Về cơ bản, có thể coi khẩu súng phóng lựu bốn nòng M202 FLASH này là bốn khẩu súng phóng lựu chống tăng M72 LAW kết hợp lại với nhau. Nguồn ảnh: Military-today.Tất nhiên là M202 FLASH chỉ có một nòng súng và một kính ngắm duy nhất, xạ thủ có thể sử dụng cụm điều khiển này để khai hỏa cả bốn phát bắn của M202. Nguồn ảnh: Military-today.M202 ra đời để khắc phục một nhược điểm căn bản của M72, đó là khi xạ thủ bắn trượt khẩu M72, họ buộc phải lấy một khẩu M72 khác và lấy lại đường ngắm để... bắn lại. Nguồn ảnh: Military-today.Với bốn nòng phóng lựu M202, về mặt lý thuyết có thể coi khả năng tiêu diệt mục tiêu của người lính đã được tăng lên gấp 4 lần khi xạ thủ có tới bốn cơ hội khai hỏa vào cùng một mục tiêu mà không cần phải đổi súng hay nạp đạn. Nguồn ảnh: Tube.Mặc dù vậy, đầu đạn được trang bị cho M202 FLASH lại là loại đầu đạn nổ cháy thay vì đầu đạn nổ lõm chống tăng như trên khẩu súng phóng lựu M72. Đây là khác biệt rất lớn giữa hai loại súng phóng lựu này. Nguồn ảnh: Tube.Đầu đạn nổ cháy cho phép súng phóng lựu M202 có khả năng tương thích với nhiều loại mục tiêu hơn mà vẫn có khả năng gây thiệt hại cho thiết giáp đối phương khi nó làm lớp vỏ thép của phương tiện thiết giáp bị nung nóng tới mức giãn nở. Nguồn ảnh: Defence.Ngoài ra, khẩu súng phóng lựu này còn cực kỳ thích hợp với những mục tiêu như công trình, boong-ke hay hầm hào do loại đầu đạn cháy có sức công phá cao hơn hẳn đầu đạn nổ lõm với những loại mục tiêu này. Nguồn ảnh: Cosplay.Điểm yếu của loại hỏa lực này đó là nó quá cồng kềnh, nặng tới hơn 12 kg và nếu người lính vác theo M202 thì chắc chắn anh ta sẽ không thể mang theo mình được bất cứ loại vũ khí nào khác. Nguồn ảnh: Military-today.Do nhược điểm quá lớn này và việc các loại vũ khí cháy dần bị hạn chế sử dụng, tới khoảng đầu thập niên 80 những khẩu M202 dần dần bắt đầu bị loại bỏ khỏi biên chế quân đội Mỹ và tới nay đã biến mất hoàn toàn. Nguồn ảnh: Military-today. Mời độc giả xem Video: Quân đội Mỹ giới thiệu khẩu súng phóng lựu M202.
Về cơ bản, có thể coi khẩu súng phóng lựu bốn nòng M202 FLASH này là bốn khẩu súng phóng lựu chống tăng M72 LAW kết hợp lại với nhau. Nguồn ảnh: Military-today.
Tất nhiên là M202 FLASH chỉ có một nòng súng và một kính ngắm duy nhất, xạ thủ có thể sử dụng cụm điều khiển này để khai hỏa cả bốn phát bắn của M202. Nguồn ảnh: Military-today.
M202 ra đời để khắc phục một nhược điểm căn bản của M72, đó là khi xạ thủ bắn trượt khẩu M72, họ buộc phải lấy một khẩu M72 khác và lấy lại đường ngắm để... bắn lại. Nguồn ảnh: Military-today.
Với bốn nòng phóng lựu M202, về mặt lý thuyết có thể coi khả năng tiêu diệt mục tiêu của người lính đã được tăng lên gấp 4 lần khi xạ thủ có tới bốn cơ hội khai hỏa vào cùng một mục tiêu mà không cần phải đổi súng hay nạp đạn. Nguồn ảnh: Tube.
Mặc dù vậy, đầu đạn được trang bị cho M202 FLASH lại là loại đầu đạn nổ cháy thay vì đầu đạn nổ lõm chống tăng như trên khẩu súng phóng lựu M72. Đây là khác biệt rất lớn giữa hai loại súng phóng lựu này. Nguồn ảnh: Tube.
Đầu đạn nổ cháy cho phép súng phóng lựu M202 có khả năng tương thích với nhiều loại mục tiêu hơn mà vẫn có khả năng gây thiệt hại cho thiết giáp đối phương khi nó làm lớp vỏ thép của phương tiện thiết giáp bị nung nóng tới mức giãn nở. Nguồn ảnh: Defence.
Ngoài ra, khẩu súng phóng lựu này còn cực kỳ thích hợp với những mục tiêu như công trình, boong-ke hay hầm hào do loại đầu đạn cháy có sức công phá cao hơn hẳn đầu đạn nổ lõm với những loại mục tiêu này. Nguồn ảnh: Cosplay.
Điểm yếu của loại hỏa lực này đó là nó quá cồng kềnh, nặng tới hơn 12 kg và nếu người lính vác theo M202 thì chắc chắn anh ta sẽ không thể mang theo mình được bất cứ loại vũ khí nào khác. Nguồn ảnh: Military-today.
Do nhược điểm quá lớn này và việc các loại vũ khí cháy dần bị hạn chế sử dụng, tới khoảng đầu thập niên 80 những khẩu M202 dần dần bắt đầu bị loại bỏ khỏi biên chế quân đội Mỹ và tới nay đã biến mất hoàn toàn. Nguồn ảnh: Military-today.
Mời độc giả xem Video: Quân đội Mỹ giới thiệu khẩu súng phóng lựu M202.