Truyền thông Ấn Độ đưa tin, đến giữa năm 2021, Căn cứ Không quân Hashimala ở khu vực Alipudur của Tây Bengal, dự kiến sẽ tiếp nhận lô máy bay chiến đấu Rafale thứ hai mà Ấn Độ mua từ Pháp. Ảnh: Bài báo trên trang Eurasia Times về việc Ấn Độ triển khai máy bay Rafale - Nguồn: Chụp màn hình.Căn cứ Không quân Hasimala của Ấn Độ được đánh giá là vị trí có ý nghĩa chiến lược của vô cùng quan trọng, vì nó chỉ cách Lhasa, thủ phủ Tây Tạng của Trung Quốc có 364 km. Ảnh: Căn cứ Hasimala - Nguồn: Google MapCăn cứ Hashimala thuộc Bộ Tư lệnh Lực lượng Không quân Miền Đông của Ấn Độ, có trụ sở chính tại Shillong; Bộ tư lệnh Không quân Miền Đông chịu trách nhiệm về an ninh cho khu vực tuyến kiểm soát thực tế (LAC) giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Ảnh: Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh chụp ảnh với máy bay Rafale - Nguồn: AFPTướng Barbora, cựu Phó Tham mưu trưởng Không quân Ấn Độ cũng xác nhận, căn cứ thứ hai để triển khai máy bay chiến đấu Rafale sẽ là Căn cứ Không quân Hashimala ở Tây Bengal. Ảnh: Máy bay Rafale của Ấn Độ - Nguồn: AFPVề sức mạnh không quân, Pakistan không phải là đối thủ thực sự, nhưng nước láng giềng phía bắc của Ấn Độ là Trung Quốc là đối thủ rất mạnh; việc tăng cường số chiến đấu cơ Rafale lên khu vực này, nhằm đối phó với lực lượng không quân hùng hậu của Trung Quốc. Ảnh: Máy bay Rafale của Ấn Độ - Nguồn: AFPKhi chưa có chiến đấu cơ Rafales, Ấn Độ đã triển khai 3 phi đội tiêm kích Su-30 MKI ở khu vực phía bắc. Khi có Rafale, Ấn Độ sẽ có đủ số lượng máy bay chiến đấu để đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc. Ảnh: Chiến đấu cơ Su-30MKI của Ấn Độ - Nguồn: Wkipedia.Lô 5 chiếc Rafale đầu tiên được Pháp bàn giao cho Ấn Độ vào tháng 7 vừa qua đã được triển khai tới Căn cứ Không quân Ambala ở bang Punjab, nhằm đối phó với mối đe dọa từ Pakistan, nhất là khu vực tranh chấp Jamu và Kashmir. Ảnh: Máy bay Rafale của Ấn Độ - Nguồn: AFPNew Delhi đã phân bổ ngân sách 4 tỷ rupee (tương đương 54 triệu USD) cho hai căn cứ không quân Ambala và Hasimala để xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng hầm trú ẩn phòng không và xây dựng cơ sở bảo dưỡng mới, để triển khai máy bay chiến đấu Rafale. Ảnh: Máy bay Rafale của Ấn Độ - Nguồn: AFPCăn cứ không quân Hashimala được thành lập sau Chiến tranh Trung-Ấn năm 1962. Trước đó, Ấn Độ đã thường xuyên triển khai một phi đội máy bay chiến đấu MiG-27 tại đây. Ngoài ra căn cứ không quân Hashimala còn triển khai nhiều loại máy bay chiến đấu như MiG-21Bis và trực thăng vũ trang. Ảnh: Máy bay Rafale của Ấn Độ - Nguồn: AFPTrước đó, Ấn Độ đã lên kế hoạch triển khai một phi đội máy bay chiến đấu Rafale tại Căn cứ Không quân Sasawa ở bang Uttar Pradesh. Tuy nhiên, do vướng việc thu hồi đất đai và các vấn đề khác, nên cuối cùng đã chọn Căn cứ Không quân Ambala để triển khai số Rafale, nhằm chuẩn bị cho cuộc xung đột với Trung Quốc ở khu vực phía Đông Bắc. Ảnh: Máy bay Rafale của Ấn Độ - Nguồn: AFPHiện nay lực lượng phòng thủ của Ấn Độ ở khu vực biên giới phía đông bắc còn yếu; và cũng vì lý do này, Căn cứ Không quân Hashimala đã được tăng cường những loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất, có tầm bao phủ rộng và có thể hoạt động ở những độ cao lớn. Ảnh: Máy bay Rafale của Ấn Độ - Nguồn: AFPSau cuộc xung đột gần Thung lũng Galvan với Trung Quốc hồi tháng 6 vừa qua, Ấn Độ đã tăng cường sức mạnh quân sự thông qua việc mua sắm khẩn cấp vũ khí và thiết bị, nhất là lực lượng không quân. Ảnh: Máy bay Rafale của Ấn Độ - Nguồn: AFPCăn cứ Không quân Hashimala có nhiệm vụ canh gác hành lang Siliguri gần phía bắc Bangladesh, đây là một khu vực hẹp và dài, rộng khoảng 22 km, nối liền đất liền Ấn Độ và các bang phía đông bắc. Hành lang Siliguri giáp với Nepal ở phía bắc và Bangladesh ở phía nam, được mệnh danh là “Cổ gà Ấn Độ” và có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Ảnh: Máy bay Rafale của Ấn Độ - Nguồn: AFPNgoài ra, căn cứ Hashimala còn có nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực cho lực lượng canh gác đèo Natura ở Sikkim, nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của các nước láng giềng vào khu vực chiến lược này. Ảnh: Máy bay Rafale của Ấn Độ - Nguồn: AFP Video Máy bay tiêm kích Rafale của Pháp - Nguồn: QPVN
Truyền thông Ấn Độ đưa tin, đến giữa năm 2021, Căn cứ Không quân Hashimala ở khu vực Alipudur của Tây Bengal, dự kiến sẽ tiếp nhận lô máy bay chiến đấu Rafale thứ hai mà Ấn Độ mua từ Pháp. Ảnh: Bài báo trên trang Eurasia Times về việc Ấn Độ triển khai máy bay Rafale - Nguồn: Chụp màn hình.
Căn cứ Không quân Hasimala của Ấn Độ được đánh giá là vị trí có ý nghĩa chiến lược của vô cùng quan trọng, vì nó chỉ cách Lhasa, thủ phủ Tây Tạng của Trung Quốc có 364 km. Ảnh: Căn cứ Hasimala - Nguồn: Google Map
Căn cứ Hashimala thuộc Bộ Tư lệnh Lực lượng Không quân Miền Đông của Ấn Độ, có trụ sở chính tại Shillong; Bộ tư lệnh Không quân Miền Đông chịu trách nhiệm về an ninh cho khu vực tuyến kiểm soát thực tế (LAC) giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Ảnh: Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh chụp ảnh với máy bay Rafale - Nguồn: AFP
Tướng Barbora, cựu Phó Tham mưu trưởng Không quân Ấn Độ cũng xác nhận, căn cứ thứ hai để triển khai máy bay chiến đấu Rafale sẽ là Căn cứ Không quân Hashimala ở Tây Bengal. Ảnh: Máy bay Rafale của Ấn Độ - Nguồn: AFP
Về sức mạnh không quân, Pakistan không phải là đối thủ thực sự, nhưng nước láng giềng phía bắc của Ấn Độ là Trung Quốc là đối thủ rất mạnh; việc tăng cường số chiến đấu cơ Rafale lên khu vực này, nhằm đối phó với lực lượng không quân hùng hậu của Trung Quốc. Ảnh: Máy bay Rafale của Ấn Độ - Nguồn: AFP
Khi chưa có chiến đấu cơ Rafales, Ấn Độ đã triển khai 3 phi đội tiêm kích Su-30 MKI ở khu vực phía bắc. Khi có Rafale, Ấn Độ sẽ có đủ số lượng máy bay chiến đấu để đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc. Ảnh: Chiến đấu cơ Su-30MKI của Ấn Độ - Nguồn: Wkipedia.
Lô 5 chiếc Rafale đầu tiên được Pháp bàn giao cho Ấn Độ vào tháng 7 vừa qua đã được triển khai tới Căn cứ Không quân Ambala ở bang Punjab, nhằm đối phó với mối đe dọa từ Pakistan, nhất là khu vực tranh chấp Jamu và Kashmir. Ảnh: Máy bay Rafale của Ấn Độ - Nguồn: AFP
New Delhi đã phân bổ ngân sách 4 tỷ rupee (tương đương 54 triệu USD) cho hai căn cứ không quân Ambala và Hasimala để xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng hầm trú ẩn phòng không và xây dựng cơ sở bảo dưỡng mới, để triển khai máy bay chiến đấu Rafale. Ảnh: Máy bay Rafale của Ấn Độ - Nguồn: AFP
Căn cứ không quân Hashimala được thành lập sau Chiến tranh Trung-Ấn năm 1962. Trước đó, Ấn Độ đã thường xuyên triển khai một phi đội máy bay chiến đấu MiG-27 tại đây. Ngoài ra căn cứ không quân Hashimala còn triển khai nhiều loại máy bay chiến đấu như MiG-21Bis và trực thăng vũ trang. Ảnh: Máy bay Rafale của Ấn Độ - Nguồn: AFP
Trước đó, Ấn Độ đã lên kế hoạch triển khai một phi đội máy bay chiến đấu Rafale tại Căn cứ Không quân Sasawa ở bang Uttar Pradesh. Tuy nhiên, do vướng việc thu hồi đất đai và các vấn đề khác, nên cuối cùng đã chọn Căn cứ Không quân Ambala để triển khai số Rafale, nhằm chuẩn bị cho cuộc xung đột với Trung Quốc ở khu vực phía Đông Bắc. Ảnh: Máy bay Rafale của Ấn Độ - Nguồn: AFP
Hiện nay lực lượng phòng thủ của Ấn Độ ở khu vực biên giới phía đông bắc còn yếu; và cũng vì lý do này, Căn cứ Không quân Hashimala đã được tăng cường những loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất, có tầm bao phủ rộng và có thể hoạt động ở những độ cao lớn. Ảnh: Máy bay Rafale của Ấn Độ - Nguồn: AFP
Sau cuộc xung đột gần Thung lũng Galvan với Trung Quốc hồi tháng 6 vừa qua, Ấn Độ đã tăng cường sức mạnh quân sự thông qua việc mua sắm khẩn cấp vũ khí và thiết bị, nhất là lực lượng không quân. Ảnh: Máy bay Rafale của Ấn Độ - Nguồn: AFP
Căn cứ Không quân Hashimala có nhiệm vụ canh gác hành lang Siliguri gần phía bắc Bangladesh, đây là một khu vực hẹp và dài, rộng khoảng 22 km, nối liền đất liền Ấn Độ và các bang phía đông bắc. Hành lang Siliguri giáp với Nepal ở phía bắc và Bangladesh ở phía nam, được mệnh danh là “Cổ gà Ấn Độ” và có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Ảnh: Máy bay Rafale của Ấn Độ - Nguồn: AFP
Ngoài ra, căn cứ Hashimala còn có nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực cho lực lượng canh gác đèo Natura ở Sikkim, nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của các nước láng giềng vào khu vực chiến lược này. Ảnh: Máy bay Rafale của Ấn Độ - Nguồn: AFP
Video Máy bay tiêm kích Rafale của Pháp - Nguồn: QPVN