Dù lưỡng viện Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật viện trợ 61 tỷ USD cho Ukraine, nhưng điều này vẫn chưa thỏa mãn mong muốn của lãnh đạo Kiev. Tổng thống Zelensky tiếp tục kêu gọi các nước phương Tây cung cấp cho Ukraine thêm càng nhiều vũ khí càng tốt, để nhanh chóng trang bị cho các đơn vị mới của họ sắp ra chiến trường.Tổng thống Zelensky đã phát biểu tại Hội nghị Ramstein rằng, Ukraine đang thành lập một số lữ đoàn mới, và họ rất cần vũ khí lúc này; khi Ukraine có những đơn vị chiến đấu tốt nhất, nhưng họ không thể đánh bại Nga, nếu không có vũ khí hiện đại.Ngoài ra, Tổng thống Ukraine cũng kêu gọi các nước phương Tây mua càng nhiều sản phẩm quân sự từ các công ty Ukraine càng tốt và sau đó cung cấp “ngược lại” những sản phẩm này cho Lực lượng Vũ trang Ukraine.Nói một cách thẳng thắn theo quan điểm của Kiev đó là, "Hãy dùng tiền của bạn để mua vũ khí của chúng tôi, sau đó viện trợ miễn phí cho chúng tôi số vũ khí bạn đã mua". Nhưng với quan điểm thực dụng, liệu phương Tây có dễ bị Ukraine lợi dụng? Trong những ngày qua, một số lượng lớn xe quân sự chở vũ khí của Mỹ đã đến Ba Lan từ nhiều kho khác nhau ở châu Âu. Hiện nay có thể coi Ba Lan là trung tâm chuyển viện trợ của phương Tây cho Ukraine. Để ngăn chặn việc vận chuyển số vũ khí này, Nga đã tăng cường tấn công vào mạng lưới giao thông ở Ukraine.Theo trang Avia.pro của Nga, khoảng 6h30 ngày 25/4, Quân đội Nga bất ngờ tiến hành hàng loạt cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng đường sắt ở Smela, vùng Cherkasy, miền trung Ukraine. Vụ tấn công khiến ngọn lửa cháy rực trời cả một khu vực.Các nhà chức trách ở đó cho biết, lực lượng phòng không Ukraine đã bắn hạ nhiều tên lửa Nga, nhưng các “mảnh vỡ tên lửa rơi xuống” đã làm hư hại các cơ sở hạ tầng dưới mặt đất. Được biết, tuyến đường sắt khi đó đang vận chuyển quân tiếp viện của Quân đội Ukraine ra tiền tuyến. Cùng lúc đó, một đoạn video bắt đầu lan truyền trên mạng xã hội vào ngày 25/4 cho thấy, một tên lửa của Nga đã bắn trúng đoàn tàu quân sự tốc độ cao của Ukraine. Theo xác minh của truyền thông Nga, đoạn video được quay tại làng Sinelnikovo, vùng Dnepropetrovsk.Vào thời điểm đó, một đoàn tàu của Quân đội Ukraine đang di chuyển với tốc độ cao trên đường ray qua ngôi làng, thì bất ngờ bị tấn công bằng tên lửa chính xác của Nga. Một đoạn toa xe và đầu máy bị phá hủy hoàn toàn, cùng với một lượng lớn binh lính và vũ khí trên đó.Dnipropetrovsk là một trung tâm đường sắt quan trọng ở Ukraine. Các tuyến đường đến miền tây Ukraine, khu vực Kiev, chiến trường Donbass, Odessa, Nikolaev và Kherson đều đi qua đây.Ở Dnipropetrovsk còn có các nhà máy sửa chữa vũ khí và các công ty sản xuất vũ khí mới cũng tập trung ở khu vực này. Việc tấn công các tuyến đường sắt ở đây, có thể chặn hoặc làm gián đoạn hoạt động hậu cần của Quân đội Ukraine.Ngoài ra, quân đội Nga cũng tăng cường tấn công vào các trung tâm hậu cần và kho chứa vũ khí của phương Tây ở Ukraine. Từ tháng 3 đến nay, Quân đội Nga đã thực hiện gần 200 cuộc tấn công vào các cơ sở năng lượng và tổ hợp công nghiệp quốc phòng của Ukraine.Quân đội Nga cũng thực hiện hai cuộc tấn công quy mô lớn sử dụng vũ khí chính xác và UAV tự sát Geran-2, làm một số kho vũ khí viện trợ từ phương Tây cho Ukraine bị phá hủy. Trong bối cảnh đó, phương Tây cho rằng, việc vận chuyển vũ khí qua lãnh thổ Ukraine đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng mà Ukraine phải đối mặt.Tuy nhiên hai chuyên gia Nga là Ivan Lizan và Alexei Ampirogov đều cho rằng, mặc dù Nga đã tăng cường tấn công vào các kho hàng của Ukraine bảo đảm cho chiến trường, nhưng ngay cả khi Nga phá hủy toàn bộ cây cầu trên sông Dnieper, cũng sẽ không dẫn đến tình trạng thiếu nhiên liệu và vũ khí cho Quân đội Ukraine, chứ đừng nói đến việc sụp đổ.Lý do là Ukraine đã thiết lập một mạng lưới hậu cần rộng lớn, bao gồm nhiều chân hàng nhỏ khác nhau trên toàn bộ lãnh thổ của mình từ năm 2014 và nhiều cơ sở hậu cần có chức năng lưỡng dụng. Ngày hôm qua, nó có thể là một cơ sở dân sự và Nga không tấn công nó; nhưng ngày nay, nó đã trở thành cơ sở quân sự, thì sẽ bị tấn công. Ngoài ra, Ukraine còn có mạng lưới giao thông đường bộ và đường sắt rất phát triển. Điều quan trọng là lãnh thổ Ukraine quá rộng lớn, nếu không thì Quân đội Nga đã có thể phá hủy toàn bộ mạng lưới giao thông và kho hàng của Ukraine từ lâu.Nhưng nếu Quân đội Nga chỉ dùng tên lửa có độ chính xác cao, thì họ khó có thể phá hủy được các tuyến bảo đảm hậu cần của Quân đội Ukraine. Do đây là một nhiệm vụ phức tạp vì Ukraine có quá nhiều cơ sở, trong khi giá tên lửa chính xác quá cao và số lượng tên lửa chắc chắn không thể có nhiều. Tuy nhiên Nga gần đây đã có rất nhiều vũ khí giá rẻ để phá hủy các mạng lưới vận chuyển và kho hàng của Ukraine. Đầu tiên, là khả năng trinh sát tình báo của Quân đội Nga được cải thiện rõ rệt, thông qua việc liên tiếp phóng các vệ tinh trinh sát có độ phân giải cao cũng như lực lượng tình báo mặt đất hoạt động hiệu quả hơn. Thứ hai là ngoài việc tập trung sản xuất các loại tên lửa tấn công mục tiêu theo thời gian thực như tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M, thì Nga cũng tăng cường sản xuất với số lượng lớn UAV tự sát tầm xa Geran-2, đồng thời tích cực hiện đại hóa loại UAV này, biến nó thành loại tên lửa hành trình không chỉ có đầu đạn lớn hơn mà tốc độ tăng lên, độ chính xác cao hơn.Những vũ khí tấn công có mức chính xác cao theo thời gian thực và UAV giá rẻ có độ chính xác cao của như vậy đã mang lại cho Nga ưu thế tấn công tầm xa, để phá hủy mạng cung cấp hậu cần của Quân đội Ukraine; khiến cho quân Ukraine chiến đấu ở mặt trận ngày càng khó khăn. (Nguồn ảnh: Avia.pro, Alamy, Sina, Topwar, Ukrinform).
Dù lưỡng viện Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật viện trợ 61 tỷ USD cho Ukraine, nhưng điều này vẫn chưa thỏa mãn mong muốn của lãnh đạo Kiev. Tổng thống Zelensky tiếp tục kêu gọi các nước phương Tây cung cấp cho Ukraine thêm càng nhiều vũ khí càng tốt, để nhanh chóng trang bị cho các đơn vị mới của họ sắp ra chiến trường.
Tổng thống Zelensky đã phát biểu tại Hội nghị Ramstein rằng, Ukraine đang thành lập một số lữ đoàn mới, và họ rất cần vũ khí lúc này; khi Ukraine có những đơn vị chiến đấu tốt nhất, nhưng họ không thể đánh bại Nga, nếu không có vũ khí hiện đại.
Ngoài ra, Tổng thống Ukraine cũng kêu gọi các nước phương Tây mua càng nhiều sản phẩm quân sự từ các công ty Ukraine càng tốt và sau đó cung cấp “ngược lại” những sản phẩm này cho Lực lượng Vũ trang Ukraine.
Nói một cách thẳng thắn theo quan điểm của Kiev đó là, "Hãy dùng tiền của bạn để mua vũ khí của chúng tôi, sau đó viện trợ miễn phí cho chúng tôi số vũ khí bạn đã mua". Nhưng với quan điểm thực dụng, liệu phương Tây có dễ bị Ukraine lợi dụng?
Trong những ngày qua, một số lượng lớn xe quân sự chở vũ khí của Mỹ đã đến Ba Lan từ nhiều kho khác nhau ở châu Âu. Hiện nay có thể coi Ba Lan là trung tâm chuyển viện trợ của phương Tây cho Ukraine. Để ngăn chặn việc vận chuyển số vũ khí này, Nga đã tăng cường tấn công vào mạng lưới giao thông ở Ukraine.
Theo trang Avia.pro của Nga, khoảng 6h30 ngày 25/4, Quân đội Nga bất ngờ tiến hành hàng loạt cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng đường sắt ở Smela, vùng Cherkasy, miền trung Ukraine. Vụ tấn công khiến ngọn lửa cháy rực trời cả một khu vực.
Các nhà chức trách ở đó cho biết, lực lượng phòng không Ukraine đã bắn hạ nhiều tên lửa Nga, nhưng các “mảnh vỡ tên lửa rơi xuống” đã làm hư hại các cơ sở hạ tầng dưới mặt đất. Được biết, tuyến đường sắt khi đó đang vận chuyển quân tiếp viện của Quân đội Ukraine ra tiền tuyến.
Cùng lúc đó, một đoạn video bắt đầu lan truyền trên mạng xã hội vào ngày 25/4 cho thấy, một tên lửa của Nga đã bắn trúng đoàn tàu quân sự tốc độ cao của Ukraine. Theo xác minh của truyền thông Nga, đoạn video được quay tại làng Sinelnikovo, vùng Dnepropetrovsk.
Vào thời điểm đó, một đoàn tàu của Quân đội Ukraine đang di chuyển với tốc độ cao trên đường ray qua ngôi làng, thì bất ngờ bị tấn công bằng tên lửa chính xác của Nga. Một đoạn toa xe và đầu máy bị phá hủy hoàn toàn, cùng với một lượng lớn binh lính và vũ khí trên đó.
Dnipropetrovsk là một trung tâm đường sắt quan trọng ở Ukraine. Các tuyến đường đến miền tây Ukraine, khu vực Kiev, chiến trường Donbass, Odessa, Nikolaev và Kherson đều đi qua đây.
Ở Dnipropetrovsk còn có các nhà máy sửa chữa vũ khí và các công ty sản xuất vũ khí mới cũng tập trung ở khu vực này. Việc tấn công các tuyến đường sắt ở đây, có thể chặn hoặc làm gián đoạn hoạt động hậu cần của Quân đội Ukraine.
Ngoài ra, quân đội Nga cũng tăng cường tấn công vào các trung tâm hậu cần và kho chứa vũ khí của phương Tây ở Ukraine. Từ tháng 3 đến nay, Quân đội Nga đã thực hiện gần 200 cuộc tấn công vào các cơ sở năng lượng và tổ hợp công nghiệp quốc phòng của Ukraine.
Quân đội Nga cũng thực hiện hai cuộc tấn công quy mô lớn sử dụng vũ khí chính xác và UAV tự sát Geran-2, làm một số kho vũ khí viện trợ từ phương Tây cho Ukraine bị phá hủy. Trong bối cảnh đó, phương Tây cho rằng, việc vận chuyển vũ khí qua lãnh thổ Ukraine đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng mà Ukraine phải đối mặt.
Tuy nhiên hai chuyên gia Nga là Ivan Lizan và Alexei Ampirogov đều cho rằng, mặc dù Nga đã tăng cường tấn công vào các kho hàng của Ukraine bảo đảm cho chiến trường, nhưng ngay cả khi Nga phá hủy toàn bộ cây cầu trên sông Dnieper, cũng sẽ không dẫn đến tình trạng thiếu nhiên liệu và vũ khí cho Quân đội Ukraine, chứ đừng nói đến việc sụp đổ.
Lý do là Ukraine đã thiết lập một mạng lưới hậu cần rộng lớn, bao gồm nhiều chân hàng nhỏ khác nhau trên toàn bộ lãnh thổ của mình từ năm 2014 và nhiều cơ sở hậu cần có chức năng lưỡng dụng. Ngày hôm qua, nó có thể là một cơ sở dân sự và Nga không tấn công nó; nhưng ngày nay, nó đã trở thành cơ sở quân sự, thì sẽ bị tấn công.
Ngoài ra, Ukraine còn có mạng lưới giao thông đường bộ và đường sắt rất phát triển. Điều quan trọng là lãnh thổ Ukraine quá rộng lớn, nếu không thì Quân đội Nga đã có thể phá hủy toàn bộ mạng lưới giao thông và kho hàng của Ukraine từ lâu.
Nhưng nếu Quân đội Nga chỉ dùng tên lửa có độ chính xác cao, thì họ khó có thể phá hủy được các tuyến bảo đảm hậu cần của Quân đội Ukraine. Do đây là một nhiệm vụ phức tạp vì Ukraine có quá nhiều cơ sở, trong khi giá tên lửa chính xác quá cao và số lượng tên lửa chắc chắn không thể có nhiều.
Tuy nhiên Nga gần đây đã có rất nhiều vũ khí giá rẻ để phá hủy các mạng lưới vận chuyển và kho hàng của Ukraine. Đầu tiên, là khả năng trinh sát tình báo của Quân đội Nga được cải thiện rõ rệt, thông qua việc liên tiếp phóng các vệ tinh trinh sát có độ phân giải cao cũng như lực lượng tình báo mặt đất hoạt động hiệu quả hơn.
Thứ hai là ngoài việc tập trung sản xuất các loại tên lửa tấn công mục tiêu theo thời gian thực như tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M, thì Nga cũng tăng cường sản xuất với số lượng lớn UAV tự sát tầm xa Geran-2, đồng thời tích cực hiện đại hóa loại UAV này, biến nó thành loại tên lửa hành trình không chỉ có đầu đạn lớn hơn mà tốc độ tăng lên, độ chính xác cao hơn.
Những vũ khí tấn công có mức chính xác cao theo thời gian thực và UAV giá rẻ có độ chính xác cao của như vậy đã mang lại cho Nga ưu thế tấn công tầm xa, để phá hủy mạng cung cấp hậu cần của Quân đội Ukraine; khiến cho quân Ukraine chiến đấu ở mặt trận ngày càng khó khăn. (Nguồn ảnh: Avia.pro, Alamy, Sina, Topwar, Ukrinform).