Vào giữa năm 2019, Bộ Quốc phòng Ukraine đã công bố kế hoạch nâng cấp phi đội 11 tiêm kích MiG-29 của không quân nước này, đối tác được lựa chọn là tập đoàn Elbit Systems của Israel.Mới đây trang Defense Express dẫn nguồn tin từ Kiev cho biết, Elbit Systems đã nhận được tài liệu cần thiết cho công tác hiện đại hóa máy bay chiến đấu MiG-29 của Ukraine và sẽ sớm bắt tay thực hiện.Bước đi trên nhằm đáp ứng các yêu cầu của Ukraine về thành phần công nghệ, những đặc thù của sự tương tác giữa các khí tài mới, cũng như khả năng tương thích giữa những hệ thống khác nhau và người chịu trách nhiệm cho sự hợp nhất.Sau nâng cấp, các tiêm kích MiG-29 của Ukraine sẽ tương thích với nhiều tiêu chuẩn của chiến đấu cơ NATO, chúng dự báo có năng lực tác chiến vượt trội so với hiện tại thông qua việc sử dụng được nhiều vũ khí tối tân.Diễn biến trên đã thu hút sự quan tâm sâu sắc từ phía Nga, Moskva cho rằng Ukraine hiện được trang bị phiên bản MiG-29 chỉ với cấu hình cơ bản, đây là sản phẩm của Liên Xô từ những năm 1980.Thiếu tướng hàng không, chuyên gia khoa học kỹ thuật Nga - ông Vladimir Popov giải thích rằng sau khi Liên Xô tan ra, nhiều chuyên gia cao cấp đã chuyển đến các quốc gia khác, chủ yếu là Đức, Israel và Mỹ để tiếp tục công việc của mình."Israel - hay đúng hơn là các chuyên gia Liên Xô trước đây, trên cơ sở tài liệu sẽ đơn giản sửa đổi kỹ thuật đến mức có thể chấp nhận được, vì MiG-29 của Ukraine hiện đã rất lỗi thời", ông Popov nói trong một bài bình luận trên Economy Today.Liên Xô đã trang bị vũ khí cho MiG-29 vào năm 1982, dòng máy bay này được tích cực xuất khẩu sang các nước khác, vào thời đó đây là một trong những chiến đấu cơ hàng đầu thế giới.Thời điểm năm 2018, không quân Ukraine có trong trang bị khoảng 45 máy bay chiến đấu MiG-29 trong cấu hình cơ bản được kế thừa từ Liên Xô sau năm 1991.Chỉ một vài chiếc trong số chúng đã được cải tiến thành phiên bản MiG-29MU2, tất nhiên trong thế kỷ 21, biến thể MiG-29 đời đầu không còn đáp ứng yêu cầu tác chiến và cần được nâng cấp, và Ukraine đã chọn Israel.Cần nhớ lại rằng ban đầu nước này có khoảng 2.800 máy bay - nhưng vào những năm 1990, Kiev bắt đầu bán ồ ạt thiết bị quân sự cho Trung Đông, châu Phi và các khu vực khác, ông Popov nói."Lý tưởng nhất, không quân Ukraine nên theo gương của Bulgaria khi nâng cấp lực lượng tác chiến của mình bằng máy bay hiện đại, nhưng họ không có tiền cho việc này", Thiếu tướng Popov nói.Hợp tác với Israel để hiện đại hóa MiG-29 có thể là lựa chọn tối ưu khi tính đến số tiền phải chi ra so với tính năng mang lại, bởi Tel Aviv dù sao cũng là một cường quốc khoa học kỹ thuật.Nhưng cần lưu ý rằng trước đó Elbit Systems cùng với các chuyên gia Đức đã cố gắng nâng cấp MiG-29 tại Romania theo chương trình Sniper, nhưng dự án không mang lại thành công.Tất cả các tiêm kích MiG-29 của Romania được Israel hiện đại hóa đều đã bị loại biên, không có gì bảo đảm Ukraine sẽ tránh được vết xe đổ nói trên, chuyên gia quân sự Nga bình luận.
Vào giữa năm 2019, Bộ Quốc phòng Ukraine đã công bố kế hoạch nâng cấp phi đội 11 tiêm kích MiG-29 của không quân nước này, đối tác được lựa chọn là tập đoàn Elbit Systems của Israel.
Mới đây trang Defense Express dẫn nguồn tin từ Kiev cho biết, Elbit Systems đã nhận được tài liệu cần thiết cho công tác hiện đại hóa máy bay chiến đấu MiG-29 của Ukraine và sẽ sớm bắt tay thực hiện.
Bước đi trên nhằm đáp ứng các yêu cầu của Ukraine về thành phần công nghệ, những đặc thù của sự tương tác giữa các khí tài mới, cũng như khả năng tương thích giữa những hệ thống khác nhau và người chịu trách nhiệm cho sự hợp nhất.
Sau nâng cấp, các tiêm kích MiG-29 của Ukraine sẽ tương thích với nhiều tiêu chuẩn của chiến đấu cơ NATO, chúng dự báo có năng lực tác chiến vượt trội so với hiện tại thông qua việc sử dụng được nhiều vũ khí tối tân.
Diễn biến trên đã thu hút sự quan tâm sâu sắc từ phía Nga, Moskva cho rằng Ukraine hiện được trang bị phiên bản MiG-29 chỉ với cấu hình cơ bản, đây là sản phẩm của Liên Xô từ những năm 1980.
Thiếu tướng hàng không, chuyên gia khoa học kỹ thuật Nga - ông Vladimir Popov giải thích rằng sau khi Liên Xô tan ra, nhiều chuyên gia cao cấp đã chuyển đến các quốc gia khác, chủ yếu là Đức, Israel và Mỹ để tiếp tục công việc của mình.
"Israel - hay đúng hơn là các chuyên gia Liên Xô trước đây, trên cơ sở tài liệu sẽ đơn giản sửa đổi kỹ thuật đến mức có thể chấp nhận được, vì MiG-29 của Ukraine hiện đã rất lỗi thời", ông Popov nói trong một bài bình luận trên Economy Today.
Liên Xô đã trang bị vũ khí cho MiG-29 vào năm 1982, dòng máy bay này được tích cực xuất khẩu sang các nước khác, vào thời đó đây là một trong những chiến đấu cơ hàng đầu thế giới.
Thời điểm năm 2018, không quân Ukraine có trong trang bị khoảng 45 máy bay chiến đấu MiG-29 trong cấu hình cơ bản được kế thừa từ Liên Xô sau năm 1991.
Chỉ một vài chiếc trong số chúng đã được cải tiến thành phiên bản MiG-29MU2, tất nhiên trong thế kỷ 21, biến thể MiG-29 đời đầu không còn đáp ứng yêu cầu tác chiến và cần được nâng cấp, và Ukraine đã chọn Israel.
Cần nhớ lại rằng ban đầu nước này có khoảng 2.800 máy bay - nhưng vào những năm 1990, Kiev bắt đầu bán ồ ạt thiết bị quân sự cho Trung Đông, châu Phi và các khu vực khác, ông Popov nói.
"Lý tưởng nhất, không quân Ukraine nên theo gương của Bulgaria khi nâng cấp lực lượng tác chiến của mình bằng máy bay hiện đại, nhưng họ không có tiền cho việc này", Thiếu tướng Popov nói.
Hợp tác với Israel để hiện đại hóa MiG-29 có thể là lựa chọn tối ưu khi tính đến số tiền phải chi ra so với tính năng mang lại, bởi Tel Aviv dù sao cũng là một cường quốc khoa học kỹ thuật.
Nhưng cần lưu ý rằng trước đó Elbit Systems cùng với các chuyên gia Đức đã cố gắng nâng cấp MiG-29 tại Romania theo chương trình Sniper, nhưng dự án không mang lại thành công.
Tất cả các tiêm kích MiG-29 của Romania được Israel hiện đại hóa đều đã bị loại biên, không có gì bảo đảm Ukraine sẽ tránh được vết xe đổ nói trên, chuyên gia quân sự Nga bình luận.