Khi bắt đầu tham gia vào cuộc chiến Syria vào cuối tháng 9/2015, Lực lượng Không quân Nga đóng tại Syria, đã sử dụng một số lượng lớn các loại bom, đạn với phương thức dẫn đường khác nhau.Nếu Quân đội Nga sử dụng vũ khí chính xác như không quân của NATO trong cuộc không kích Nam Tư năm 1999 thì chỉ trong thời gian rất ngắn, Không quân Nga đóng tại Syria sẽ sử dụng gần hết kho vũ khí chính xác của họ.Mặc dù Bộ Quốc phòng Nga thông báo đã đặt lệnh khẩn cấp và nhà máy sẽ sớm đáp ứng nhu cầu, nhưng lực lượng Không quân Nga đóng tại Syria chủ yếu sử dụng vũ khí hàng không không có điều khiển, và chỉ sử dụng vũ khí dẫn đường trừ khi mục tiêu giá trị giá trị cao.Giờ đây, Không quân Nga cũng đang phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan, khi thiếu vũ khí hàng không dẫn đường; điều này không chỉ dẫn đến việc không tiêu diệt được mạng lưới phòng không của Ukraine và thiếu ưu thế trên không ở một mức độ nhất định. Ngoài ra việc thiếu vũ khí dẫn đường, đã hạn chế nghiêm trọng hiệu suất các cuộc tấn công của Không quân Nga, chiến đấu trong môi trường đô thị. Đặc biệt là dân thường chưa sơ tán được ra khỏi các thành phố.Trong cuộc chiến gần như được truyền hình trực tiếp trên toàn cầu, do vậy Không quân Nga không dám thả bom không điều khiển như ở chiến trường Syria, vì sợ chúng sẽ kích động phản ứng mạnh mẽ hơn từ phương Tây, nhất là khi hầu hết các Châu Âu đứng về phía Ukraine.Trong khi đó lực lượng phòng không Ukraine vẫn “sống dai”, đặc biệt họ được trang bị nhiều tên lửa phòng không vác vai hiện đại, trong đó có tên lửa Stinger của Mỹ. Đây là “sát thủ” của những máy bay chiến đấu bay thấp, bổ nhào và trực thăng.Khi Không quân Nga không có đủ vũ khí điều khiển chính xác, phóng từ ngoài vùng hỏa lực phòng không của đối phương, bắt buộc máy bay chiến đấu Nga phải thực hiện động tác ném bom bổ nhào; và đây là cơ hội cho tên lửa vác vai của Ukraine tiêu diệt máy bay Nga.Trong ngày đầu tiên của cuộc chiến, quân đội Nga đã sử dụng nhiều loại tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo, các tên lửa này được phóng bởi lực lượng Không quân, Hải quân và Lục quân Nga. Những vũ khí này chủ yếu tấn công các mục tiêu quan trọng của Quân đội Ukraine.Đánh giá tình hình, làn sóng tấn công này không mang lại hiệu quả như mong đợi; hệ thống chỉ huy của Quân đội Ukraine hầu như không bị ảnh hưởng theo bất kỳ cách nào và mạng lưới phòng không vẫn đang hoạt động. Điều này đã hạn chế nghiêm trọng sức mạnh của Không quân Nga trên lãnh thổ Ukraine.Hiện tại đã có rất nhiều hình ảnh và video cho thấy, độ chính xác khi tấn công của tên lửa Nga không tốt như những gì đã tuyên bố trước đó; ít nhất là không có khả năng tấn công kiểu “phẫu thuật” như Quân đội Mỹ thường tiến hành trong những cuộc chiến gần đây.Trong cuộc tấn công vào một căn cứ không quân của Ukraine vào ngày 26/2, Quân đội Nga phóng 7 quả tên lửa đạn đạo OTR-21 Tochka; nhưng chỉ có 7 quả trúng mục tiêu và 3 quả còn lại bắn trượt. Còn các mảnh vỡ của một số tên lửa hành trình của Nga cho thấy, chúng dường như không bị đánh chặn bởi lực lượng phòng không Ukraine, mà bị rơi do trục trặc kỹ thuật, phù hợp với nhận xét trước đây của NATO về chất lượng vũ khí của quân đội Nga ở chiến trường Syria. Về mức độ chính xác và tin cậy của tên lửa hành trình Nga ở chiến trường Syria, so với các loại vũ khí tương tự của NATO thì vẫn còn một khoảng cách đáng kể. Thậm chí nhiều quả bom dẫn đường do Quân đội Nga ném xuống, hoàn toàn không có tác dụng.Quân đội Nga đã phát triển nhiều loại vũ khí tấn công chiến lược trong những năm gần đây, đặc biệt là tên lửa siêu thanh. Tuy nhiên trong cuộc chiến tại Ukraine, chủ lực vẫn là các tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo đang ở trong biên chế Quân đội Nga.Không thể phủ định, nhiều vũ khí dẫn đường của Nga có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Những tên lửa này nếu được sử dụng để làm vũ khí răn đe NATO, thì sẽ có tác dụng răn đe nhất định.Nhưng trên thực tế, nếu quân đội Nga sử dụng ồ ạt tên lửa hành trình ở Syria, thì đây là một phương thức tác chiến cực kỳ lãng phí, hiệu suất kém xa so với việc điều trực tiếp lực lượng Không quân Nga đóng tại Syria, ném bom không điều khiển.Tuy nhiên bản chất việc sử dụng vũ khí công nghệ cao, để chống lại các lực lượng vũ trang cực đoan tại Syria, ngoài để thử nghiệm vũ khí trong điều kiện thực chiến, thì cũng là mục đích để “răn đe” NATO.Và trong cuộc chiến với Ukraine, vũ khí chính xác cao phải được sử dụng nhiều. Dù là hiệu suất, độ tin cậy hay số lượng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, điều này liên quan nhiều đến chiến thuật và những khó khăn của quân đội Nga đang vấp phải. Nguồn ảnh: Pinterest.
Khi bắt đầu tham gia vào cuộc chiến Syria vào cuối tháng 9/2015, Lực lượng Không quân Nga đóng tại Syria, đã sử dụng một số lượng lớn các loại bom, đạn với phương thức dẫn đường khác nhau.
Nếu Quân đội Nga sử dụng vũ khí chính xác như không quân của NATO trong cuộc không kích Nam Tư năm 1999 thì chỉ trong thời gian rất ngắn, Không quân Nga đóng tại Syria sẽ sử dụng gần hết kho vũ khí chính xác của họ.
Mặc dù Bộ Quốc phòng Nga thông báo đã đặt lệnh khẩn cấp và nhà máy sẽ sớm đáp ứng nhu cầu, nhưng lực lượng Không quân Nga đóng tại Syria chủ yếu sử dụng vũ khí hàng không không có điều khiển, và chỉ sử dụng vũ khí dẫn đường trừ khi mục tiêu giá trị giá trị cao.
Giờ đây, Không quân Nga cũng đang phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan, khi thiếu vũ khí hàng không dẫn đường; điều này không chỉ dẫn đến việc không tiêu diệt được mạng lưới phòng không của Ukraine và thiếu ưu thế trên không ở một mức độ nhất định.
Ngoài ra việc thiếu vũ khí dẫn đường, đã hạn chế nghiêm trọng hiệu suất các cuộc tấn công của Không quân Nga, chiến đấu trong môi trường đô thị. Đặc biệt là dân thường chưa sơ tán được ra khỏi các thành phố.
Trong cuộc chiến gần như được truyền hình trực tiếp trên toàn cầu, do vậy Không quân Nga không dám thả bom không điều khiển như ở chiến trường Syria, vì sợ chúng sẽ kích động phản ứng mạnh mẽ hơn từ phương Tây, nhất là khi hầu hết các Châu Âu đứng về phía Ukraine.
Trong khi đó lực lượng phòng không Ukraine vẫn “sống dai”, đặc biệt họ được trang bị nhiều tên lửa phòng không vác vai hiện đại, trong đó có tên lửa Stinger của Mỹ. Đây là “sát thủ” của những máy bay chiến đấu bay thấp, bổ nhào và trực thăng.
Khi Không quân Nga không có đủ vũ khí điều khiển chính xác, phóng từ ngoài vùng hỏa lực phòng không của đối phương, bắt buộc máy bay chiến đấu Nga phải thực hiện động tác ném bom bổ nhào; và đây là cơ hội cho tên lửa vác vai của Ukraine tiêu diệt máy bay Nga.
Trong ngày đầu tiên của cuộc chiến, quân đội Nga đã sử dụng nhiều loại tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo, các tên lửa này được phóng bởi lực lượng Không quân, Hải quân và Lục quân Nga. Những vũ khí này chủ yếu tấn công các mục tiêu quan trọng của Quân đội Ukraine.
Đánh giá tình hình, làn sóng tấn công này không mang lại hiệu quả như mong đợi; hệ thống chỉ huy của Quân đội Ukraine hầu như không bị ảnh hưởng theo bất kỳ cách nào và mạng lưới phòng không vẫn đang hoạt động. Điều này đã hạn chế nghiêm trọng sức mạnh của Không quân Nga trên lãnh thổ Ukraine.
Hiện tại đã có rất nhiều hình ảnh và video cho thấy, độ chính xác khi tấn công của tên lửa Nga không tốt như những gì đã tuyên bố trước đó; ít nhất là không có khả năng tấn công kiểu “phẫu thuật” như Quân đội Mỹ thường tiến hành trong những cuộc chiến gần đây.
Trong cuộc tấn công vào một căn cứ không quân của Ukraine vào ngày 26/2, Quân đội Nga phóng 7 quả tên lửa đạn đạo OTR-21 Tochka; nhưng chỉ có 7 quả trúng mục tiêu và 3 quả còn lại bắn trượt.
Còn các mảnh vỡ của một số tên lửa hành trình của Nga cho thấy, chúng dường như không bị đánh chặn bởi lực lượng phòng không Ukraine, mà bị rơi do trục trặc kỹ thuật, phù hợp với nhận xét trước đây của NATO về chất lượng vũ khí của quân đội Nga ở chiến trường Syria.
Về mức độ chính xác và tin cậy của tên lửa hành trình Nga ở chiến trường Syria, so với các loại vũ khí tương tự của NATO thì vẫn còn một khoảng cách đáng kể. Thậm chí nhiều quả bom dẫn đường do Quân đội Nga ném xuống, hoàn toàn không có tác dụng.
Quân đội Nga đã phát triển nhiều loại vũ khí tấn công chiến lược trong những năm gần đây, đặc biệt là tên lửa siêu thanh. Tuy nhiên trong cuộc chiến tại Ukraine, chủ lực vẫn là các tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo đang ở trong biên chế Quân đội Nga.
Không thể phủ định, nhiều vũ khí dẫn đường của Nga có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Những tên lửa này nếu được sử dụng để làm vũ khí răn đe NATO, thì sẽ có tác dụng răn đe nhất định.
Nhưng trên thực tế, nếu quân đội Nga sử dụng ồ ạt tên lửa hành trình ở Syria, thì đây là một phương thức tác chiến cực kỳ lãng phí, hiệu suất kém xa so với việc điều trực tiếp lực lượng Không quân Nga đóng tại Syria, ném bom không điều khiển.
Tuy nhiên bản chất việc sử dụng vũ khí công nghệ cao, để chống lại các lực lượng vũ trang cực đoan tại Syria, ngoài để thử nghiệm vũ khí trong điều kiện thực chiến, thì cũng là mục đích để “răn đe” NATO.
Và trong cuộc chiến với Ukraine, vũ khí chính xác cao phải được sử dụng nhiều. Dù là hiệu suất, độ tin cậy hay số lượng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, điều này liên quan nhiều đến chiến thuật và những khó khăn của quân đội Nga đang vấp phải. Nguồn ảnh: Pinterest.