Có lẽ ít người phản đối F-22 là loại máy bay chiến đấu tàng hình mạnh nhất thế giới, và F-22 luôn được lấy làm tiêu chí để phát triển các phiên bản máy bay chiến đấu của các quốc gia khác; không chỉ là tính năng kỹ chiến thuật, mà giá của loại máy bay này cũng thuộc hàng đắt nhất thế giới. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-22 - Nguồn: Wikipedia.Tuy nhiên F-22 cũng chưa phải là quá hoàn hảo; thứ nhất, về bán kính chiến đấu, F-22 có bán kính chiến đấu chỉ 700 km (tương đương với MiG-29 của Liên Xô đời đầu). Ngược lại, bán kính chiến đấu của F-35 là hơn 1.000 km, trong khi bán kính chiến đấu của tiêm kích chủ lực thế hệ 4 của Mỹ là F-15 có thể vượt quá 1.500 km.Điều này chủ yếu là do F-22 là máy bay tàng hình, có khoang chứa bom tích hợp, ống hút khí cong để bảo đảm khả năng tàng hình và hai động cơ chiếm nhiều không gian bên trong; kết cầu này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc bố trí thùng nhiên liệu bên trong của máy bay.Hơn nữa để đảm bảo khả năng tàng hình, trong chiến đấu, F-22 không mang theo thùng nhiên liệu phụ; vấn đề này cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến bán kính chiến đấu, của loại chiến đấu cơ tàng hình hạng nặng này.Để khắc phục bán kính hoạt động hạn chế của loại tiêm kích số 1 này, Mỹ lập rất nhiều căn cứ ở nước ngoài; đồng thời các loại máy bay phục vụ như máy bay tiếp dầu có thể hỗ trợ đắc lực cho tiêm kích F-22; nhưng điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng tác chiến của F-22.Thứ hai, hiệu suất của F-22 quá đơn lẻ, tập trung rất nhiều vào chiếm ưu thế trên không (không chiến), nhưng hiệu suất tấn công mặt đất hạn chế. Do khoang vũ khí F-22 có thể tích nhỏ, nên chỉ sử dụng tên lửa không đối không có đường kính và trọng lượng nhỏ; không có chỗ cho các loại vũ khí tấn công mặt đất dẫn đường chính xác lớn như bom JDAM.Chỉ những loại bom có đường kính nhỏ (SDB), mới được sử dụng trên F-22 để thực hiện nhiệm vụ tấn công mặt đất. Mặc dù mang theo một khối lượng lớn vũ khí, nhưng những loại vũ khí này không đủ mạnh, để đối phó với các mục tiêu kiên cố, nhất là các mục tiêu sâu dưới lòng đất hoặc hang động.Vấn đề tồn tại về vũ khí được giải quyết tốt hơn trên loại máy bay chiến đấu F-35, khi thiết kế của F-35 nhấn mạnh vào mẫu máy bay chiến đấu đa năng. Tất nhiên, cũng có thể hiểu rằng F-22 là một máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không, nên họ xem nhẹ việc tiến công mục tiêu mặt đất.Vấn đề thứ ba cũng liên quan đến khuyết điểm thứ 2, đó là khi đưa F-22 đi vào biên chế, thì Chiến tranh Lạnh kết thúc, áp lực từ Liên Xô cũ đột ngột biến mất; F-22 từ một loại máy bay chiến đấu ưu thế trên không, đột nhiên mất đi tính hữu dụng.Do đó số lượng mua F-22 đã bị cắt giảm từ hơn 700 chiếc ban đầu, xuống còn thực tế 187 chiếc (cùng 8 máy bay thử nghiệm khác), và giá một chiếc F-22 cao tới 200 triệu USD. Số lượng và giá cả đã hình thành một vòng luẩn quẩn, số lượng quá ít cũng sẽ dẫn đến chi phí vận hành và chi phí phụ tùng thay thế đắt đỏ hơn.Hơn nữa F-22 còn sử dụng sơn tàng hình đời đầu, vốn có yêu cầu cao về môi trường, bảo dưỡng và lao động, cũng như yêu cao đối với nhà chứa máy bay; điều này đòi hỏi khâu bảo đảm hậu cần - kỹ thuật với loại chiến đấu cơ này rất lớn, đưa F-22 trở thành "cục nợ" của Không quân Mỹ.Ngoài ra, trang thiết bị điện tử hàng không của F-22 cũng không tiên tiến như mọi người lầm tưởng, so với F-35 thì nó tụt hậu và không thể phát huy vai trò của F-22 là "trung tâm" tác chiến điện tử và kết nối không gian mạng.Cùng với đó là sự cố của hệ thống tạo oxy trong buồn lái, khiến phi đội F-22 phải "nằm đất"; tuy nhiên những thiếu sót này không phải là điều bất thường đối với một máy bay chiến đấu mới có độ phức tạp cao như F-22.Tuy nhiên với việc làm chủ công nghệ, F-22 đã được Không quân Mỹ nâng cấp thường xuyên để nó luôn giữ vai trò là chiến đấu cơ số 1 thế giới, nhất là các hệ thống điện tử, hàng không và liên kết mạng. Vì vậy, nếu so với các máy bay chiến đấu khác trên thế giới, F-22 vẫn là mẫu máy bay mạnh nhất về hiệu suất tổng thể. Video "Chim ăn thịt" F-22 - Tiêm kích tàng hình tiên phong - Nguồn: QPVN
Có lẽ ít người phản đối F-22 là loại máy bay chiến đấu tàng hình mạnh nhất thế giới, và F-22 luôn được lấy làm tiêu chí để phát triển các phiên bản máy bay chiến đấu của các quốc gia khác; không chỉ là tính năng kỹ chiến thuật, mà giá của loại máy bay này cũng thuộc hàng đắt nhất thế giới. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-22 - Nguồn: Wikipedia.
Tuy nhiên F-22 cũng chưa phải là quá hoàn hảo; thứ nhất, về bán kính chiến đấu, F-22 có bán kính chiến đấu chỉ 700 km (tương đương với MiG-29 của Liên Xô đời đầu). Ngược lại, bán kính chiến đấu của F-35 là hơn 1.000 km, trong khi bán kính chiến đấu của tiêm kích chủ lực thế hệ 4 của Mỹ là F-15 có thể vượt quá 1.500 km.
Điều này chủ yếu là do F-22 là máy bay tàng hình, có khoang chứa bom tích hợp, ống hút khí cong để bảo đảm khả năng tàng hình và hai động cơ chiếm nhiều không gian bên trong; kết cầu này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc bố trí thùng nhiên liệu bên trong của máy bay.
Hơn nữa để đảm bảo khả năng tàng hình, trong chiến đấu, F-22 không mang theo thùng nhiên liệu phụ; vấn đề này cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến bán kính chiến đấu, của loại chiến đấu cơ tàng hình hạng nặng này.
Để khắc phục bán kính hoạt động hạn chế của loại tiêm kích số 1 này, Mỹ lập rất nhiều căn cứ ở nước ngoài; đồng thời các loại máy bay phục vụ như máy bay tiếp dầu có thể hỗ trợ đắc lực cho tiêm kích F-22; nhưng điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng tác chiến của F-22.
Thứ hai, hiệu suất của F-22 quá đơn lẻ, tập trung rất nhiều vào chiếm ưu thế trên không (không chiến), nhưng hiệu suất tấn công mặt đất hạn chế. Do khoang vũ khí F-22 có thể tích nhỏ, nên chỉ sử dụng tên lửa không đối không có đường kính và trọng lượng nhỏ; không có chỗ cho các loại vũ khí tấn công mặt đất dẫn đường chính xác lớn như bom JDAM.
Chỉ những loại bom có đường kính nhỏ (SDB), mới được sử dụng trên F-22 để thực hiện nhiệm vụ tấn công mặt đất. Mặc dù mang theo một khối lượng lớn vũ khí, nhưng những loại vũ khí này không đủ mạnh, để đối phó với các mục tiêu kiên cố, nhất là các mục tiêu sâu dưới lòng đất hoặc hang động.
Vấn đề tồn tại về vũ khí được giải quyết tốt hơn trên loại máy bay chiến đấu F-35, khi thiết kế của F-35 nhấn mạnh vào mẫu máy bay chiến đấu đa năng. Tất nhiên, cũng có thể hiểu rằng F-22 là một máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không, nên họ xem nhẹ việc tiến công mục tiêu mặt đất.
Vấn đề thứ ba cũng liên quan đến khuyết điểm thứ 2, đó là khi đưa F-22 đi vào biên chế, thì Chiến tranh Lạnh kết thúc, áp lực từ Liên Xô cũ đột ngột biến mất; F-22 từ một loại máy bay chiến đấu ưu thế trên không, đột nhiên mất đi tính hữu dụng.
Do đó số lượng mua F-22 đã bị cắt giảm từ hơn 700 chiếc ban đầu, xuống còn thực tế 187 chiếc (cùng 8 máy bay thử nghiệm khác), và giá một chiếc F-22 cao tới 200 triệu USD. Số lượng và giá cả đã hình thành một vòng luẩn quẩn, số lượng quá ít cũng sẽ dẫn đến chi phí vận hành và chi phí phụ tùng thay thế đắt đỏ hơn.
Hơn nữa F-22 còn sử dụng sơn tàng hình đời đầu, vốn có yêu cầu cao về môi trường, bảo dưỡng và lao động, cũng như yêu cao đối với nhà chứa máy bay; điều này đòi hỏi khâu bảo đảm hậu cần - kỹ thuật với loại chiến đấu cơ này rất lớn, đưa F-22 trở thành "cục nợ" của Không quân Mỹ.
Ngoài ra, trang thiết bị điện tử hàng không của F-22 cũng không tiên tiến như mọi người lầm tưởng, so với F-35 thì nó tụt hậu và không thể phát huy vai trò của F-22 là "trung tâm" tác chiến điện tử và kết nối không gian mạng.
Cùng với đó là sự cố của hệ thống tạo oxy trong buồn lái, khiến phi đội F-22 phải "nằm đất"; tuy nhiên những thiếu sót này không phải là điều bất thường đối với một máy bay chiến đấu mới có độ phức tạp cao như F-22.
Tuy nhiên với việc làm chủ công nghệ, F-22 đã được Không quân Mỹ nâng cấp thường xuyên để nó luôn giữ vai trò là chiến đấu cơ số 1 thế giới, nhất là các hệ thống điện tử, hàng không và liên kết mạng. Vì vậy, nếu so với các máy bay chiến đấu khác trên thế giới, F-22 vẫn là mẫu máy bay mạnh nhất về hiệu suất tổng thể.
Video "Chim ăn thịt" F-22 - Tiêm kích tàng hình tiên phong - Nguồn: QPVN