Trang Avia của Nga cho biết, trong ngày 2/3, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục đẩy mạnh việc sử dụng máy bay không người lái vũ trang để tấn công vào các vị trí của quân đội chính phủ Syria (SAA).Hậu quả của đợt tấn công là một hệ thống tên lửa phòng không do Nga sản xuất đang phục vụ trong biên chế quân đội chính phủ Syria đã bị phá hủy.Giới quan sát cho rằng với đặc trưng của khí tài được trang bị radar trinh sát tầm xa đặc biệt thì nhiều khả năng đây là một tổ hợp S-300.Hiện tại theo cộng đồng Telegram, thông tin cho biết rằng hệ thống phòng không do Nga sản xuất đã bị phá hủy ở tỉnh Aleppo, nơi đang diễn ra các trận đánh quyết liệt.Trong khi các nguồn tin khác nói rằng bệ phóng và radar của hệ thống phòng không trên nằm cách nhau rất xa, điều này gián tiếp xác nhận thông tin tổ hợp bị phá hủy có thể chính là S-300.Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, các hệ thống phòng không tầm xa S-300 của quân đội Syria chỉ được bố trí nằm ở các tỉnh Latakia và Hama, cách rất xa khu vực chiến sự.Do vậy đã có rất nhiều câu hỏi được đặt ra, chủ yếu liên quan đến việc lý do nào mà quân đội Syria phải mạo hiểm đưa tổ hợp tên lửa S-300 ra sát vùng chiến sự như vậy.Mặc dù có ghi nhận sự hoạt động mạnh của không quân Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng theo đánh giá thì các tổ hợp Buk-M2E, Pechora-2M hay Pantsir-S1 của SAA vẫn đủ sức đảm đương nhiệm vụ tại thực địa.Trong khi đó, hệ thống phòng không S-300 với tầm bắn rất xa lên tới 250 km của đạn tên lửa 48N6E3 có thể đứng ngoài nhưng vẫn khống chế được bầu trời Idlib và Aleppo.Quân đội chính phủ Syria hiện chưa đưa ra bình luận nào trước thông tin bị máy bay không người lái Thổ Nhĩ Kỳ tiêu diệt hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300.Tuy nhiên các chuyên gia quân sự tin rằng những tổ hợp Pantsir-S1 của SAA không mang lại hiệu quả đầy đủ trong cuộc chiến do tầm bắn hạn chế, cần có sự tăng viện những vũ khí có phạm vi tác chiến xa hơn.Ngoài quân đội Syria thì phía Nga cũng chưa đưa ra bất cứ bình luận gì về thông tin hệ thống phòng không tối tân do mình sản xuất bị máy bay không người lái vũ trang của Thổ Nhĩ Kỳ tiêu diệt.Với những tình tiết còn tương đối khó hiểu và cần được giải đáp như trên thì sẽ yêu cầu phải có thêm bằng chứng rõ ràng để đi tới được kết luận chính xác hơn.Cần lưu ý rằng thời gian qua xuất hiện khá nhiều thông tin thiếu chính xác về tình trạng của S-300 Syria, chủ yếu liên quan đến việc cho rằng nó đã phóng đạn bắn hạ máy bay Israel.Chính vì vậy không loại trừ khả năng thông tin về việc S-300 của Syria bị phá hủy lại là một tin giả khác.
Trang Avia của Nga cho biết, trong ngày 2/3, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục đẩy mạnh việc sử dụng máy bay không người lái vũ trang để tấn công vào các vị trí của quân đội chính phủ Syria (SAA).
Hậu quả của đợt tấn công là một hệ thống tên lửa phòng không do Nga sản xuất đang phục vụ trong biên chế quân đội chính phủ Syria đã bị phá hủy.
Giới quan sát cho rằng với đặc trưng của khí tài được trang bị radar trinh sát tầm xa đặc biệt thì nhiều khả năng đây là một tổ hợp S-300.
Hiện tại theo cộng đồng Telegram, thông tin cho biết rằng hệ thống phòng không do Nga sản xuất đã bị phá hủy ở tỉnh Aleppo, nơi đang diễn ra các trận đánh quyết liệt.
Trong khi các nguồn tin khác nói rằng bệ phóng và radar của hệ thống phòng không trên nằm cách nhau rất xa, điều này gián tiếp xác nhận thông tin tổ hợp bị phá hủy có thể chính là S-300.
Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, các hệ thống phòng không tầm xa S-300 của quân đội Syria chỉ được bố trí nằm ở các tỉnh Latakia và Hama, cách rất xa khu vực chiến sự.
Do vậy đã có rất nhiều câu hỏi được đặt ra, chủ yếu liên quan đến việc lý do nào mà quân đội Syria phải mạo hiểm đưa tổ hợp tên lửa S-300 ra sát vùng chiến sự như vậy.
Mặc dù có ghi nhận sự hoạt động mạnh của không quân Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng theo đánh giá thì các tổ hợp Buk-M2E, Pechora-2M hay Pantsir-S1 của SAA vẫn đủ sức đảm đương nhiệm vụ tại thực địa.
Trong khi đó, hệ thống phòng không S-300 với tầm bắn rất xa lên tới 250 km của đạn tên lửa 48N6E3 có thể đứng ngoài nhưng vẫn khống chế được bầu trời Idlib và Aleppo.
Quân đội chính phủ Syria hiện chưa đưa ra bình luận nào trước thông tin bị máy bay không người lái Thổ Nhĩ Kỳ tiêu diệt hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300.
Tuy nhiên các chuyên gia quân sự tin rằng những tổ hợp Pantsir-S1 của SAA không mang lại hiệu quả đầy đủ trong cuộc chiến do tầm bắn hạn chế, cần có sự tăng viện những vũ khí có phạm vi tác chiến xa hơn.
Ngoài quân đội Syria thì phía Nga cũng chưa đưa ra bất cứ bình luận gì về thông tin hệ thống phòng không tối tân do mình sản xuất bị máy bay không người lái vũ trang của Thổ Nhĩ Kỳ tiêu diệt.
Với những tình tiết còn tương đối khó hiểu và cần được giải đáp như trên thì sẽ yêu cầu phải có thêm bằng chứng rõ ràng để đi tới được kết luận chính xác hơn.
Cần lưu ý rằng thời gian qua xuất hiện khá nhiều thông tin thiếu chính xác về tình trạng của S-300 Syria, chủ yếu liên quan đến việc cho rằng nó đã phóng đạn bắn hạ máy bay Israel.
Chính vì vậy không loại trừ khả năng thông tin về việc S-300 của Syria bị phá hủy lại là một tin giả khác.