Trong vòng vài tuần qua, máy bay chiến đấu của không quân Israel đã thực hiện rất nhiều vụ tấn công nhằm phá hủy các mục tiêu quân sự bên trong lãnh thổ Syria.Điều đáng nói ở đây đó là thay vì sử dụng chiến thuật bắn tên lửa hành trình không đối đất tầm xa từ trên đất Lebanon, tiêm kích Israel đã đột nhập sâu vào trong lãnh thổ Syria để tiến hành ném bom.Mặc dù vậy, các hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-2 Favorit của Syria hoàn toàn im hơi lặng tiếng, bất chấp việc chiến đấu cơ Israel đánh phá cách nơi chúng được triển khai có vài chục km.Thực trạng trên đã đặt ra rất nhiều câu hỏi về năng lực tác chiến của S-300, liệu vũ khí này có phải là nỗi thất vọng lớn nhất trên chiến trường, hay còn nguyên nhân khác đằng sau.Một trong những nhận định được đưa ra đó là mặc dù Nga đã bàn giao toàn bộ hệ thống S-300 cho lực lượng phòng không Syria nhưng Moskva vẫn chưa để cho Damascus toàn quyền sử dụng.Nghi vấn trên đã phần nào được hé lộ khi chuyên gia Elizabeth Tsurkov công bố báo cáo của mình, thực sự Nga đã ra tay can thiệp vào các tổ hợp S-300 này theo khuôn khổ thỏa thuận hiện có giữa Moskva và Tel Aviv."Vào ngày 17/9/2018, Israel gài bẫy để hệ thống phòng không Syria vô tình bắn hạ một máy bay trinh sát Il-20 của Nga ngoài khơi Latakia, giết chết 15 thành viên phi hành đoàn"."Điện Kremlin lo lắng về tác động gây mất ổn định từ các cuộc không kích của Israel đối với chính quyền Syria, bên cạnh đó Moskva cũng thấy cần phải trả đũa hành động từ phía Tel Aviv"."Nga đã tìm thấy cơ hội áp đặt các hạn chế mới đối với khả năng hoạt động của không quân Israel trên bầu trời Syria, bằng cách cung cấp cho quân đội Syria hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300 tiên tiến"."Mặc dù vậy, theo một thỏa thuận với Israel, các lực lượng Nga tuyên bố rằng họ sẽ tắt radar khi nhận được thông báo từ Tel Aviv về một cuộc tấn công theo kế hoạch"."Trong một sự thay đổi chính sách gần đây, Nga không còn tắt radar nhưng cũng không cho phép tấn công các hệ thống phòng không của Syria, thông qua việc dùng biện pháp kỹ thuật hạn chế bớt tính năng của chúng"."Nga cũng yêu cầu Israel cung cấp thời gian thông báo sớm hơn trước khi chuẩn bị không kích cũng như địa điểm hoạt động, điều mà Israel lo ngại sẽ cho phép Iran tránh cuộc tấn công", báo cáo của chuyên gia Elizabeth Tsurkov.Phía Nga chưa bình luận về báo cáo nói trên, tuy nhiên trong hai năm qua, các hệ thống phòng không S-300 được Syria đưa vào sử dụng chưa bao giờ thể hiện năng lực tác chiến.Tuy nhiên cần lưu ý thêm rằng có nhận xét cho biết, bản cáo cáo được công bố vừa rồi chỉ nhằm "chạy tội" cho S-300 mà thôi, khi chúng thực sự bất lực trước tiêm kích Israel chứ không phải bị chủ động vô hiệu hóa.
Trong vòng vài tuần qua, máy bay chiến đấu của không quân Israel đã thực hiện rất nhiều vụ tấn công nhằm phá hủy các mục tiêu quân sự bên trong lãnh thổ Syria.
Điều đáng nói ở đây đó là thay vì sử dụng chiến thuật bắn tên lửa hành trình không đối đất tầm xa từ trên đất Lebanon, tiêm kích Israel đã đột nhập sâu vào trong lãnh thổ Syria để tiến hành ném bom.
Mặc dù vậy, các hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-2 Favorit của Syria hoàn toàn im hơi lặng tiếng, bất chấp việc chiến đấu cơ Israel đánh phá cách nơi chúng được triển khai có vài chục km.
Thực trạng trên đã đặt ra rất nhiều câu hỏi về năng lực tác chiến của S-300, liệu vũ khí này có phải là nỗi thất vọng lớn nhất trên chiến trường, hay còn nguyên nhân khác đằng sau.
Một trong những nhận định được đưa ra đó là mặc dù Nga đã bàn giao toàn bộ hệ thống S-300 cho lực lượng phòng không Syria nhưng Moskva vẫn chưa để cho Damascus toàn quyền sử dụng.
Nghi vấn trên đã phần nào được hé lộ khi chuyên gia Elizabeth Tsurkov công bố báo cáo của mình, thực sự Nga đã ra tay can thiệp vào các tổ hợp S-300 này theo khuôn khổ thỏa thuận hiện có giữa Moskva và Tel Aviv.
"Vào ngày 17/9/2018, Israel gài bẫy để hệ thống phòng không Syria vô tình bắn hạ một máy bay trinh sát Il-20 của Nga ngoài khơi Latakia, giết chết 15 thành viên phi hành đoàn".
"Điện Kremlin lo lắng về tác động gây mất ổn định từ các cuộc không kích của Israel đối với chính quyền Syria, bên cạnh đó Moskva cũng thấy cần phải trả đũa hành động từ phía Tel Aviv".
"Nga đã tìm thấy cơ hội áp đặt các hạn chế mới đối với khả năng hoạt động của không quân Israel trên bầu trời Syria, bằng cách cung cấp cho quân đội Syria hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300 tiên tiến".
"Mặc dù vậy, theo một thỏa thuận với Israel, các lực lượng Nga tuyên bố rằng họ sẽ tắt radar khi nhận được thông báo từ Tel Aviv về một cuộc tấn công theo kế hoạch".
"Trong một sự thay đổi chính sách gần đây, Nga không còn tắt radar nhưng cũng không cho phép tấn công các hệ thống phòng không của Syria, thông qua việc dùng biện pháp kỹ thuật hạn chế bớt tính năng của chúng".
"Nga cũng yêu cầu Israel cung cấp thời gian thông báo sớm hơn trước khi chuẩn bị không kích cũng như địa điểm hoạt động, điều mà Israel lo ngại sẽ cho phép Iran tránh cuộc tấn công", báo cáo của chuyên gia Elizabeth Tsurkov.
Phía Nga chưa bình luận về báo cáo nói trên, tuy nhiên trong hai năm qua, các hệ thống phòng không S-300 được Syria đưa vào sử dụng chưa bao giờ thể hiện năng lực tác chiến.
Tuy nhiên cần lưu ý thêm rằng có nhận xét cho biết, bản cáo cáo được công bố vừa rồi chỉ nhằm "chạy tội" cho S-300 mà thôi, khi chúng thực sự bất lực trước tiêm kích Israel chứ không phải bị chủ động vô hiệu hóa.