Theo thông tin được tờ Svpressa của Nga đăng tải, do không thể tấn công ở hướng Rabotino – Verbovoe, nằm cách phía nam thị trấn Orekhiv 5 km, quân đội Ukraine buộc phải thay đổi chiến lược và đã bắt đầu chuẩn bị cho việc phòng thủ mùa thu đông.Đã hơn 4 tháng kể từ khi Quân đội Ukraine bắt đầu nổ súng trong chiến dịch phản công, tại khu vực này, quân Ukraine bị thương vong nặng nề và không thể tiến xa. Chiến thuật hiện tại của họ là chuyển sang sử dụng lực lượng vừa và nhỏ để thực hiện các cuộc tấn công hạn chế.Mục đích của phía Ukraine là kiềm chế và ngăn chặn quân Nga phản công vào khu vực này. Tình huống này có phần trớ trêu, bởi trước đây, chính quân đội Ukraine đã cố gắng kìm chân quân Nga ở các mặt trận khác, để ngăn cản họ tiến vào đây; thì bây giờ lại ngược lại, chính quân đội Ukraine ở đây đang cầm chân ngăn cản quân Nga đi tiếp viện nơi khác.Tuy nhiên Quân đội Ukraine vẫn phải thực hiện chiến lược phản công, bởi xét cho cùng, một bộ phận đáng kể lực lượng dự bị của Lữ đoàn xung kích đường không số 82 tinh nhuệ của quân đội Ukraine, mới bước vào chiến đấu, nên lực lượng còn rất mạnh. Quân đội Ukraine hiện đang thực hiện tấn công từ phía bắc Orekhiv. Lữ đoàn xung kích đường không số 82 của Ukraine sẽ tiếp tục tấn công làng Verbovoe. Phối hợp cùng với Lữ đoàn 82 là Lữ đoàn bộ binh cơ giới 80, tuy nhiên Lữ đoàn 80 đã bị thiệt hại từ trước đó.Ở phía tây Orikhiv, quân đội Ukraine phát động một cuộc tấn công nghi binh quy mô nhỏ về hướng Zherebyanki, dường như nhằm thu hút sự chú ý của quân đội Nga và che đậy việc di chuyển của lực lượng lớn tới tiếp viện cho Kherson. Chiến trường Ukraine hai ngày qua giằng co nhưng vẫn còn quá sớm để cho rằng, quân Ukraine lúc này không thể tấn công. Tuy nhiên thời gian còn lại để Quân đội Ukraine tiếp tục các đợt phản công còn rất ít, trước khi những cơn mưa mùa thu kéo tới, biến mặt đất tại đây thành những ruộng bùn.Để chế áp các vị trí phòng ngự trực tiếp của Ukraine, quân đội Nga tăng cường sử dụng pháo phòng không 57mm S-60 để tấn công mục tiêu mặt đất. Đây là những vũ khí phòng không được chế tạo dưới thời chiến tranh Lạnh và đã được Quân đội Liên Xô loại khỏi biên chế chiến đấu từ cuối thập niên 1960. Khi cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra, Quân đội Nga đã đưa những khẩu pháo phòng không của thập niên 1950 ra khỏi kho niêm cất và tiến hành hiện đại hóa, biến chúng thành vũ khí chi viện hỏa lực trực tiếp cho bộ binh chiến đấu. Không chỉ Nga, mà cả Ukraine cũng sử dụng pháo phòng không S-60 làm vũ khí chi viện hỏa lực trực tiếp cho bộ binh chiến đấu. Nga thường sử dụng pháo phòng không S-60 để chế áp các vị trí và nơi tập trung quân của Ukraine; ngoài ra còn tiêu diệt các loại UAV của Ukraine. Những khẩu pháo phòng không S-60 nguyên bản là pháo xe kéo, nhưng được Nga và Ukraine “cơ giới hóa”, bằng cách đưa chúng lên các phương tiện vận tải hạng nặng như xe tải Ural 4320. Cả Nga và Ukraine đều có năng lực hiện đại hóa những vũ khí phòng không của thời kỳ chiến tranh Lạnh, thành vũ khí hỗ trợ bộ binh. Tuy nhiên, số pháo phòng không của Quân đội Ukraine sử dụng trên chiến trường hiện nay chỉ được “cơ giới hóa”. Còn các khẩu pháo S-60 của Nga đã được hiện đại hóa với kính ngắm, máy đo xa laser và hệ thống điều khiển hỏa lực cải tiến, giúp tiêu diệt mục tiêu chính xác hơn và xa hơn. Không chỉ có pháo phòng không 57mm S-60 được Quân đội Nga đưa vào sử dụng, theo trang Army Certification của Bỉ, một mẫu pháo phòng không nổi tiếng khác của Liên Xô là ZU-23, với hệ thống điều khiển hỏa lực tự động Kizlyar (FCS), đã xuất hiện trên chiến trường Ukraine. Mẫu pháo phòng không ZU-23 được Nga sửa đổi phù hợp, với nhiệm vụ chính là để tiêu diệt UAV của Ukraine. Nguyên lý hoạt động như sau, sử dụng đạn lắp ngòi nổ trên không ở độ cao lý tưởng, hình thành đám mây mảnh đạn, để nâng cao khả năng tiêu diệt UAV.Mẫu pháo phòng không ZU-23 ban đầu, được Quân đội Liên Xô sử dụng trong các đơn vị bộ binh cơ giới, có nhiệm vụ bảo vệ đội hình chiến đấu trước các cuộc tấn công của máy bay và trực thăng bay thấp. Hiện nay, để phù hợp với các hoạt động chiến đấu hiện đại, Nga đã sử dụng loại đạn nổ trên không. Loại đạn nổ trên không này rất phù hợp với mối đe dọa ngày càng tăng từ UAV của Ukraine. Hiện nay, Quân đội Ukraine sử dụng UAV để giám sát, trinh sát và tấn công trực tiếp. Ngoài ra, hệ thống điều khiển hỏa lực Kizlyar rất phù hợp để lắp trên các loại pháo phòng không bắn đạn pháo cỡ nòng 30, 40 và 57 mm; giúp nâng cao khả năng chống các loại UAV khác nhau. Cùng với sự phát triển của hệ thống điều khiển hỏa lực tự động Kizlyar, bản thân pháo phòng không ZU-23 cũng được cải tiến với tên gọi ZU-23M2. Ở phiên bản hiện đại hóa, ZU-23M2 được trang bị hệ thống ngắm bắn hiện đại, bao gồm máy đo xa laser và hệ thống ngắm bắn quang điện tử.Để hoạt động trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc vào ban đêm, ZU-23M2 được trang bị hệ thống truyền hình chuyên dụng. Với những nâng cấp về hệ thống điều khiển hỏa lực, giúp việc phát hiện và theo dõi chính xác các mục tiêu ngay cả trong điều kiện thời tiết khó khăn. Ngoài ra, hệ thống điều khiển hỏa lực tự động Kizlyar còn kết hợp với tên lửa phòng không tầm ngắn như Strela hoặc Igla, tạo thành chiếc ô phòng không tầm thấp hiệu quả cho Quân đội Nga chiến đấu ở chiến trường.Pháo phòng không Zu-23M2 gắn trên xe bọc thép chiến thuật K-4386 Taifun-VDV của Nga. Nguồn Eurasiantimes
Theo thông tin được tờ Svpressa của Nga đăng tải, do không thể tấn công ở hướng Rabotino – Verbovoe, nằm cách phía nam thị trấn Orekhiv 5 km, quân đội Ukraine buộc phải thay đổi chiến lược và đã bắt đầu chuẩn bị cho việc phòng thủ mùa thu đông.
Đã hơn 4 tháng kể từ khi Quân đội Ukraine bắt đầu nổ súng trong chiến dịch phản công, tại khu vực này, quân Ukraine bị thương vong nặng nề và không thể tiến xa. Chiến thuật hiện tại của họ là chuyển sang sử dụng lực lượng vừa và nhỏ để thực hiện các cuộc tấn công hạn chế.
Mục đích của phía Ukraine là kiềm chế và ngăn chặn quân Nga phản công vào khu vực này. Tình huống này có phần trớ trêu, bởi trước đây, chính quân đội Ukraine đã cố gắng kìm chân quân Nga ở các mặt trận khác, để ngăn cản họ tiến vào đây; thì bây giờ lại ngược lại, chính quân đội Ukraine ở đây đang cầm chân ngăn cản quân Nga đi tiếp viện nơi khác.
Tuy nhiên Quân đội Ukraine vẫn phải thực hiện chiến lược phản công, bởi xét cho cùng, một bộ phận đáng kể lực lượng dự bị của Lữ đoàn xung kích đường không số 82 tinh nhuệ của quân đội Ukraine, mới bước vào chiến đấu, nên lực lượng còn rất mạnh.
Quân đội Ukraine hiện đang thực hiện tấn công từ phía bắc Orekhiv. Lữ đoàn xung kích đường không số 82 của Ukraine sẽ tiếp tục tấn công làng Verbovoe. Phối hợp cùng với Lữ đoàn 82 là Lữ đoàn bộ binh cơ giới 80, tuy nhiên Lữ đoàn 80 đã bị thiệt hại từ trước đó.
Ở phía tây Orikhiv, quân đội Ukraine phát động một cuộc tấn công nghi binh quy mô nhỏ về hướng Zherebyanki, dường như nhằm thu hút sự chú ý của quân đội Nga và che đậy việc di chuyển của lực lượng lớn tới tiếp viện cho Kherson.
Chiến trường Ukraine hai ngày qua giằng co nhưng vẫn còn quá sớm để cho rằng, quân Ukraine lúc này không thể tấn công. Tuy nhiên thời gian còn lại để Quân đội Ukraine tiếp tục các đợt phản công còn rất ít, trước khi những cơn mưa mùa thu kéo tới, biến mặt đất tại đây thành những ruộng bùn.
Để chế áp các vị trí phòng ngự trực tiếp của Ukraine, quân đội Nga tăng cường sử dụng pháo phòng không 57mm S-60 để tấn công mục tiêu mặt đất. Đây là những vũ khí phòng không được chế tạo dưới thời chiến tranh Lạnh và đã được Quân đội Liên Xô loại khỏi biên chế chiến đấu từ cuối thập niên 1960.
Khi cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra, Quân đội Nga đã đưa những khẩu pháo phòng không của thập niên 1950 ra khỏi kho niêm cất và tiến hành hiện đại hóa, biến chúng thành vũ khí chi viện hỏa lực trực tiếp cho bộ binh chiến đấu.
Không chỉ Nga, mà cả Ukraine cũng sử dụng pháo phòng không S-60 làm vũ khí chi viện hỏa lực trực tiếp cho bộ binh chiến đấu. Nga thường sử dụng pháo phòng không S-60 để chế áp các vị trí và nơi tập trung quân của Ukraine; ngoài ra còn tiêu diệt các loại UAV của Ukraine.
Những khẩu pháo phòng không S-60 nguyên bản là pháo xe kéo, nhưng được Nga và Ukraine “cơ giới hóa”, bằng cách đưa chúng lên các phương tiện vận tải hạng nặng như xe tải Ural 4320. Cả Nga và Ukraine đều có năng lực hiện đại hóa những vũ khí phòng không của thời kỳ chiến tranh Lạnh, thành vũ khí hỗ trợ bộ binh.
Tuy nhiên, số pháo phòng không của Quân đội Ukraine sử dụng trên chiến trường hiện nay chỉ được “cơ giới hóa”. Còn các khẩu pháo S-60 của Nga đã được hiện đại hóa với kính ngắm, máy đo xa laser và hệ thống điều khiển hỏa lực cải tiến, giúp tiêu diệt mục tiêu chính xác hơn và xa hơn.
Không chỉ có pháo phòng không 57mm S-60 được Quân đội Nga đưa vào sử dụng, theo trang Army Certification của Bỉ, một mẫu pháo phòng không nổi tiếng khác của Liên Xô là ZU-23, với hệ thống điều khiển hỏa lực tự động Kizlyar (FCS), đã xuất hiện trên chiến trường Ukraine.
Mẫu pháo phòng không ZU-23 được Nga sửa đổi phù hợp, với nhiệm vụ chính là để tiêu diệt UAV của Ukraine. Nguyên lý hoạt động như sau, sử dụng đạn lắp ngòi nổ trên không ở độ cao lý tưởng, hình thành đám mây mảnh đạn, để nâng cao khả năng tiêu diệt UAV.
Mẫu pháo phòng không ZU-23 ban đầu, được Quân đội Liên Xô sử dụng trong các đơn vị bộ binh cơ giới, có nhiệm vụ bảo vệ đội hình chiến đấu trước các cuộc tấn công của máy bay và trực thăng bay thấp. Hiện nay, để phù hợp với các hoạt động chiến đấu hiện đại, Nga đã sử dụng loại đạn nổ trên không.
Loại đạn nổ trên không này rất phù hợp với mối đe dọa ngày càng tăng từ UAV của Ukraine. Hiện nay, Quân đội Ukraine sử dụng UAV để giám sát, trinh sát và tấn công trực tiếp. Ngoài ra, hệ thống điều khiển hỏa lực Kizlyar rất phù hợp để lắp trên các loại pháo phòng không bắn đạn pháo cỡ nòng 30, 40 và 57 mm; giúp nâng cao khả năng chống các loại UAV khác nhau.
Cùng với sự phát triển của hệ thống điều khiển hỏa lực tự động Kizlyar, bản thân pháo phòng không ZU-23 cũng được cải tiến với tên gọi ZU-23M2. Ở phiên bản hiện đại hóa, ZU-23M2 được trang bị hệ thống ngắm bắn hiện đại, bao gồm máy đo xa laser và hệ thống ngắm bắn quang điện tử.
Để hoạt động trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc vào ban đêm, ZU-23M2 được trang bị hệ thống truyền hình chuyên dụng. Với những nâng cấp về hệ thống điều khiển hỏa lực, giúp việc phát hiện và theo dõi chính xác các mục tiêu ngay cả trong điều kiện thời tiết khó khăn.
Ngoài ra, hệ thống điều khiển hỏa lực tự động Kizlyar còn kết hợp với tên lửa phòng không tầm ngắn như Strela hoặc Igla, tạo thành chiếc ô phòng không tầm thấp hiệu quả cho Quân đội Nga chiến đấu ở chiến trường.
Pháo phòng không Zu-23M2 gắn trên xe bọc thép chiến thuật K-4386 Taifun-VDV của Nga. Nguồn Eurasiantimes