Khi Liên Xô sụp đổ vào cuối năm 1991, các quốc gia mới độc lập trong lãnh thổ cũ của Liên bang Xô viết, được thừa hưởng kho vũ khí khổng lồ mà Hồng quân Liên Xô để lại; trong đó có nhiều vũ khí hết sức tiên tiến, nổi bật là máy bay chiến đấu MiG-29. Nguồn ảnh: Sina.Moldova là nước cộng hòa nhỏ trong Liên bang Xô viết, nhưng do có nhiều sân bay quân sự ở đây, nên được thừa hưởng nhiều máy bay chiến đấu, gồm 34 chiếc MiG-29 của Liên Xô, 8 trực thăng Mi-8 Hip và một số ít máy bay vận tải. Đây là một số máy bay quá lớn, đối với một quốc gia nhỏ bé như vậy. Nguồn ảnh: Sina.Với khả năng kinh tế, Moldova không đủ khả năng để duy trì lực lượng Quân đội có quy mô lớn; và tệ hơn nữa là đất nước đã rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế trầm trọng. Trong khi đó, Mỹ lo ngại Moldova sẽ bán MiG-29 cho Iran, nước có thể sử dụng chúng để tăng cường phi đội MiG-29 của họ. Nguồn ảnh: Sina.Sự "nêu cao cảnh giác" của Washington là không thừa, khi Moldova quá khó khăn về kinh tế, nước này có thể bán số máy bay này cho Iran; trong đó đáng quan tâm nhất là 14 biến thể MiG-29C, cấu hình Liên Xô chế tạo để mang vũ khí hạt nhân chiến thuật. Nguồn ảnh: Sina.Do vậy vào năm 1997, Mỹ đã dùng nhiều biện pháp, trong đó chủ yếu là tiền, để mua lại những chiếc chiến đấu cơ MiG-29 của Moldova. Washington đã mua 21 chiếc MiG-29, bao gồm 14 chiếc phiên bản C, một chiếc phiên bản B và 6 chiếc phiên bản A; những chiếc máy bay này được tháo rời, và được máy bay vận tải quân sự C-17 chở tới Dayton, bang Ohio. Nguồn ảnh: Sina.Việc mua máy bay MiG-29 của Moldova không chỉ nhằm mục đích ngăn chặn địch thủ Iran sở hữu loại chiến đấu cơ này, mà còn cho Washington cơ hội để "mổ sẻ" một trong những máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Liên Xô từng được chế tạo. Đổi lại, Moldova nhận được 40 triệu USD hỗ trợ nhân đạo, một số xe tải quân sự và các thiết bị phi sát thương khác. Nguồn ảnh: Sina.Số máy bay MiG-29 còn lại, dưới sự sức ép của Mỹ, Moldova bán cho không quân cho Eritrea và Yemen. Còn số MiG-29 được Mỹ mua, ngoài một số dùng để "mổ sẻ" nghiên cứu, số còn lại đưa vào các trung tâm thử nghiệm, huấn luyện làm mục tiêu "thật" cho các phi công Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.MiG-29 là một máy bay chiến đấu có khả năng cơ động và tính năng chiến đấu cao vào thời đó; loại tên lửa tầm ngắn Vympel R-73 (Archer AA-11) được điều khiển trực tiếp trên mũ bay của phi công; đây là công nghệ phức tạp và tiên tiến nhất vào thập niên 1990 mà lúc này Mỹ chưa hề có (đến tận năm 2003, Mỹ mới có tên lửa AIM-9X có tính năng tương tự). Nguồn ảnh: Sina.Tuy nhiên so với các lọa máy bay chiến đấu cùng thế hệ của Mỹ, MiG-29 còn thiếu các hệ thống quản lý thông tin và điện tử hàng không để cho phi công biết những gì đang diễn ra bên ngoài máy bay hoặc họ đang ở đâu. Điều này do tư duy tác chiến trên không của Liên Xô khác Mỹ, khi phi công phụ thuộc vào dẫn đường mặt đất. Nguồn ảnh: Sina.Thật ngẫu nhiên, năm 1997 cũng là năm mà một quốc gia khác ngoài khối Liên Xô cũ có được những chiếc MiG-29, đó chính là Israel; một quốc gia giấu tên Đông Âu, đã cho Israel mượn ba chiếc MiG-29 một chỗ ngồi trong vài tuần, để "nghiên cứu". Nguồn ảnh: Sina.Lúc này MiG-29 là máy bay chiến đấu phản lực tiên tiến nhất mà Liên Xô từng cung cấp cho các khách hàng Ả Rập - Iraq và sau đó là Syria; người Israel chắc chắn đã hoan nghênh một cơ hội để tự mình kiểm tra và đánh giá nó. Nguồn ảnh: Sina.Các phi công hàng đầu của Israel khi thử nghiệm chiếc MiG-29 đã rất ấn tượng. Mặc dù khác với các loại máy bay phản lực tiêu chuẩn do Mỹ sản xuất mà họ quen dùng, nhưng họ cho rằng, MiG-29 rất dễ bay. Máy tính của MiG-29 cho phép hạ cánh nếu phi công gặp khó khăn trong hạ cánh bằng tay. Nguồn ảnh: Sina.Một phi công của Israel khi bay thử nghiệm MiG-29 đã kết luận rằng “khả năng của MiG-29 tương đương và đôi khi còn vượt xa khả năng của các máy bay phản lực F-15 và F-16. MiG-29 có khả năng cơ động cao và động cơ của nó cung cấp tỷ lệ trọng lượng trên lực đẩy cao hơn, đó là một đối thủ xứng đáng”. Nguồn ảnh: Sina.Những chiếc MiG-29 do Liên Xô chế tạo, hiện không thể đáp ứng được yêu cầu của chiến tranh hiện đại, nếu nó không được nâng cấp. Ngày nay vẫn còn những lực lượng không quân tiếp tục sử dụng MiG-29 trên khắp thế giới - phần lớn ở Đông Âu, Trung Đông và Nam Á. Nguồn ảnh: Sina.Ngay cả trong khối NATO, Ba Lan hiện vẫn đang biến chế một số MiG-29, "sánh vai" cùng với chiến đấu cơ "đối địch" F-16 do Mỹ sản xuất. Thật kỳ lạ, vào tháng 8/2011, Israel đã ký một thỏa thuận để tân trang, hiện đại hóa và đại tu các máy bay MiG-29 của Ba Lan. Nhưng hiện vẫn chưa rõ năm xưa, quốc gia nào cho Israel "mượn" MiG-29? Nguồn ảnh: Sina. Cận cảnh khả năng cơ động đến đáng ngạc nhiên của tiêm kích MiG-29.
Khi Liên Xô sụp đổ vào cuối năm 1991, các quốc gia mới độc lập trong lãnh thổ cũ của Liên bang Xô viết, được thừa hưởng kho vũ khí khổng lồ mà Hồng quân Liên Xô để lại; trong đó có nhiều vũ khí hết sức tiên tiến, nổi bật là máy bay chiến đấu MiG-29. Nguồn ảnh: Sina.
Moldova là nước cộng hòa nhỏ trong Liên bang Xô viết, nhưng do có nhiều sân bay quân sự ở đây, nên được thừa hưởng nhiều máy bay chiến đấu, gồm 34 chiếc MiG-29 của Liên Xô, 8 trực thăng Mi-8 Hip và một số ít máy bay vận tải. Đây là một số máy bay quá lớn, đối với một quốc gia nhỏ bé như vậy. Nguồn ảnh: Sina.
Với khả năng kinh tế, Moldova không đủ khả năng để duy trì lực lượng Quân đội có quy mô lớn; và tệ hơn nữa là đất nước đã rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế trầm trọng. Trong khi đó, Mỹ lo ngại Moldova sẽ bán MiG-29 cho Iran, nước có thể sử dụng chúng để tăng cường phi đội MiG-29 của họ. Nguồn ảnh: Sina.
Sự "nêu cao cảnh giác" của Washington là không thừa, khi Moldova quá khó khăn về kinh tế, nước này có thể bán số máy bay này cho Iran; trong đó đáng quan tâm nhất là 14 biến thể MiG-29C, cấu hình Liên Xô chế tạo để mang vũ khí hạt nhân chiến thuật. Nguồn ảnh: Sina.
Do vậy vào năm 1997, Mỹ đã dùng nhiều biện pháp, trong đó chủ yếu là tiền, để mua lại những chiếc chiến đấu cơ MiG-29 của Moldova. Washington đã mua 21 chiếc MiG-29, bao gồm 14 chiếc phiên bản C, một chiếc phiên bản B và 6 chiếc phiên bản A; những chiếc máy bay này được tháo rời, và được máy bay vận tải quân sự C-17 chở tới Dayton, bang Ohio. Nguồn ảnh: Sina.
Việc mua máy bay MiG-29 của Moldova không chỉ nhằm mục đích ngăn chặn địch thủ Iran sở hữu loại chiến đấu cơ này, mà còn cho Washington cơ hội để "mổ sẻ" một trong những máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Liên Xô từng được chế tạo. Đổi lại, Moldova nhận được 40 triệu USD hỗ trợ nhân đạo, một số xe tải quân sự và các thiết bị phi sát thương khác. Nguồn ảnh: Sina.
Số máy bay MiG-29 còn lại, dưới sự sức ép của Mỹ, Moldova bán cho không quân cho Eritrea và Yemen. Còn số MiG-29 được Mỹ mua, ngoài một số dùng để "mổ sẻ" nghiên cứu, số còn lại đưa vào các trung tâm thử nghiệm, huấn luyện làm mục tiêu "thật" cho các phi công Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.
MiG-29 là một máy bay chiến đấu có khả năng cơ động và tính năng chiến đấu cao vào thời đó; loại tên lửa tầm ngắn Vympel R-73 (Archer AA-11) được điều khiển trực tiếp trên mũ bay của phi công; đây là công nghệ phức tạp và tiên tiến nhất vào thập niên 1990 mà lúc này Mỹ chưa hề có (đến tận năm 2003, Mỹ mới có tên lửa AIM-9X có tính năng tương tự). Nguồn ảnh: Sina.
Tuy nhiên so với các lọa máy bay chiến đấu cùng thế hệ của Mỹ, MiG-29 còn thiếu các hệ thống quản lý thông tin và điện tử hàng không để cho phi công biết những gì đang diễn ra bên ngoài máy bay hoặc họ đang ở đâu. Điều này do tư duy tác chiến trên không của Liên Xô khác Mỹ, khi phi công phụ thuộc vào dẫn đường mặt đất. Nguồn ảnh: Sina.
Thật ngẫu nhiên, năm 1997 cũng là năm mà một quốc gia khác ngoài khối Liên Xô cũ có được những chiếc MiG-29, đó chính là Israel; một quốc gia giấu tên Đông Âu, đã cho Israel mượn ba chiếc MiG-29 một chỗ ngồi trong vài tuần, để "nghiên cứu". Nguồn ảnh: Sina.
Lúc này MiG-29 là máy bay chiến đấu phản lực tiên tiến nhất mà Liên Xô từng cung cấp cho các khách hàng Ả Rập - Iraq và sau đó là Syria; người Israel chắc chắn đã hoan nghênh một cơ hội để tự mình kiểm tra và đánh giá nó. Nguồn ảnh: Sina.
Các phi công hàng đầu của Israel khi thử nghiệm chiếc MiG-29 đã rất ấn tượng. Mặc dù khác với các loại máy bay phản lực tiêu chuẩn do Mỹ sản xuất mà họ quen dùng, nhưng họ cho rằng, MiG-29 rất dễ bay. Máy tính của MiG-29 cho phép hạ cánh nếu phi công gặp khó khăn trong hạ cánh bằng tay. Nguồn ảnh: Sina.
Một phi công của Israel khi bay thử nghiệm MiG-29 đã kết luận rằng “khả năng của MiG-29 tương đương và đôi khi còn vượt xa khả năng của các máy bay phản lực F-15 và F-16. MiG-29 có khả năng cơ động cao và động cơ của nó cung cấp tỷ lệ trọng lượng trên lực đẩy cao hơn, đó là một đối thủ xứng đáng”. Nguồn ảnh: Sina.
Những chiếc MiG-29 do Liên Xô chế tạo, hiện không thể đáp ứng được yêu cầu của chiến tranh hiện đại, nếu nó không được nâng cấp. Ngày nay vẫn còn những lực lượng không quân tiếp tục sử dụng MiG-29 trên khắp thế giới - phần lớn ở Đông Âu, Trung Đông và Nam Á. Nguồn ảnh: Sina.
Ngay cả trong khối NATO, Ba Lan hiện vẫn đang biến chế một số MiG-29, "sánh vai" cùng với chiến đấu cơ "đối địch" F-16 do Mỹ sản xuất. Thật kỳ lạ, vào tháng 8/2011, Israel đã ký một thỏa thuận để tân trang, hiện đại hóa và đại tu các máy bay MiG-29 của Ba Lan. Nhưng hiện vẫn chưa rõ năm xưa, quốc gia nào cho Israel "mượn" MiG-29? Nguồn ảnh: Sina.
Cận cảnh khả năng cơ động đến đáng ngạc nhiên của tiêm kích MiG-29.