Tên lửa RS-28 "Sarmat" của Nga là loại tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) hạng nặng, sử dụng nhiên liệu lỏng, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và được phóng đi từ hầm phóng (silo). Ông Vladimir Degtyar, Tổng Giám đốc của Trung tâm tên lửa quốc gia Makeyev, cho biết trong một cuộc phỏng vấn cách đây vài ngày rằng, việc sản xuất hàng loạt tên lửa đạn đạo xuyên lục địa R-28 "Sarmat" đã được bắt đầu ở Nga.Theo ông Degtyar, tên lửa R-28 "Sarmat" sẽ cải thiện khả năng chiến đấu của quân đội Nga và bảo đảm an ninh quốc gia trong vòng 40 đến 50 năm tới. Ông nói rằng, ICBM R-28 sẽ trở thành phương tiện răn đe hạt nhân chính và đảm bảo duy trì hòa bình trong môi trường địa chính trị hiện nay. Thông báo được đưa ra vào thời điểm Nga được cho là đang phải “vật lộn” với tình trạng thiếu tên lửa trong kho vũ khí của mình, trong cuộc xung đột đang diễn ra với Ukraine.Tuần trước, truyền thông nhà nước Nga đưa tin, Quân đội Nga đã thử nghiệm thành công một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa R-28 phóng từ hầm chứa. Cuộc thử nghiệm tên lửa "Sarmat" đã diễn ra “thành công tốt đẹp”. Ngoài ra, hệ thống tên lửa cơ động đường bộ Yars cũng đã thể hiện khả năng của mình với việc phóng thử thành công từ Sân bay vũ trụ thử nghiệm Plesetsk. Điều này cho thấy Nga đã phát triển, thử nghiệm và chế tạo những tên lửa “quái vật” thành công như thế nào.Vụ thử đầu tiên của tên lửa R-28 "Sarmat" được thực hiện vào tháng 4/2022. Một tháng sau, vào tháng 5, trợ lý thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin và là cựu Chủ tịch Cơ quan Vũ trụ Nga Dmitry Rogozin cho biết, khoảng 48 tên lửa "Satan-2" đang được thử nghiệm, "sản xuất hàng loạt" và sẽ sớm đưa vào trực chiến.R-28 "Sarmat" sẽ thay thế tên lửa RS-20V "Vojvoda", loại tên lửa chiến lược mạnh nhất hiện có. Quá trình phát triển RS-28 "Sarmat" đã bắt đầu từ hơn một thập kỷ trước, vào năm 2011. Tên lửa R-28 có thể xuyên thủng bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào của đối phương và có khả năng bay qua các cực bắc và nam Trái đất, để sau đó quay trở lại tấn công bất cứ mục tiêu nào trên thế giới. Sau khi chương trình thử nghiệm hoàn tất, hệ thống tên lửa R-28 Sarmat sẽ gia nhập Lực lượng tên lửa chiến lược Nga. Lữ đoàn tên lửa số 1 của Sư đoàn tên Cận vệ 33 tại Uzhur, Krasnoyarsk, đã chuẩn bị tái trang bị hệ thống tên lửa mới này. Tuy nhiên việc kích hoạt những tên lửa như vậy sẽ tiếp tục tạo ra mối lo ngại từ phương Tây.Đầu năm nay, truyền hình nhà nước Nga mô phỏng cuộc tấn công hạt nhân vào 3 thủ đô châu Âu gồm Paris, Berlin và London. Qua cuộc tấn công mô phỏng cho thấy, tên lửa đạn đạo liên lục địa Sarmat mang đầu đạn hạt nhân sẽ phá hủy các thành phố trên trong vòng chưa đầy 200 giây.Theo thông tin của truyền thông Nga, “quái vật” RS-28 "Sarmat", có thể mang nhiều đầu đạn phân tách độc lập (MIRV) nặng tới 10 tấn, gồm 10 đầu đạn hạng nặng; hoặc 15 đầu đạn xâm nhập khí quyển độc lập hạng nhẹ.R-28 cũng có thể mang một số lượng chưa xác định các thiết bị bay siêu vượt âm dạng tàu lượn Avangard (HGVs) hoặc hỗn hợp các loại đầu đạn cùng nhiều mồi nhử, để đối phó và vượt qua các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo và các đầu đạn này có thể tấn công bất cứ mục tiêu nào trên trái đất. Bộ Quốc phòng Liên bang Nga tuyên bố rằng, tên lửa Sarmat là sự đáp trả với hệ thống “Vũ khí tấn công nhanh toàn cầu của Mỹ”. Theo thông tin được tiết lộ trong triển lãm "Army-2019", tên lửa liên lục địa "Sarmat" có tầm bắn 18.000 km, trọng lượng phóng hơn 210 tấn, trong đó 178 tấn nhiên liệu. Tên lửa có đường kính 3 mét và tổng chiều dài 35,5 mét.Tốc độ tên lửa R-28 đạt Mach 20,7 (25.560 km/h), tương đương 7,1 km/s; tên lửa sử dụng phương pháp dẫn đường quán tính, hiệu chỉnh sai số bằng GLONASS. Độ chính xác tên lửa đạt 10m. Nga cho rằng, tên lửa R-28 là “độc nhất vô nhị” vì tốc độ, tầm bắn và độ chính xác vô song và hoàn toàn bất khả xâm phạm trước các hệ thống phòng thủ chống tên lửa.Moscow trước đây đã phát hành một phim hoạt hình về tên lửa Sarmat. Trong video, có thể thấy một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa được phóng từ một silo, sau đó là hình ảnh minh họa tên lửa hướng vào không gian. Sau đó, ICBM R-28 mở tấm chắn mũi để lộ ra năm đầu đạn hạt nhân khi nó bay vòng quanh một Trái đất tưởng tượng.Với khả năng mang tới 15 đầu đạn hạt nhân hạng nhẹ theo kiểu phân tách, các đầu đạn này thực hiện tấn công các mục tiêu độc lập, nên một tên lửa R-28 có thể tấn công nhiều mục tiêu cùng một lúc.Tướng Sergey Karakayev, chỉ huy Lực lượng tên lửa chiến lược Nga, nói với kênh Red Star TV trong một lần tương tác trước đó rằng, tỷ lệ công suất trên trọng lượng của hệ thống tên lửa R-28, khiến quỹ đạo tên lửa có thể thay đổi, cho phép tên lửa được phóng theo nhiều quỹ đạo khác nhau. Ngoài ra, với khả năng là một tên lửa hạng nặng, R-28 có thể tấn công các mục tiêu từ ngoài khoảng không vũ trụ.Trên thực tế, vào tháng 4 năm nay, vài ngày sau vụ thử tên lửa RS-28 Sarmat đầu tiên, ông Karakayev tuyên bố rằng, ICBM Sarmat của Nga có thể tương thích với việc mang một số đầu đạn tên lửa siêu thanh Avangard. Như tờ Eurasia Info đã chỉ ra trước đây, Lực lượng tên lửa chiến lược Nga hiện có ít nhất 4 hệ thống tên lửa có khả năng xuyên phá bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào của Mỹ. Sự kết hợp giữa các loại tên lửa ICBM siêu thanh với tốc độ từ Mach 10 đến 20 có khả năng mang đầu đạn hạt nhân chắc chắn sẽ gây sốc cho phương Tây.
Tên lửa RS-28 "Sarmat" của Nga là loại tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) hạng nặng, sử dụng nhiên liệu lỏng, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và được phóng đi từ hầm phóng (silo). Ông Vladimir Degtyar, Tổng Giám đốc của Trung tâm tên lửa quốc gia Makeyev, cho biết trong một cuộc phỏng vấn cách đây vài ngày rằng, việc sản xuất hàng loạt tên lửa đạn đạo xuyên lục địa R-28 "Sarmat" đã được bắt đầu ở Nga.
Theo ông Degtyar, tên lửa R-28 "Sarmat" sẽ cải thiện khả năng chiến đấu của quân đội Nga và bảo đảm an ninh quốc gia trong vòng 40 đến 50 năm tới. Ông nói rằng, ICBM R-28 sẽ trở thành phương tiện răn đe hạt nhân chính và đảm bảo duy trì hòa bình trong môi trường địa chính trị hiện nay. Thông báo được đưa ra vào thời điểm Nga được cho là đang phải “vật lộn” với tình trạng thiếu tên lửa trong kho vũ khí của mình, trong cuộc xung đột đang diễn ra với Ukraine.
Tuần trước, truyền thông nhà nước Nga đưa tin, Quân đội Nga đã thử nghiệm thành công một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa R-28 phóng từ hầm chứa. Cuộc thử nghiệm tên lửa "Sarmat" đã diễn ra “thành công tốt đẹp”. Ngoài ra, hệ thống tên lửa cơ động đường bộ Yars cũng đã thể hiện khả năng của mình với việc phóng thử thành công từ Sân bay vũ trụ thử nghiệm Plesetsk. Điều này cho thấy Nga đã phát triển, thử nghiệm và chế tạo những tên lửa “quái vật” thành công như thế nào.
Vụ thử đầu tiên của tên lửa R-28 "Sarmat" được thực hiện vào tháng 4/2022. Một tháng sau, vào tháng 5, trợ lý thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin và là cựu Chủ tịch Cơ quan Vũ trụ Nga Dmitry Rogozin cho biết, khoảng 48 tên lửa "Satan-2" đang được thử nghiệm, "sản xuất hàng loạt" và sẽ sớm đưa vào trực chiến.
R-28 "Sarmat" sẽ thay thế tên lửa RS-20V "Vojvoda", loại tên lửa chiến lược mạnh nhất hiện có. Quá trình phát triển RS-28 "Sarmat" đã bắt đầu từ hơn một thập kỷ trước, vào năm 2011. Tên lửa R-28 có thể xuyên thủng bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào của đối phương và có khả năng bay qua các cực bắc và nam Trái đất, để sau đó quay trở lại tấn công bất cứ mục tiêu nào trên thế giới.
Sau khi chương trình thử nghiệm hoàn tất, hệ thống tên lửa R-28 Sarmat sẽ gia nhập Lực lượng tên lửa chiến lược Nga. Lữ đoàn tên lửa số 1 của Sư đoàn tên Cận vệ 33 tại Uzhur, Krasnoyarsk, đã chuẩn bị tái trang bị hệ thống tên lửa mới này. Tuy nhiên việc kích hoạt những tên lửa như vậy sẽ tiếp tục tạo ra mối lo ngại từ phương Tây.
Đầu năm nay, truyền hình nhà nước Nga mô phỏng cuộc tấn công hạt nhân vào 3 thủ đô châu Âu gồm Paris, Berlin và London. Qua cuộc tấn công mô phỏng cho thấy, tên lửa đạn đạo liên lục địa Sarmat mang đầu đạn hạt nhân sẽ phá hủy các thành phố trên trong vòng chưa đầy 200 giây.
Theo thông tin của truyền thông Nga, “quái vật” RS-28 "Sarmat", có thể mang nhiều đầu đạn phân tách độc lập (MIRV) nặng tới 10 tấn, gồm 10 đầu đạn hạng nặng; hoặc 15 đầu đạn xâm nhập khí quyển độc lập hạng nhẹ.
R-28 cũng có thể mang một số lượng chưa xác định các thiết bị bay siêu vượt âm dạng tàu lượn Avangard (HGVs) hoặc hỗn hợp các loại đầu đạn cùng nhiều mồi nhử, để đối phó và vượt qua các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo và các đầu đạn này có thể tấn công bất cứ mục tiêu nào trên trái đất.
Bộ Quốc phòng Liên bang Nga tuyên bố rằng, tên lửa Sarmat là sự đáp trả với hệ thống “Vũ khí tấn công nhanh toàn cầu của Mỹ”. Theo thông tin được tiết lộ trong triển lãm "Army-2019", tên lửa liên lục địa "Sarmat" có tầm bắn 18.000 km, trọng lượng phóng hơn 210 tấn, trong đó 178 tấn nhiên liệu. Tên lửa có đường kính 3 mét và tổng chiều dài 35,5 mét.
Tốc độ tên lửa R-28 đạt Mach 20,7 (25.560 km/h), tương đương 7,1 km/s; tên lửa sử dụng phương pháp dẫn đường quán tính, hiệu chỉnh sai số bằng GLONASS. Độ chính xác tên lửa đạt 10m. Nga cho rằng, tên lửa R-28 là “độc nhất vô nhị” vì tốc độ, tầm bắn và độ chính xác vô song và hoàn toàn bất khả xâm phạm trước các hệ thống phòng thủ chống tên lửa.
Moscow trước đây đã phát hành một phim hoạt hình về tên lửa Sarmat. Trong video, có thể thấy một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa được phóng từ một silo, sau đó là hình ảnh minh họa tên lửa hướng vào không gian. Sau đó, ICBM R-28 mở tấm chắn mũi để lộ ra năm đầu đạn hạt nhân khi nó bay vòng quanh một Trái đất tưởng tượng.
Với khả năng mang tới 15 đầu đạn hạt nhân hạng nhẹ theo kiểu phân tách, các đầu đạn này thực hiện tấn công các mục tiêu độc lập, nên một tên lửa R-28 có thể tấn công nhiều mục tiêu cùng một lúc.
Tướng Sergey Karakayev, chỉ huy Lực lượng tên lửa chiến lược Nga, nói với kênh Red Star TV trong một lần tương tác trước đó rằng, tỷ lệ công suất trên trọng lượng của hệ thống tên lửa R-28, khiến quỹ đạo tên lửa có thể thay đổi, cho phép tên lửa được phóng theo nhiều quỹ đạo khác nhau. Ngoài ra, với khả năng là một tên lửa hạng nặng, R-28 có thể tấn công các mục tiêu từ ngoài khoảng không vũ trụ.
Trên thực tế, vào tháng 4 năm nay, vài ngày sau vụ thử tên lửa RS-28 Sarmat đầu tiên, ông Karakayev tuyên bố rằng, ICBM Sarmat của Nga có thể tương thích với việc mang một số đầu đạn tên lửa siêu thanh Avangard.
Như tờ Eurasia Info đã chỉ ra trước đây, Lực lượng tên lửa chiến lược Nga hiện có ít nhất 4 hệ thống tên lửa có khả năng xuyên phá bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào của Mỹ. Sự kết hợp giữa các loại tên lửa ICBM siêu thanh với tốc độ từ Mach 10 đến 20 có khả năng mang đầu đạn hạt nhân chắc chắn sẽ gây sốc cho phương Tây.