Trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 các sư đoàn thiết giáp Panzer của Đức luôn là cơn ác mộng đối với lực lượng bộ binh Liên Xô, thậm chí ngay cả khi họ có lợi thế về mặt quân số thì việc thiếu hụt vũ khí chống tăng cũng không thể giúp được gì nhiều trong việc ngăn chặn bước tiến của quân Đức tiến xa hơn về phía Đông. Dù vậy Hồng quân Liên Xô vẫn có cách để khiến những cỗ xe tăng Đức chùn bước với những gì họ được trang bị, nhất là với huyền thoại súng trường PTRD-41. Nguồn ảnh: Paradox Interactive.Mặc dù được Liên Xô đưa vào trang bị từ đầu năm 1941 nhưng PTRD-41 lại có thiết kế không mấy ấn tượng so với các loại vũ khí chống tăng cùng thời, nhất là khi nó chỉ được trang bị cỡ nòng 14.5x114mm và chỉ có thể bắn từng phát một, Trong khi đó những chiếc xe tăng Đức lại được trang bị giáp dày hơn và có khả năng di chuyển cơ động. Nguồn ảnh: mirtesen.ru.Tuy nhiên bất chấp các thông số kỹ thuật nghèo nàn, trên chiến trường PTRD-41 vẫn thể hiện mình là một mẫu vũ khí chống tăng xuất sắc bên cạnh các đơn vị bộ binh Liên Xô trong suốt CTTG 2. Thậm chí cũng có nhiều trường hợp PTRD-41 vô hiệu hóa được cả các siêu tăng Panther hay Tiger của Đức trên chiến trường. Nguồn ảnh: mirtesen.ru.Với những viên đạn 14.5x114mm có khả năng xuyên phá lên tới 40mm ở khoảng cách 100m, PTRD-41 hoàn toàn có thể loại khỏi vòng chiến các dòng xe tăng chủ lực của Đức trong giai đoạn đầu của CTTG 2. Điển hình trong đó như Panzer I, Panzer II, Panzer III và cả Panzer IV, tuy nhiên khả năng này cũng mang tính xác suất khá lớn do thiết kế lỗi của mẫu vũ khí chống tăng này. Nguồn ảnh: istpravda.ru.Nhược điểm lớn nhất của PTRD-41 chính là sở hữu một thiết kế quá lỗi thời, khi nó có thiết kế không khác mấy các mẫu súng trường chống tăng xuất hiện trong Chiến tranh Thế giới thứ Nhất vốn dùng để chống lại những chiếc xe tăng nặng nề và di chuyển chậm chạp. Và việc vội vàng đưa vào trang bị PTRD-41 trong Quân đội Liên Xô một phần xuất phát từ sự thiếu hụt vũ khí chống tăng của lực lượng khi CTTG 2 nổ ra. Nguồn ảnh: forum.bel.ru.Theo đó PTRD-41 có thiết kế khá đơn giản tương tự như một khẩu súng trường bắn từng phát nhưng có kích thước lớn hơn. Nó sử dụng cơ cấu bắn nạp đạn từng viên với khóa nòng then xoay thủ công, sau khi bắn nòng lùi tự do kết hợp cơ cấu tự động mở khóa nòng hất vỏ đạn ra ngoài. Nguồn ảnh: citadel.fi.Hầu như toàn bộ các chi tiết của PTRD-41 đều được làm bằng kim loại nên nó có trọng lượng khá nặng lên đến hơn 17kg, chiều dài cơ sở của mẫu súng này cũng xấp xỉ 2m với chiều dài nòng khoảng 1.300mm. Nguồn ảnh: citadel.fi.Một đặc điểm ưu việt trong thiết kế của PTRD-41 là nòng có thể lùi tự do sau khi bắn để giảm sức giật kết hợp cơ chế tự động hất vỏ đạn ra ngoài, cho phép xạ thủ ngay lập tức tiếp tục tác xạ với lượt bắn mới giúp tăng đáng kể tốc độ bắn của súng. Cận cảnh cò súng và cụm chốt lên đạn của PTRD-41. Nguồn ảnh: citadel.fi.Thiết kế nòng lùi tự do sau khi bắn trên PTRD-41 trước đó cũng xuất hiện trên một mẫu súng trường chống tăng khác là Pz.B.38 của Đức, tuy nhiên Pz.B.38 được hoàn thiện tốt hơn hẳn PTRD-41 trên nhiều mặt nếu không muốn nói là vượt trội hơn hẳn. Trong ảnh ta có thể thấy rãnh tiếp đạn của PTRD-41 được bố trí phía trên khoang chứa đạn. Nguồn ảnh: citadel.fi.Khả năng xuyên giáp của đạn 14.5x114mm trên PTRD-41 phụ thuộc khá nhiều vào khoảng cách bắn lẫn góc tiếp xúc của viên đạn với mục tiêu, dao động từ 25mm đến 40mm với khoảng cách tương ứng là 500m đến 100m. Do đó một tổ đội PTRD-41 luôn có hai người với một xạ thủ và một tiếp đạn kiêm nhiệm vụ bảo vệ nhằm chống lại bộ binh đối phương khi phải cận chiến. Nguồn ảnh: LiveJournal.Bố trí này ít nhiều cũng giúp tăng cường khả năng tác chiến của một tổ đội PTRD-41 khi họ có thể di chuyển nhanh hơn giữa các vị trí thay vì chỉ với một người. Nhưng điều này cũng không giúp giảm bớt được các nhược điểm cố hữu trên PTRD-41. Nguồn ảnh: airbase.ru.Theo đó với cơ chế bắn từng viên, PTRD-41 có tốc độ bắn khá chậm chỉ từ 6-8 viên/phút cùng với đó là tầm bắn hiệu quả hạn chế chỉ từ 500m đổ lại. Nên cơ hội dành cho mỗi xạ thủ PTRD-41 là không nhiều và mỗi phát bắn của họ yêu cầu đều phải thật chính xác nếu muốn vô hiệu hóa xe tăng Đức từ xa. Nguồn ảnh: Pinterest.Bên cạnh đó thiết kế thước ngắm cơ khí trên PTRD-41 cũng không thực sự hoàn hảo và có độ sai lệch nhất định. Dù có thước ngắm tiêu chuẩn lên đến 1.000m nhưng PTRD-41 hoàn toàn không hiểu quả khi được triển khai ở khoảng cách này, trong khi đó ở tầm gần từ 300m đổ lại thì thước ngắm của nó gần như trở nên vô dụng. Nguồn ảnh: LiveJournal.Dù có nhiều thiếu sót nhưng nhìn chung PTRD-41 vẫn được đánh giá là một mẫu vũ khí chống tăng hiệu quả trên chiến trường nhất là trong cận chiến, và cũng không hiếm những trường hợp xạ thủ PTRD-41 của Liên Xô bắn hạ những chiếc siêu tăng của Đức trong CTTG 2 ở cự ly gần. Nguồn ảnh: LiveJournal.Trong giai đoạn từ năm 1941-1944, Liên Xô đã cho sản xuất khoảng 281.000 khẩu PTRD-41 trước khi cho ra đời biến thể cải tiến của nó là PTRS-41 với nhiều cải tiến sáng giá nhằm giúp hoàn thiện dòng súng trường chống tăng này. Dù vậy sau chiến tranh cả PTRD-41 và PTRS-41 đều bị rút khỏi trang bị chính thức của Quân đội Liên Xô và được thay thế bằng các dòng súng chống tăng hiện đại hơn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 các sư đoàn thiết giáp Panzer của Đức luôn là cơn ác mộng đối với lực lượng bộ binh Liên Xô, thậm chí ngay cả khi họ có lợi thế về mặt quân số thì việc thiếu hụt vũ khí chống tăng cũng không thể giúp được gì nhiều trong việc ngăn chặn bước tiến của quân Đức tiến xa hơn về phía Đông. Dù vậy Hồng quân Liên Xô vẫn có cách để khiến những cỗ xe tăng Đức chùn bước với những gì họ được trang bị, nhất là với huyền thoại súng trường PTRD-41. Nguồn ảnh: Paradox Interactive.
Mặc dù được Liên Xô đưa vào trang bị từ đầu năm 1941 nhưng PTRD-41 lại có thiết kế không mấy ấn tượng so với các loại vũ khí chống tăng cùng thời, nhất là khi nó chỉ được trang bị cỡ nòng 14.5x114mm và chỉ có thể bắn từng phát một, Trong khi đó những chiếc xe tăng Đức lại được trang bị giáp dày hơn và có khả năng di chuyển cơ động. Nguồn ảnh: mirtesen.ru.
Tuy nhiên bất chấp các thông số kỹ thuật nghèo nàn, trên chiến trường PTRD-41 vẫn thể hiện mình là một mẫu vũ khí chống tăng xuất sắc bên cạnh các đơn vị bộ binh Liên Xô trong suốt CTTG 2. Thậm chí cũng có nhiều trường hợp PTRD-41 vô hiệu hóa được cả các siêu tăng Panther hay Tiger của Đức trên chiến trường. Nguồn ảnh: mirtesen.ru.
Với những viên đạn 14.5x114mm có khả năng xuyên phá lên tới 40mm ở khoảng cách 100m, PTRD-41 hoàn toàn có thể loại khỏi vòng chiến các dòng xe tăng chủ lực của Đức trong giai đoạn đầu của CTTG 2. Điển hình trong đó như Panzer I, Panzer II, Panzer III và cả Panzer IV, tuy nhiên khả năng này cũng mang tính xác suất khá lớn do thiết kế lỗi của mẫu vũ khí chống tăng này. Nguồn ảnh: istpravda.ru.
Nhược điểm lớn nhất của PTRD-41 chính là sở hữu một thiết kế quá lỗi thời, khi nó có thiết kế không khác mấy các mẫu súng trường chống tăng xuất hiện trong Chiến tranh Thế giới thứ Nhất vốn dùng để chống lại những chiếc xe tăng nặng nề và di chuyển chậm chạp. Và việc vội vàng đưa vào trang bị PTRD-41 trong Quân đội Liên Xô một phần xuất phát từ sự thiếu hụt vũ khí chống tăng của lực lượng khi CTTG 2 nổ ra. Nguồn ảnh: forum.bel.ru.
Theo đó PTRD-41 có thiết kế khá đơn giản tương tự như một khẩu súng trường bắn từng phát nhưng có kích thước lớn hơn. Nó sử dụng cơ cấu bắn nạp đạn từng viên với khóa nòng then xoay thủ công, sau khi bắn nòng lùi tự do kết hợp cơ cấu tự động mở khóa nòng hất vỏ đạn ra ngoài. Nguồn ảnh: citadel.fi.
Hầu như toàn bộ các chi tiết của PTRD-41 đều được làm bằng kim loại nên nó có trọng lượng khá nặng lên đến hơn 17kg, chiều dài cơ sở của mẫu súng này cũng xấp xỉ 2m với chiều dài nòng khoảng 1.300mm. Nguồn ảnh: citadel.fi.
Một đặc điểm ưu việt trong thiết kế của PTRD-41 là nòng có thể lùi tự do sau khi bắn để giảm sức giật kết hợp cơ chế tự động hất vỏ đạn ra ngoài, cho phép xạ thủ ngay lập tức tiếp tục tác xạ với lượt bắn mới giúp tăng đáng kể tốc độ bắn của súng. Cận cảnh cò súng và cụm chốt lên đạn của PTRD-41. Nguồn ảnh: citadel.fi.
Thiết kế nòng lùi tự do sau khi bắn trên PTRD-41 trước đó cũng xuất hiện trên một mẫu súng trường chống tăng khác là Pz.B.38 của Đức, tuy nhiên Pz.B.38 được hoàn thiện tốt hơn hẳn PTRD-41 trên nhiều mặt nếu không muốn nói là vượt trội hơn hẳn. Trong ảnh ta có thể thấy rãnh tiếp đạn của PTRD-41 được bố trí phía trên khoang chứa đạn. Nguồn ảnh: citadel.fi.
Khả năng xuyên giáp của đạn 14.5x114mm trên PTRD-41 phụ thuộc khá nhiều vào khoảng cách bắn lẫn góc tiếp xúc của viên đạn với mục tiêu, dao động từ 25mm đến 40mm với khoảng cách tương ứng là 500m đến 100m. Do đó một tổ đội PTRD-41 luôn có hai người với một xạ thủ và một tiếp đạn kiêm nhiệm vụ bảo vệ nhằm chống lại bộ binh đối phương khi phải cận chiến. Nguồn ảnh: LiveJournal.
Bố trí này ít nhiều cũng giúp tăng cường khả năng tác chiến của một tổ đội PTRD-41 khi họ có thể di chuyển nhanh hơn giữa các vị trí thay vì chỉ với một người. Nhưng điều này cũng không giúp giảm bớt được các nhược điểm cố hữu trên PTRD-41. Nguồn ảnh: airbase.ru.
Theo đó với cơ chế bắn từng viên, PTRD-41 có tốc độ bắn khá chậm chỉ từ 6-8 viên/phút cùng với đó là tầm bắn hiệu quả hạn chế chỉ từ 500m đổ lại. Nên cơ hội dành cho mỗi xạ thủ PTRD-41 là không nhiều và mỗi phát bắn của họ yêu cầu đều phải thật chính xác nếu muốn vô hiệu hóa xe tăng Đức từ xa. Nguồn ảnh: Pinterest.
Bên cạnh đó thiết kế thước ngắm cơ khí trên PTRD-41 cũng không thực sự hoàn hảo và có độ sai lệch nhất định. Dù có thước ngắm tiêu chuẩn lên đến 1.000m nhưng PTRD-41 hoàn toàn không hiểu quả khi được triển khai ở khoảng cách này, trong khi đó ở tầm gần từ 300m đổ lại thì thước ngắm của nó gần như trở nên vô dụng. Nguồn ảnh: LiveJournal.
Dù có nhiều thiếu sót nhưng nhìn chung PTRD-41 vẫn được đánh giá là một mẫu vũ khí chống tăng hiệu quả trên chiến trường nhất là trong cận chiến, và cũng không hiếm những trường hợp xạ thủ PTRD-41 của Liên Xô bắn hạ những chiếc siêu tăng của Đức trong CTTG 2 ở cự ly gần. Nguồn ảnh: LiveJournal.
Trong giai đoạn từ năm 1941-1944, Liên Xô đã cho sản xuất khoảng 281.000 khẩu PTRD-41 trước khi cho ra đời biến thể cải tiến của nó là PTRS-41 với nhiều cải tiến sáng giá nhằm giúp hoàn thiện dòng súng trường chống tăng này. Dù vậy sau chiến tranh cả PTRD-41 và PTRS-41 đều bị rút khỏi trang bị chính thức của Quân đội Liên Xô và được thay thế bằng các dòng súng chống tăng hiện đại hơn. Nguồn ảnh: Pinterest.