Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly mong muốn tiếp tục cung cấp máy bay chiến đấu Rafale M, cho tàu sân bay thứ 2 của Ấn Độ INS Vikrant. Trước đó, Ấn Độ đã ký một thỏa thuận liên chính phủ với Pháp vào tháng 9/2016 để mua 36 máy bay chiến đấu Rafale với chi phí khoảng 8,7 tỉ USD.Pháp sẵn sàng cung cấp thêm máy bay chiến đấu Rafale cho Ấn Độ nếu như họ yêu cầu, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly cho biết, đồng thời lưu ý rằng việc hai đối tác chiến lược sử dụng cùng một loại máy bay là phản ánh "tài sản và sức mạnh thực sự" trong quan hệ Pháp - Ấn.Bà Parly trong chuyến thăm Ấn Độ, cũng nói rằng Pháp hoàn toàn cam kết hỗ trợ sáng kiến “Sản xuất tại Ấn Độ” và cho phép các nhà sản xuất Ấn Độ gia nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu của Pháp. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp đưa ra nhận xét trong một phiên tương tác do Trung tâm Ananta về hợp tác Ấn Độ - Pháp tổ chức.Bộ trưởng Quốc phòng Pháp chia sẻ cảm xúc vui mừng vì Không quân Ấn Độ hài lòng với máy bay Rafale của Pháp và bà Parly rất tự hào rằng mặc dù chịu ảnh hưởng lớn vì đại dịch Covid-19, nhưng 36 chiếc máy bay Rafale vẫn được giao đúng thời hạn theo hợp đồng.Đại sứ quán Pháp cho biết tổng cộng 33 máy bay phản lực Rafale đã được chuyển đến Ấn Độ theo lịch trình bất chấp đại dịch Covid-19. Lô 5 chiếc máy bay phản lực Rafale đầu tiên do hãng hàng không vũ trụ Dassault Aviation của Pháp sản xuất đã đến Ấn Độ vào ngày 29/7 năm ngoái.Bộ trưởng Pháp cũng đề cập đến việc Ấn Độ đóng tàu sân bay thứ hai và chỉ ra rằng Pháp sẽ quan tâm đến việc cung cấp các máy bay chiến đấu phản lực phục vụ trên tàu sân bay thứ hai của Ấn Độ.Bộ trưởng Parly cho rằng tàu sân bay thứ hai của Ấn Độ sẽ sớm hoàn thành và máy bay Rafale được phục vụ trên con tàu này là rất cần thiết. Pháp thể hiện thái độ cởi mở và sẵn sàng cung cấp bất kỳ loại Rafale nào khác nếu như Ấn Độ có nhu cầu.Hàng không mẫu hạm sản xuất trong nước đầu tiên của Ấn Độ (IAC) Vikrant dự kiến sẽ được đưa vào biên chế trong Hải quân Ấn Độ vào tháng 8 năm sau. Trong phần bình luận của mình, bà Parly cho biết Pháp và Ấn Độ đều “cam kết về mặt cơ bản” đối với chủ quyền và độc lập quốc gia.Bà Parly cũng nhấn mạnh, Pháp luôn hơn bất kỳ quốc gia nào khác hiểu rõ sự cần thiết các nội dung mà Ấn Độ cần và hoàn toàn cam kết thực hiện sáng kiến “Sản xuất vũ khí tại Ấn Độ” cũng như sự hội nhập sâu hơn nữa của các nhà sản xuất Ấn Độ vào chuỗi cung ứng toàn cầu của Bộ Quốc phòng Pháp.Bà Parly cho biết sáng kiến “Sản xuất vũ khí tại Ấn Độ” đã trở thành hiện thực đối với ngành công nghiệp Pháp trong vài năm qua, đặc biệt là đối với các thiết bị quốc phòng như tàu ngầm.Ngoài ra, trong chuyến thăm Bộ trưởng Quốc phòng Pháp cũng đã hội đàm rộng rãi với người đồng cấp Ấn Độ Rajnath Singh với trọng tâm là tăng cường hơn nữa hợp tác quốc phòng và an ninh song phương giữa hai nước. Mối quan hệ quốc phòng và chiến lược giữa Ấn Độ và Pháp đang tăng trong vài năm qua.Được biết, Pháp đang thuyết phục Ấn độ về việc bắt đầu đàm phán để mua thêm một lô 36 máy bay phản lực Rafale khác. Máy bay phản lực Rafale là thương vụ mua máy bay chiến đấu lớn đầu tiên của Ấn Độ trong 23 năm sau khi nước này mua máy bay chiến đấu Sukhoi-30MKI và MiG 29K được nhập khẩu từ Nga.Máy bay phản lực Rafale có khả năng mang nhiều loại vũ khí mạnh. Tập đoàn sản xuất tên lửa châu Âu MBDA’s Meteor không đối không và tên lửa hành trình Scalp sẽ là trụ cột trong gói vũ khí của máy bay phản lực Rafale.Meteor là tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn thế hệ tiếp theo (BVRAAM), được thiết kế để cách mạng hóa không chiến trên các chiến đấu cơ của Pháp và NATO.Trong một diễn biến khác, Ấn độ đã mua một lô 21 chiếc tiêm kích MiG-29 từ Nga. Toàn bộ số MiG-29 này sẽ được nâng cấp lên chuẩn phiên bản MiG-29 UPG với radar AESA Uttam do Ấn độ tự sản xuất.Radar Uttam là chìa khoá để không quân Ấn độ có thể tích hợp được tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn Astra do DRDO - Ấn độ phát triển. Nó được cho rằng sẽ thay thế toàn bộ radar PESA N011-M Bar của Su-30 MKI và Zhuk ME của MiG-29K.Hiện nay, Mỹ cũng đã ngỏ lời muốn chuyển giao công nghệ và hợp tác sản xuất tàu sân bay hạt nhân cho Ấn Độ. Tàu sân bay hạt nhân tương lai của Ấn độ có công nghệ từ Mỹ sẽ sử dụng toàn bộ tiêm kích hạm F/A-18 Super Hornet Block 3. Một phiên bản hiện đại hoá mới nhất của dòng tiêm kích này tiệm cận thế hệ thứ 5 này.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly mong muốn tiếp tục cung cấp máy bay chiến đấu Rafale M, cho tàu sân bay thứ 2 của Ấn Độ INS Vikrant. Trước đó, Ấn Độ đã ký một thỏa thuận liên chính phủ với Pháp vào tháng 9/2016 để mua 36 máy bay chiến đấu Rafale với chi phí khoảng 8,7 tỉ USD.
Pháp sẵn sàng cung cấp thêm máy bay chiến đấu Rafale cho Ấn Độ nếu như họ yêu cầu, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly cho biết, đồng thời lưu ý rằng việc hai đối tác chiến lược sử dụng cùng một loại máy bay là phản ánh "tài sản và sức mạnh thực sự" trong quan hệ Pháp - Ấn.
Bà Parly trong chuyến thăm Ấn Độ, cũng nói rằng Pháp hoàn toàn cam kết hỗ trợ sáng kiến “Sản xuất tại Ấn Độ” và cho phép các nhà sản xuất Ấn Độ gia nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu của Pháp. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp đưa ra nhận xét trong một phiên tương tác do Trung tâm Ananta về hợp tác Ấn Độ - Pháp tổ chức.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp chia sẻ cảm xúc vui mừng vì Không quân Ấn Độ hài lòng với máy bay Rafale của Pháp và bà Parly rất tự hào rằng mặc dù chịu ảnh hưởng lớn vì đại dịch Covid-19, nhưng 36 chiếc máy bay Rafale vẫn được giao đúng thời hạn theo hợp đồng.
Đại sứ quán Pháp cho biết tổng cộng 33 máy bay phản lực Rafale đã được chuyển đến Ấn Độ theo lịch trình bất chấp đại dịch Covid-19. Lô 5 chiếc máy bay phản lực Rafale đầu tiên do hãng hàng không vũ trụ Dassault Aviation của Pháp sản xuất đã đến Ấn Độ vào ngày 29/7 năm ngoái.
Bộ trưởng Pháp cũng đề cập đến việc Ấn Độ đóng tàu sân bay thứ hai và chỉ ra rằng Pháp sẽ quan tâm đến việc cung cấp các máy bay chiến đấu phản lực phục vụ trên tàu sân bay thứ hai của Ấn Độ.
Bộ trưởng Parly cho rằng tàu sân bay thứ hai của Ấn Độ sẽ sớm hoàn thành và máy bay Rafale được phục vụ trên con tàu này là rất cần thiết. Pháp thể hiện thái độ cởi mở và sẵn sàng cung cấp bất kỳ loại Rafale nào khác nếu như Ấn Độ có nhu cầu.
Hàng không mẫu hạm sản xuất trong nước đầu tiên của Ấn Độ (IAC) Vikrant dự kiến sẽ được đưa vào biên chế trong Hải quân Ấn Độ vào tháng 8 năm sau. Trong phần bình luận của mình, bà Parly cho biết Pháp và Ấn Độ đều “cam kết về mặt cơ bản” đối với chủ quyền và độc lập quốc gia.
Bà Parly cũng nhấn mạnh, Pháp luôn hơn bất kỳ quốc gia nào khác hiểu rõ sự cần thiết các nội dung mà Ấn Độ cần và hoàn toàn cam kết thực hiện sáng kiến “Sản xuất vũ khí tại Ấn Độ” cũng như sự hội nhập sâu hơn nữa của các nhà sản xuất Ấn Độ vào chuỗi cung ứng toàn cầu của Bộ Quốc phòng Pháp.
Bà Parly cho biết sáng kiến “Sản xuất vũ khí tại Ấn Độ” đã trở thành hiện thực đối với ngành công nghiệp Pháp trong vài năm qua, đặc biệt là đối với các thiết bị quốc phòng như tàu ngầm.
Ngoài ra, trong chuyến thăm Bộ trưởng Quốc phòng Pháp cũng đã hội đàm rộng rãi với người đồng cấp Ấn Độ Rajnath Singh với trọng tâm là tăng cường hơn nữa hợp tác quốc phòng và an ninh song phương giữa hai nước. Mối quan hệ quốc phòng và chiến lược giữa Ấn Độ và Pháp đang tăng trong vài năm qua.
Được biết, Pháp đang thuyết phục Ấn độ về việc bắt đầu đàm phán để mua thêm một lô 36 máy bay phản lực Rafale khác. Máy bay phản lực Rafale là thương vụ mua máy bay chiến đấu lớn đầu tiên của Ấn Độ trong 23 năm sau khi nước này mua máy bay chiến đấu Sukhoi-30MKI và MiG 29K được nhập khẩu từ Nga.
Máy bay phản lực Rafale có khả năng mang nhiều loại vũ khí mạnh. Tập đoàn sản xuất tên lửa châu Âu MBDA’s Meteor không đối không và tên lửa hành trình Scalp sẽ là trụ cột trong gói vũ khí của máy bay phản lực Rafale.
Meteor là tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn thế hệ tiếp theo (BVRAAM), được thiết kế để cách mạng hóa không chiến trên các chiến đấu cơ của Pháp và NATO.
Trong một diễn biến khác, Ấn độ đã mua một lô 21 chiếc tiêm kích MiG-29 từ Nga. Toàn bộ số MiG-29 này sẽ được nâng cấp lên chuẩn phiên bản MiG-29 UPG với radar AESA Uttam do Ấn độ tự sản xuất.
Radar Uttam là chìa khoá để không quân Ấn độ có thể tích hợp được tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn Astra do DRDO - Ấn độ phát triển. Nó được cho rằng sẽ thay thế toàn bộ radar PESA N011-M Bar của Su-30 MKI và Zhuk ME của MiG-29K.
Hiện nay, Mỹ cũng đã ngỏ lời muốn chuyển giao công nghệ và hợp tác sản xuất tàu sân bay hạt nhân cho Ấn Độ. Tàu sân bay hạt nhân tương lai của Ấn độ có công nghệ từ Mỹ sẽ sử dụng toàn bộ tiêm kích hạm F/A-18 Super Hornet Block 3. Một phiên bản hiện đại hoá mới nhất của dòng tiêm kích này tiệm cận thế hệ thứ 5 này.