Cầy vòi mốc (Paguma larvata) dài 51-78 cm, là loài cầy bản địa của khu vực Đông Nam Á lục địa. Loài cầy nhanh nhẹn sống đơn độc trên cây này ăn quả, côn trùng và các động vật có xương sống nhỏ. Ảnh: iNaturalist.Cầy mực (Arctictis binturong) dài 61-97 cm, phân bố ở Đông Nam Á. Loài này có đuôi dài, khỏe, giúp di chuyển thận trọng trong tán rừng để tìm quả và các động vật nhỏ. Ảnh: Parc Animalier des Pyrénées.Cầy vòi đốm (Paradoxurus hermaphroditus) dài 42-70 cm, có vùng phân bố tự nhiên trải rộng từ Pakistan đến Indonesia. Loài cầy thích ăn quả này bị coi là động vật gây hại ở các đồn điền trồng cọ và chuối. Ảnh: Wikipedia.Cầy hương châu Phi (Civettictis civetta) dài 67-84 cm, phân bố rộng ở châu Phi hạ Sahara. Loài động vật ăn tạp lớn này sống trên mặt đất. Chúng sống đơn độc và đánh dấu lãnh thổ bằng mùi xạ rất mạnh. Ảnh: Biolib.cz.Cầy hương (Viverricula indica) dài 49-68 cm, cư trú trong các khu rừng đồng cỏ và bụi tre nứa từ Pakistan đến Trung Quốc và Đông Nam Á. Con đực có tuyến xạ nằm giữa kẽ hai tinh hoàn, tỏa ra mùi thơm thu hút con cái vào mùa sinh sản. Ảnh: ZooChat.Cầy đốm hôi Nam Phi (Genetta tigrina) dài 43-58 cm, phân bố ở phía Đông Nam Phi và Lesotho. Loài này chủ yếu ăn các động vật không xương sống nhỏ bé, nhưng cũng có thể bắt con mồi lớn như ngỗng. Ảnh: Wikipedia.Cầy đốm hôi (Genetta genetta) dài 46-52 cm, phân bố ở các khu rừng và bụi rậm ở châu Phi và Nam Âu. Là kẻ săn mồi đáng gờm, loài cầy phổ biến này ăn các loài thú nhỏ và chim chóc. Ảnh: Pixabay.Cầy giông phương Đông (Viverra tangalunga) dài 54-77 cm, sống trong các khu rừng nhiệt đới ở Malaysia, Indonesia và Philippines. Loài thú ăn đêm này chủ yếu săn con mồi trên mặt đất. Ảnh: Thai National Parks.Cầy gấm sọc (Prionodon linsang) dài 33-45 cm, sống trong các khu rừng rậm ở Đông Nam Á. Còn được gọi là cầy hổ, loài vật nhút nhát này trú ẩn trong các hốc cây. Chúng săn chuột, sóc, thằn lằn và chim. Ảnh: Den Store Danske.Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.
Cầy vòi mốc (Paguma larvata) dài 51-78 cm, là loài cầy bản địa của khu vực Đông Nam Á lục địa. Loài cầy nhanh nhẹn sống đơn độc trên cây này ăn quả, côn trùng và các động vật có xương sống nhỏ. Ảnh: iNaturalist.
Cầy mực (Arctictis binturong) dài 61-97 cm, phân bố ở Đông Nam Á. Loài này có đuôi dài, khỏe, giúp di chuyển thận trọng trong tán rừng để tìm quả và các động vật nhỏ. Ảnh: Parc Animalier des Pyrénées.
Cầy vòi đốm (Paradoxurus hermaphroditus) dài 42-70 cm, có vùng phân bố tự nhiên trải rộng từ Pakistan đến Indonesia. Loài cầy thích ăn quả này bị coi là động vật gây hại ở các đồn điền trồng cọ và chuối. Ảnh: Wikipedia.
Cầy hương châu Phi (Civettictis civetta) dài 67-84 cm, phân bố rộng ở châu Phi hạ Sahara. Loài động vật ăn tạp lớn này sống trên mặt đất. Chúng sống đơn độc và đánh dấu lãnh thổ bằng mùi xạ rất mạnh. Ảnh: Biolib.cz.
Cầy hương (Viverricula indica) dài 49-68 cm, cư trú trong các khu rừng đồng cỏ và bụi tre nứa từ Pakistan đến Trung Quốc và Đông Nam Á. Con đực có tuyến xạ nằm giữa kẽ hai tinh hoàn, tỏa ra mùi thơm thu hút con cái vào mùa sinh sản. Ảnh: ZooChat.
Cầy đốm hôi Nam Phi (Genetta tigrina) dài 43-58 cm, phân bố ở phía Đông Nam Phi và Lesotho. Loài này chủ yếu ăn các động vật không xương sống nhỏ bé, nhưng cũng có thể bắt con mồi lớn như ngỗng. Ảnh: Wikipedia.
Cầy đốm hôi (Genetta genetta) dài 46-52 cm, phân bố ở các khu rừng và bụi rậm ở châu Phi và Nam Âu. Là kẻ săn mồi đáng gờm, loài cầy phổ biến này ăn các loài thú nhỏ và chim chóc. Ảnh: Pixabay.
Cầy giông phương Đông (Viverra tangalunga) dài 54-77 cm, sống trong các khu rừng nhiệt đới ở Malaysia, Indonesia và Philippines. Loài thú ăn đêm này chủ yếu săn con mồi trên mặt đất. Ảnh: Thai National Parks.
Cầy gấm sọc (Prionodon linsang) dài 33-45 cm, sống trong các khu rừng rậm ở Đông Nam Á. Còn được gọi là cầy hổ, loài vật nhút nhát này trú ẩn trong các hốc cây. Chúng săn chuột, sóc, thằn lằn và chim. Ảnh: Den Store Danske.
Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.