Trang Avia đưa tin, một chiếc tiêm kích F-16I Sufa của không quân Israel trong lúc tác chiến đã tấn công nhầm vào đồng đội.Vụ việc được cho là do sơ suất nhập sai dữ liệu địa lý vào các mục tiêu trước cuộc tấn công, dẫn đến cuộc tấn công sai lầm.Truyền thông Nga cho biết, cuộc tấn công nhầm tuy không gây thiệt hại về nhân mạng nhưng là sự việc nghiêm trọng.Vì vậy không quân Israel đã tạm đình chỉ bay 3 tuần đối với phi công điều khiển chiếc F-16I trên.Hiện không quân Israel chưa lên tiếng chính thức về sự việc được truyền thông Nga đưa ra.Những chiến đấu cơ F-16I Sufa của Israel có thể mang tối đa 7 tấn bom đạn để tấn công các vị trí của đối phương.Được biết, F-16I Sufa là phiên bản tiêm kích F-16 hiện đại nhất của Không quân Israel - đây vốn là phiên bản nâng cấp của mẫu F-16D Block 52.F-16I trang bị 50% hệ thống điện tử hàng không do Israel chế tạo, có khả năng triển khai tên lửa không đối không Python 5, bổ sung thêm 2 thùng nhiên liệu hòa nhập khí động học CFT tăng tầm bay.Máy bay được trang bị radar khẩu độ tổng hợp AN/APG-68(V5) có chế độ tự động phát hiện và theo dõi mục tiêu, tầm trinh sát tối đa lên tới 296 km đối với phi cơ cỡ lớn và khoảng 85 km đối với tiêm kích hạng nhẹ.Bên cạnh đó, động cơ F100-PW-229 đặc trưng của F-16C/D Block 52 có độ tin cậy rất cao và hệ thống chỉ thị mục tiêu tích hợp trên mũ phi công cho khả năng không chiến cực mạnh ở cả tầm xa lẫn tầm gần.Không quân Israel hiện đang vận hành 224 chiếc F-16 (với số lượng tương ứng theo các biến thể C/D/I là 78/49/97).Không quân Israel đã nhận những chiếc F-16I Sufa đầu tiên vào năm 2003 và hoàn tất biên chế phi đội F-16I trị giá 4,5 tỷ USD vào năm 2008.Trước khi tấn công vào dải Gaza, những chiếc F-16I Sufa vẫn thường xuyên tung đòn không kích vào các vị trí của quân đội Syria và gây ra những thiệt hại nặng cho đối phương.Sức mạnh của F-16I Sufa là sự kết hợp giữa chiến đấu cơ hiện đại mạnh mẽ cùng với trình độ tác chiến đỉnh cao của phi công Israel.Với 97 chiếc đang hoạt động, F-16I Sufa được mệnh danh là "hung thần" của không quân Israel trên bầu trời Trung Đông.Dù vậy nếu tác chiến với cường độ cao như cuộc xung đột giữa Israel và Hamas đang diễn ra, rất có thể sẽ ảnh hưởng tới việc hiệp đồng tác chiến, dẫn đến những sai sót nghiêm trọng.Trong một động thái liên quan, Thủ tướng Netanyahu cho biết giai đoạn giao tranh khốc liệt ở thành phố Rafah sắp kết thúc và vạch ra kế hoạch về tương lai Gaza hậu xung đột."Giai đoạn ác liệt ở Rafah sắp kết thúc, nhưng điều đó không đồng nghĩa cuộc chiến sắp chấm dứt", Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói ngày 23/6, trong cuộc phỏng vấn đầu tiên với truyền thông trong nước kể từ khi xung đột với Hamas nổ ra hồi đầu tháng 10/2023.Ông Netanyahu cho biết sau khi giai đoạn khốc liệt qua đi, Israel sẽ tái triển khai một số lực lượng đến biên giới phía bắc với Lebanon, khu vực chứng kiến giao tranh căng thẳng gần đây."Chúng tôi làm điều đó chủ yếu vì mục đích phòng thủ, song cũng nhằm để đưa những cư dân sơ tán trở về nhà", ông nói.Thủ tướng Israel nói thêm ông sẽ không đồng ý bất kỳ thỏa thuận nào yêu cầu chấm dứt cuộc chiến ở Gaza.Bình luận này cho thấy ông có thể sẵn sàng chấp nhận thỏa thuận tạm dừng xung đột để tạo điều kiện giải cứu thêm một số con tin vẫn bị Hamas giam ở Gaza, theo giới quan sát."Mục tiêu vẫn là giải cứu những người bị bắt cóc và nhổ tận gốc Hamas ở Gaza", ông tuyên bố.
Trang Avia đưa tin, một chiếc tiêm kích F-16I Sufa của không quân Israel trong lúc tác chiến đã tấn công nhầm vào đồng đội.
Vụ việc được cho là do sơ suất nhập sai dữ liệu địa lý vào các mục tiêu trước cuộc tấn công, dẫn đến cuộc tấn công sai lầm.
Truyền thông Nga cho biết, cuộc tấn công nhầm tuy không gây thiệt hại về nhân mạng nhưng là sự việc nghiêm trọng.
Vì vậy không quân Israel đã tạm đình chỉ bay 3 tuần đối với phi công điều khiển chiếc F-16I trên.
Hiện không quân Israel chưa lên tiếng chính thức về sự việc được truyền thông Nga đưa ra.
Những chiến đấu cơ F-16I Sufa của Israel có thể mang tối đa 7 tấn bom đạn để tấn công các vị trí của đối phương.
Được biết, F-16I Sufa là phiên bản tiêm kích F-16 hiện đại nhất của Không quân Israel - đây vốn là phiên bản nâng cấp của mẫu F-16D Block 52.
F-16I trang bị 50% hệ thống điện tử hàng không do Israel chế tạo, có khả năng triển khai tên lửa không đối không Python 5, bổ sung thêm 2 thùng nhiên liệu hòa nhập khí động học CFT tăng tầm bay.
Máy bay được trang bị radar khẩu độ tổng hợp AN/APG-68(V5) có chế độ tự động phát hiện và theo dõi mục tiêu, tầm trinh sát tối đa lên tới 296 km đối với phi cơ cỡ lớn và khoảng 85 km đối với tiêm kích hạng nhẹ.
Bên cạnh đó, động cơ F100-PW-229 đặc trưng của F-16C/D Block 52 có độ tin cậy rất cao và hệ thống chỉ thị mục tiêu tích hợp trên mũ phi công cho khả năng không chiến cực mạnh ở cả tầm xa lẫn tầm gần.
Không quân Israel hiện đang vận hành 224 chiếc F-16 (với số lượng tương ứng theo các biến thể C/D/I là 78/49/97).
Không quân Israel đã nhận những chiếc F-16I Sufa đầu tiên vào năm 2003 và hoàn tất biên chế phi đội F-16I trị giá 4,5 tỷ USD vào năm 2008.
Trước khi tấn công vào dải Gaza, những chiếc F-16I Sufa vẫn thường xuyên tung đòn không kích vào các vị trí của quân đội Syria và gây ra những thiệt hại nặng cho đối phương.
Sức mạnh của F-16I Sufa là sự kết hợp giữa chiến đấu cơ hiện đại mạnh mẽ cùng với trình độ tác chiến đỉnh cao của phi công Israel.
Với 97 chiếc đang hoạt động, F-16I Sufa được mệnh danh là "hung thần" của không quân Israel trên bầu trời Trung Đông.
Dù vậy nếu tác chiến với cường độ cao như cuộc xung đột giữa Israel và Hamas đang diễn ra, rất có thể sẽ ảnh hưởng tới việc hiệp đồng tác chiến, dẫn đến những sai sót nghiêm trọng.
Trong một động thái liên quan, Thủ tướng Netanyahu cho biết giai đoạn giao tranh khốc liệt ở thành phố Rafah sắp kết thúc và vạch ra kế hoạch về tương lai Gaza hậu xung đột.
"Giai đoạn ác liệt ở Rafah sắp kết thúc, nhưng điều đó không đồng nghĩa cuộc chiến sắp chấm dứt", Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói ngày 23/6, trong cuộc phỏng vấn đầu tiên với truyền thông trong nước kể từ khi xung đột với Hamas nổ ra hồi đầu tháng 10/2023.
Ông Netanyahu cho biết sau khi giai đoạn khốc liệt qua đi, Israel sẽ tái triển khai một số lực lượng đến biên giới phía bắc với Lebanon, khu vực chứng kiến giao tranh căng thẳng gần đây.
"Chúng tôi làm điều đó chủ yếu vì mục đích phòng thủ, song cũng nhằm để đưa những cư dân sơ tán trở về nhà", ông nói.
Thủ tướng Israel nói thêm ông sẽ không đồng ý bất kỳ thỏa thuận nào yêu cầu chấm dứt cuộc chiến ở Gaza.
Bình luận này cho thấy ông có thể sẵn sàng chấp nhận thỏa thuận tạm dừng xung đột để tạo điều kiện giải cứu thêm một số con tin vẫn bị Hamas giam ở Gaza, theo giới quan sát.
"Mục tiêu vẫn là giải cứu những người bị bắt cóc và nhổ tận gốc Hamas ở Gaza", ông tuyên bố.