Trong Thế chiến thứ 2, súng trường chống tăng PTRS-41 và PTRD-41 của Liên Xô từng nhiều lần khiến xe tăng phát xít Đức bị gục ngã. Tuy ra đời đã lâu, nhưng hiện nay dòng súng này vẫn tiếp tục được sử dụng trong chiến đấu.Không đồ sộ như những loại súng chống tăng khác, súng trường chống tăng PTRS-41 và PTRD-41 có hình dáng độc đáo, gọn nhẹ, thanh mảnh. Tuy nhiên, sức mạnh của nó lại đối lập với vẻ bề ngoài khi gây ra nhiều thiệt hại đáng kể cho đối phương.Hai loại súng này một lần nữa tái xuất trên chiến trường khi nằm trong trang bị của lính phe ly khai Ukraine.Nguồn tin thực địa cho thấy, nhiều lần hai loại súng này đã khoan thủng xe bọc thép của quân đội Ukraine.Với cỡ nòng 14,5mm. tuy súng không thể xuyên thủng xe tăng hiện đại, nhưng với các dòng xe bọc thép hiện có trong trang bị của quân đội Ukraine, chúng đều có khả năng xuyên thủng.Với chiến thuật đáng du kích, ly khai miền Đông khiến cho không ít xe bọc thép chở quân, xe chiến đấu bộ binh của quân đội Ukraine phải nằm lại chiến trường.Không rõ từ đâu phe ly khai đang có số lượng khá lớn súng PTRD-41 và PTRS-41.Loại đạn 14,5 mm x 114 mm dùng cho súng có khả năng xuyên giáp khá tốt.Các binh sĩ của phe ly khai Ukraine thường ẩn nấp bên đường, hoặc ở các khu vực khuất và bất ngờ khai hỏa về phía xe bọc thép của quân đội chính phủ.PTRS-41 là súng trường chống tăng bán tự động do nhà thiết kế lừng danh Sergei Gavrilovich Simonov thiết kế.Trong khi PTRD-41 do nhà thiết kế Degtyaryov sáng chế, cả hai loại súng đều được Hồng quân Liên Xô trang bị từ đầu năm 1941 và sử dụng trong chiến tranh thế giới 2.Tuy cùng dụng chung loại đạn 14.5x114mm, tuy nhiên PTRS-41 lại có băng đạn tích hợp 5 viên, trong khi PTRD-41 lại phải nạp đạn từng viên một vào buồng đạn.PTRS-41 còn Trung Quốc, Triều Tiên và Cuba trang bị số lượng lớn và tham gia các cuộc xung đột trong thập niên 1950.Trong khi đó khẩu PTRD-41 cũng được sản xuất và phục vụ tại Trung Quốc và Triều Tiên, do sự bất lợi khi phải nạp đạn từng viên nên Cuba đã không trang bị loại súng này.Nhờ được trang bị băng đạn nên tốc độ bắn của PTRS-41 vào khoảng 15 phát/phút, trong khi đó PTRD-41 lại chỉ có thể bắn tối đa 6 phát/phút.Tầm bắn hiệu quả của hai loại súng này đều vào khoảng 600m, trong khi tầm bắn xa nhất đạt hơn 6km.Trọng lượng của súng PTRS-41 vào khoảng 23 kg, trong khi đó PTRD-41 lại có trọng lượng nhẹ hơn chỉ 17kg.Cả hai loại súng này đều cần kíp chiến đấu 2 người, trong đó bao gồm một xạ thủ và một người mang và tiếp đạn cho súng khi khai hỏa.Để giúp phân tán lực giật do cỡ đạn lớn, hai súng được trang bị chúp bù giật đầu nòng khá lớn.Tại chiến trường miền Đông Ukraine, súng được các người lính của phe ly khai lắp thêm ống ngắm để tăng sức chiến đấu.Ngoài ra súng cũng được đặt lên xe bán tải để tăng sự cơ động.Bất chấp các thông số kỹ thuật nghèo nàn, trên chiến trường PTRD-41 và PTRS-41 vẫn thể hiện mình là một mẫu vũ khí chống tăng xuất sắc trong chiến tranh thế giới hai và xung đột hiện nay tại miền Đông Ukraine.Hiện quân đội chính phủ đang tìm cách đối phó với loại vũ khí đơn giản và hiệu quả này trong tay lưc lượng ly khai.
Trong Thế chiến thứ 2, súng trường chống tăng PTRS-41 và PTRD-41 của Liên Xô từng nhiều lần khiến xe tăng phát xít Đức bị gục ngã. Tuy ra đời đã lâu, nhưng hiện nay dòng súng này vẫn tiếp tục được sử dụng trong chiến đấu.
Không đồ sộ như những loại súng chống tăng khác, súng trường chống tăng PTRS-41 và PTRD-41 có hình dáng độc đáo, gọn nhẹ, thanh mảnh. Tuy nhiên, sức mạnh của nó lại đối lập với vẻ bề ngoài khi gây ra nhiều thiệt hại đáng kể cho đối phương.
Hai loại súng này một lần nữa tái xuất trên chiến trường khi nằm trong trang bị của lính phe ly khai Ukraine.
Nguồn tin thực địa cho thấy, nhiều lần hai loại súng này đã khoan thủng xe bọc thép của quân đội Ukraine.
Với cỡ nòng 14,5mm. tuy súng không thể xuyên thủng xe tăng hiện đại, nhưng với các dòng xe bọc thép hiện có trong trang bị của quân đội Ukraine, chúng đều có khả năng xuyên thủng.
Với chiến thuật đáng du kích, ly khai miền Đông khiến cho không ít xe bọc thép chở quân, xe chiến đấu bộ binh của quân đội Ukraine phải nằm lại chiến trường.
Không rõ từ đâu phe ly khai đang có số lượng khá lớn súng PTRD-41 và PTRS-41.
Loại đạn 14,5 mm x 114 mm dùng cho súng có khả năng xuyên giáp khá tốt.
Các binh sĩ của phe ly khai Ukraine thường ẩn nấp bên đường, hoặc ở các khu vực khuất và bất ngờ khai hỏa về phía xe bọc thép của quân đội chính phủ.
PTRS-41 là súng trường chống tăng bán tự động do nhà thiết kế lừng danh Sergei Gavrilovich Simonov thiết kế.
Trong khi PTRD-41 do nhà thiết kế Degtyaryov sáng chế, cả hai loại súng đều được Hồng quân Liên Xô trang bị từ đầu năm 1941 và sử dụng trong chiến tranh thế giới 2.
Tuy cùng dụng chung loại đạn 14.5x114mm, tuy nhiên PTRS-41 lại có băng đạn tích hợp 5 viên, trong khi PTRD-41 lại phải nạp đạn từng viên một vào buồng đạn.
PTRS-41 còn Trung Quốc, Triều Tiên và Cuba trang bị số lượng lớn và tham gia các cuộc xung đột trong thập niên 1950.
Trong khi đó khẩu PTRD-41 cũng được sản xuất và phục vụ tại Trung Quốc và Triều Tiên, do sự bất lợi khi phải nạp đạn từng viên nên Cuba đã không trang bị loại súng này.
Nhờ được trang bị băng đạn nên tốc độ bắn của PTRS-41 vào khoảng 15 phát/phút, trong khi đó PTRD-41 lại chỉ có thể bắn tối đa 6 phát/phút.
Tầm bắn hiệu quả của hai loại súng này đều vào khoảng 600m, trong khi tầm bắn xa nhất đạt hơn 6km.
Trọng lượng của súng PTRS-41 vào khoảng 23 kg, trong khi đó PTRD-41 lại có trọng lượng nhẹ hơn chỉ 17kg.
Cả hai loại súng này đều cần kíp chiến đấu 2 người, trong đó bao gồm một xạ thủ và một người mang và tiếp đạn cho súng khi khai hỏa.
Để giúp phân tán lực giật do cỡ đạn lớn, hai súng được trang bị chúp bù giật đầu nòng khá lớn.
Tại chiến trường miền Đông Ukraine, súng được các người lính của phe ly khai lắp thêm ống ngắm để tăng sức chiến đấu.
Ngoài ra súng cũng được đặt lên xe bán tải để tăng sự cơ động.
Bất chấp các thông số kỹ thuật nghèo nàn, trên chiến trường PTRD-41 và PTRS-41 vẫn thể hiện mình là một mẫu vũ khí chống tăng xuất sắc trong chiến tranh thế giới hai và xung đột hiện nay tại miền Đông Ukraine.
Hiện quân đội chính phủ đang tìm cách đối phó với loại vũ khí đơn giản và hiệu quả này trong tay lưc lượng ly khai.