar và hồng ngoại. JAGM tương thích với tất cả các loại ống phóng trên các máy bay hiện đại của Mỹ. Hai cuộc phóng thử đầu tiên JAGM được tiến hành vào tháng 4/2010.
Trong các cuộc thử nghiệm đó, với cả 3 hệ thống dẫn đường tên lửa đã hoạt động đồng thời một cách hiệu quả và bảo đảm truyền tải ổn định dữ liệu viễn trắc về trạm chỉ huy điều khiển.
Đầu đạn tự dẫn tổng hợp là một bước phát triển hoàn toàn mới. Nó là sự kết hợp giữa đầu đạn tự dẫn hồng ngoại thụ động, laser bán chủ động (để tiêu diệt các mục tiêu riêng lẻ với tác dụng phụ tối thiểu) và radar chủ động (sử dụng trong điều kiện thời tiết xấu và nhiều khói bụi trên chiến trường).
Ngoài các phương án trên, người ta còn nghiên cứu khả năng trang bị cho đầu đạn của JAGM hệ thống dẫn đường bằng thông tin cung cấp từ các nguồn khác. JAGM sẽ được trang bị trên các máy bay phản lực, trực thăng và UAV các loại đang được Mỹ sử dụng, có thể cải tiến để trang bị cho Lục quân, Không quân và Hải quân cũng như Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ.
Đặc biệt, nó sẽ được trang bị cho trực thăng tấn công AH-64 Apache và AH-1 Cobra, trực thăng đa năng UH-60 Black Hawk, tiêm kích cơ chiến thuật thế hệ 5 F-35 và các máy bay trinh sát. Ngoài ra, JAGM còn được trang bị cho các tiêm kích cơ F/A-18A/E và UAV Predator.
Thông tin được nhà sản xuất Lockheed Martin tiết lộ, JAGM có chiều dài 175cm, khối lượng 47 kg và tầm bắn 16km. Nhưng nếu được phóng ra từ máy bay ở độ cao lớn, tầm bắn của JAGM có thể đạt 28 km. Đây chính là những nguyên nhân khiến Hellfire bị thay thế dù nó vẫn là cơn ác mộng với những mục tiêu bị ngắm bắn.