Theo tờ The Guardian của Anh đưa tin, Hải quân Anh và Australia đang thảo luận về kế hoạch đưa tàu sân bay HMS Queen Elizabeth tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương, như một phần nỗ lực của London trong việc duy trì an ninh, tự do hàng hải trong khu vực giữa bối cảnh hiện tại. Nguồn ảnh: islandecho.co.uk.Trong chuyến thăm Anh diễn ra trong tuần qua, Bộ trưởng Quốc phòng Marise Payne và Ngoại trưởng Australia Julie Bishop đã thảo luận với Bộ trưởng Quốc phòng nước chủ nhà Gavin Williamson về các chiến dịch hải quân chung ở khu vực Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: The Aviation.Bộ trưởng Quốc phòng Anh Williamson nhấn mạnh: "Chúng tôi đã bắt đầu chứng kiến bước thay đổi trong quan hệ của chúng ta. Lần đầu tiên kể từ năm 2013, Anh đã triển khai các tàu đến khu vực Thái Bình Dương...Chúng tôi rất hy vọng và sẽ hợp tác với nhau để triển khai tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đến Thái Bình Dương, đồng thời hy vọng tàu của Anh sẽ sát cánh với các tàu của Australia.” Nguồn ảnh: Forces.Net.Bắt đầu được đóng mới từ năm 2008, với chi phí lên tới 3,1 tỷ Bảng Anh tương đương với khoảng 4,5 tỷ USD, HMS Queen Elizabeth là tàu sân bay mới nhất và là tàu chiến lớn nhất trong lịch sử Hải quân Hoàng gia Anh. Việc London triển khai tàu sân bay này tới Thái Bình Dương hay Biển Đông trong tương lai cho thấy được sự quan tâm của Anh đối với tình hình an ninh hàng hải trong khu vực. Nguồn ảnh: USNI NewsĐiểm đặc biệt giữa HMS Queen Elizabeth so với các tàu sân bay khác là nó sử dụng tới hai “đảo chỉ huy” thay vì một và một trong số đó dành riêng cho nhiệm vụ kiểm soát các hoạt động bay trên boong tàu. Nguồn ảnh: Wikimedia.Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth được các chuyên gia quân sự đánh giá là phương tiện chủ đạo, giữ vai trò cực kỳ quan trọng cho việc khôi phục vị thế của Hải quân Hoàng gia Anh trên các đại dương trong những năm đầu thế kỷ 21. Và rất có thể hành trình đến Thái Bình Dương sẽ là nhiệm vụ đầu tiên của tàu sân bay này. Nguồn ảnh: USNI News.HMS Queen Elizabeth có khả năng mang theo khoảng 40 máy bay chiến đấu các loại, tối đa khoảng 50 máy bay và có thể mở rộng lên tới 70 chiếc. Dự kiến trong tương lai, những chiếc F-35B đầu tiên của Hải quân Hoàng gia Anh sẽ nằm trong biên chế của chiếc tàu sân bay này. Nguồn ảnh: The Royal Navy.Về thiết kế cơ bản HMS Queen Elizabeth có chiều dài tổng thể 284 mét, với lượng giãn nước tối đa 65.000 tấn, dù không được trang bị động cơ hạt nhân tàu sân bay này vẫn có thể di chuyển với vận tốc tối đa 29 hải lý/giờ với tầm hoạt động lên đến 19.000km và có thể mang theo thủy thủ đoàn 1.600 người. Nguồn ảnh: The Drive.Theo đánh giá của giới quan sát, “trái tim” của HMS Queen Elizabeth sẽ các phi đội F-35B mà nó được trang bị khi đây là dòng chiến đấu cơ tàng hình đầu tiên của Hải quân Anh và F-35B sẽ mang lại lợi thế tác chiến rất lớn cho tàu sân bay này so với các dòng tiêm kích trên hạm thông thường của Nga hay Trung Quốc. Nguồn ảnh: Wikimedia.Việc Anh tái cam kết hiện diện quân sự ở châu Á – Thái Bình Dương mà đặc biệt là tại Biển Đông ít nhiều thể hiện quan điểm của London trong việc duy trì tự do an ninh hàng hải trong vùng biển này mà nước này có một phần lợi ích. Mặt khác sự nổi lên của Trung Quốc cũng buộc Anh phải có những hành động cần thiết để bảo vệ các quốc gia đồng minh ở Thái Bình Dương mà rõ nhất là Australia. Nguồn ảnh: Pipex px.Mặc dù hoạt động của HMS Queen Elizabeth tại Thái Bình Dương gần như chỉ mang tính hình thức khi nó còn chưa hoàn tất quá trình thử nghiệm trên biển, thậm chí còn không được trang bị chiến đấu cơ. Nhưng “chuyến đi” này ít nhiều sẽ giúp thủy thủ đoàn của tàu sân bay Anh “học hỏi” được nhiều thứ đối với việc vận hành một cỗ máy chiến tranh như HMS Queen Elizabeth. Nguồn ảnh: Defence Journal.Hải quân Anh vẫn chưa công bố rõ thời gian HMS Queen Elizabeth sẽ tới Thái Bình Dương nhưng với điều kiện của tàu sân bay này hiện tại “lịch trình” trên sẽ diễn ra trong đầu năm hoặc giữa năm 2019. Nguồn ảnh: Defence Journal.Mời độc giả xem video: Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Hải quân Anh lần đầu xuất bến. (nguồn Wonkabar007)
Theo tờ The Guardian của Anh đưa tin, Hải quân Anh và Australia đang thảo luận về kế hoạch đưa tàu sân bay HMS Queen Elizabeth tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương, như một phần nỗ lực của London trong việc duy trì an ninh, tự do hàng hải trong khu vực giữa bối cảnh hiện tại. Nguồn ảnh: islandecho.co.uk.
Trong chuyến thăm Anh diễn ra trong tuần qua, Bộ trưởng Quốc phòng Marise Payne và Ngoại trưởng Australia Julie Bishop đã thảo luận với Bộ trưởng Quốc phòng nước chủ nhà Gavin Williamson về các chiến dịch hải quân chung ở khu vực Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: The Aviation.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Williamson nhấn mạnh: "Chúng tôi đã bắt đầu chứng kiến bước thay đổi trong quan hệ của chúng ta. Lần đầu tiên kể từ năm 2013, Anh đã triển khai các tàu đến khu vực Thái Bình Dương...Chúng tôi rất hy vọng và sẽ hợp tác với nhau để triển khai tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đến Thái Bình Dương, đồng thời hy vọng tàu của Anh sẽ sát cánh với các tàu của Australia.” Nguồn ảnh: Forces.Net.
Bắt đầu được đóng mới từ năm 2008, với chi phí lên tới 3,1 tỷ Bảng Anh tương đương với khoảng 4,5 tỷ USD, HMS Queen Elizabeth là tàu sân bay mới nhất và là tàu chiến lớn nhất trong lịch sử Hải quân Hoàng gia Anh. Việc London triển khai tàu sân bay này tới Thái Bình Dương hay Biển Đông trong tương lai cho thấy được sự quan tâm của Anh đối với tình hình an ninh hàng hải trong khu vực. Nguồn ảnh: USNI News
Điểm đặc biệt giữa HMS Queen Elizabeth so với các tàu sân bay khác là nó sử dụng tới hai “đảo chỉ huy” thay vì một và một trong số đó dành riêng cho nhiệm vụ kiểm soát các hoạt động bay trên boong tàu. Nguồn ảnh: Wikimedia.
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth được các chuyên gia quân sự đánh giá là phương tiện chủ đạo, giữ vai trò cực kỳ quan trọng cho việc khôi phục vị thế của Hải quân Hoàng gia Anh trên các đại dương trong những năm đầu thế kỷ 21. Và rất có thể hành trình đến Thái Bình Dương sẽ là nhiệm vụ đầu tiên của tàu sân bay này. Nguồn ảnh: USNI News.
HMS Queen Elizabeth có khả năng mang theo khoảng 40 máy bay chiến đấu các loại, tối đa khoảng 50 máy bay và có thể mở rộng lên tới 70 chiếc. Dự kiến trong tương lai, những chiếc F-35B đầu tiên của Hải quân Hoàng gia Anh sẽ nằm trong biên chế của chiếc tàu sân bay này. Nguồn ảnh: The Royal Navy.
Về thiết kế cơ bản HMS Queen Elizabeth có chiều dài tổng thể 284 mét, với lượng giãn nước tối đa 65.000 tấn, dù không được trang bị động cơ hạt nhân tàu sân bay này vẫn có thể di chuyển với vận tốc tối đa 29 hải lý/giờ với tầm hoạt động lên đến 19.000km và có thể mang theo thủy thủ đoàn 1.600 người. Nguồn ảnh: The Drive.
Theo đánh giá của giới quan sát, “trái tim” của HMS Queen Elizabeth sẽ các phi đội F-35B mà nó được trang bị khi đây là dòng chiến đấu cơ tàng hình đầu tiên của Hải quân Anh và F-35B sẽ mang lại lợi thế tác chiến rất lớn cho tàu sân bay này so với các dòng tiêm kích trên hạm thông thường của Nga hay Trung Quốc. Nguồn ảnh: Wikimedia.
Việc Anh tái cam kết hiện diện quân sự ở châu Á – Thái Bình Dương mà đặc biệt là tại Biển Đông ít nhiều thể hiện quan điểm của London trong việc duy trì tự do an ninh hàng hải trong vùng biển này mà nước này có một phần lợi ích. Mặt khác sự nổi lên của Trung Quốc cũng buộc Anh phải có những hành động cần thiết để bảo vệ các quốc gia đồng minh ở Thái Bình Dương mà rõ nhất là Australia. Nguồn ảnh: Pipex px.
Mặc dù hoạt động của HMS Queen Elizabeth tại Thái Bình Dương gần như chỉ mang tính hình thức khi nó còn chưa hoàn tất quá trình thử nghiệm trên biển, thậm chí còn không được trang bị chiến đấu cơ. Nhưng “chuyến đi” này ít nhiều sẽ giúp thủy thủ đoàn của tàu sân bay Anh “học hỏi” được nhiều thứ đối với việc vận hành một cỗ máy chiến tranh như HMS Queen Elizabeth. Nguồn ảnh: Defence Journal.
Hải quân Anh vẫn chưa công bố rõ thời gian HMS Queen Elizabeth sẽ tới Thái Bình Dương nhưng với điều kiện của tàu sân bay này hiện tại “lịch trình” trên sẽ diễn ra trong đầu năm hoặc giữa năm 2019. Nguồn ảnh: Defence Journal.
Mời độc giả xem video: Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Hải quân Anh lần đầu xuất bến. (nguồn Wonkabar007)