Nhắc tới những mẫu xe tăng chủ lực mạnh nhất Đông Nam Á, đầu tiên phải kể tới xe tăng VT-4, hiện đang phục vụ trong biên chế Lục quân Thái Lan.Đây là loại xe tăng chủ lực xuất khẩu mạnh nhất của Trung Quốc, được thiết kế dựa trên phiên bản ZTZ-99 nội địa của Bắc Kinh.Xe tăng VT-4 được trang bị pháo nòng trơn 125mm, hệ thống nạp đạn tiêu chuẩn, động cơ công suất 1300 mã lực, tốc độ tối đa theo lý thuyết lên tới 72km/h, kèm theo đó là nhiều hệ thống liên lạc, tác chiến hiệp đồng hiện đại.Các chuyên gia đều đồng thuận rằng, hiện tại ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung, xe tăng VT-4 của Trung Quốc có năng lực tác chiến hàng đầu.Tiếp theo phải kể tới xe tăng Leopard 2RI được trang bị trong biên chế lực lượng lục quân Indonesia.Được phát triển từ dòng xe tăng chủ lực Leopard 2A4 của Đức, xe tăng chủ lực Leopard 2RI được đánh giá là có năng lực tác chiến vượt trội hơn cả phiên bản Leopard 2SG đang phục vụ trong biên chế quân đội Singapore.Vũ khí chính của loại xe tăng này bao gồm một khẩu pháo nòng trơn 120mm, kèm theo đó là hệ thống quang điện tử hiện đại, khả năng cân bằng nòng pháo tuyệt vời kể cả khi di chuyển ở tốc độ cao.Tuy nhiên, loại xe tăng chủ lực này rất ít xuất hiện trong các cuộc xung đột trên thế giới, và công bằng mà nói, Leopard 2A4 của Đức cùng nhiều phiên bản của nó, chưa thực sự chứng minh được thực lực trên chiến trường.Tiếp đến phải kể tới xe tăng T-90S/SK của quân đội Việt Nam. Được Việt Nam nhập khẩu từ Nga, T-90S/SK của Việt Nam được đánh giá là phiên bản xe tăng chủ lực hoàn thiện, phổ biến bậc nhất thế giới.T-90S/SK được trang bị pháo nòng trơn 125mm, cùng với đó là hệ thống nạp đạn tự động. Loại xe tăng này được trang bị giáp composite, kết hợp với giáp phản ứng nổ Kontakt 5 và hệ thống phòng thủ chủ động Shtora.Các xe tăng T-90S/SK của Việt Nam được trang bị động cơ công suất 1000 mã lực, tốc độ tối đa 60 km/h và trọng lượng tổng cộng chưa tới 50 tấn, cho phép di chuyển dễ dàng ở nhiều điều kiện địa hình khác nhau.Việt Nam hiện là một trong số nhiều quốc gia trên thế giới đang sở hữu và sử dụng loại xe tăng chủ lực T-90S/SK trong biên chế, cùng với đó là tiềm năng nâng cấp cực kỳ hứa hẹn trong tương lai.Một đại diện khác của Thái Lan cũng lọt vào bàng xếp hạng này là xe tăng chủ lực T-84 Oplot. Đây là phiên bản xe tăng chủ lực hiện đại nhất, đang được Ukraine quảng cáo và xuất khẩu tới nhiều quốc gia trên thế giới.Loại xe tăng này được Ukraine cải biên từ phiên bản T-80 của Liên Xô trong quá khứ, về cơ bản có thể coi T-84 là bản rút gọn của T-80, với giá thành sản xuất và chi phí sử dụng rẻ hơn.T-84 Oplot của Thái Lan cũng được trang bị pháo nòng trơn cỡ 125mm, cùng với hệ thống nạp đạn tự động tiêu chuẩn giống như nhiều thế hệ xe tăng Liên Xô khác.Giới quan sát cho rằng, nếu đánh giá một cách khách quan, xe tăng T-84 Oplot của Ukraine có phần tương đương với các phiên bản đầu của xe tăng T-90 do Nga sản xuất sau này.Cuối cùng là xe tăng PT-91M Pendekar. Đây là mẫu xe tăng được Ba Lan sản xuất riêng cho Malaysia. Tuy nhiên, PT-91M chỉ đơn giản là phiên bản nâng cấp từ xe tăng T-72M1.Sau khi cải tiến, PT-91 vẫn được trang bị pháo nòng trơn 125mm như T-72 phiên bản gốc, tuy nhiên lại đi kèm với hệ thống kiểm soát hỏa lực của Pháp.Ngoài ra, xe còn có hệ thống giáp phản ứng nổ Erawa, được đánh giá là hiệu quả hơn so với Kontakt-1 do Nga sản xuất.Điểm mạnh lớn nhất của PT-91M đó là nó hiếm, chỉ duy nhất Malaysia sở hữu, vậy nên các tính năng kỹ thuật chi tiết của loại xe tăng này, vẫn là một ẩn số. Nguồn ảnh: Pinterest. Xe tăng chủ lực T-90 của Việt Nam phô diễn khả năng phòng thủ với hệ thống lá chắn chủ động. Nguồn: QPVN.
Nhắc tới những mẫu xe tăng chủ lực mạnh nhất Đông Nam Á, đầu tiên phải kể tới xe tăng VT-4, hiện đang phục vụ trong biên chế Lục quân Thái Lan.
Đây là loại xe tăng chủ lực xuất khẩu mạnh nhất của Trung Quốc, được thiết kế dựa trên phiên bản ZTZ-99 nội địa của Bắc Kinh.
Xe tăng VT-4 được trang bị pháo nòng trơn 125mm, hệ thống nạp đạn tiêu chuẩn, động cơ công suất 1300 mã lực, tốc độ tối đa theo lý thuyết lên tới 72km/h, kèm theo đó là nhiều hệ thống liên lạc, tác chiến hiệp đồng hiện đại.
Các chuyên gia đều đồng thuận rằng, hiện tại ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung, xe tăng VT-4 của Trung Quốc có năng lực tác chiến hàng đầu.
Tiếp theo phải kể tới xe tăng Leopard 2RI được trang bị trong biên chế lực lượng lục quân Indonesia.
Được phát triển từ dòng xe tăng chủ lực Leopard 2A4 của Đức, xe tăng chủ lực Leopard 2RI được đánh giá là có năng lực tác chiến vượt trội hơn cả phiên bản Leopard 2SG đang phục vụ trong biên chế quân đội Singapore.
Vũ khí chính của loại xe tăng này bao gồm một khẩu pháo nòng trơn 120mm, kèm theo đó là hệ thống quang điện tử hiện đại, khả năng cân bằng nòng pháo tuyệt vời kể cả khi di chuyển ở tốc độ cao.
Tuy nhiên, loại xe tăng chủ lực này rất ít xuất hiện trong các cuộc xung đột trên thế giới, và công bằng mà nói, Leopard 2A4 của Đức cùng nhiều phiên bản của nó, chưa thực sự chứng minh được thực lực trên chiến trường.
Tiếp đến phải kể tới xe tăng T-90S/SK của quân đội Việt Nam. Được Việt Nam nhập khẩu từ Nga, T-90S/SK của Việt Nam được đánh giá là phiên bản xe tăng chủ lực hoàn thiện, phổ biến bậc nhất thế giới.
T-90S/SK được trang bị pháo nòng trơn 125mm, cùng với đó là hệ thống nạp đạn tự động. Loại xe tăng này được trang bị giáp composite, kết hợp với giáp phản ứng nổ Kontakt 5 và hệ thống phòng thủ chủ động Shtora.
Các xe tăng T-90S/SK của Việt Nam được trang bị động cơ công suất 1000 mã lực, tốc độ tối đa 60 km/h và trọng lượng tổng cộng chưa tới 50 tấn, cho phép di chuyển dễ dàng ở nhiều điều kiện địa hình khác nhau.
Việt Nam hiện là một trong số nhiều quốc gia trên thế giới đang sở hữu và sử dụng loại xe tăng chủ lực T-90S/SK trong biên chế, cùng với đó là tiềm năng nâng cấp cực kỳ hứa hẹn trong tương lai.
Một đại diện khác của Thái Lan cũng lọt vào bàng xếp hạng này là xe tăng chủ lực T-84 Oplot. Đây là phiên bản xe tăng chủ lực hiện đại nhất, đang được Ukraine quảng cáo và xuất khẩu tới nhiều quốc gia trên thế giới.
Loại xe tăng này được Ukraine cải biên từ phiên bản T-80 của Liên Xô trong quá khứ, về cơ bản có thể coi T-84 là bản rút gọn của T-80, với giá thành sản xuất và chi phí sử dụng rẻ hơn.
T-84 Oplot của Thái Lan cũng được trang bị pháo nòng trơn cỡ 125mm, cùng với hệ thống nạp đạn tự động tiêu chuẩn giống như nhiều thế hệ xe tăng Liên Xô khác.
Giới quan sát cho rằng, nếu đánh giá một cách khách quan, xe tăng T-84 Oplot của Ukraine có phần tương đương với các phiên bản đầu của xe tăng T-90 do Nga sản xuất sau này.
Cuối cùng là xe tăng PT-91M Pendekar. Đây là mẫu xe tăng được Ba Lan sản xuất riêng cho Malaysia. Tuy nhiên, PT-91M chỉ đơn giản là phiên bản nâng cấp từ xe tăng T-72M1.
Sau khi cải tiến, PT-91 vẫn được trang bị pháo nòng trơn 125mm như T-72 phiên bản gốc, tuy nhiên lại đi kèm với hệ thống kiểm soát hỏa lực của Pháp.
Ngoài ra, xe còn có hệ thống giáp phản ứng nổ Erawa, được đánh giá là hiệu quả hơn so với Kontakt-1 do Nga sản xuất.
Điểm mạnh lớn nhất của PT-91M đó là nó hiếm, chỉ duy nhất Malaysia sở hữu, vậy nên các tính năng kỹ thuật chi tiết của loại xe tăng này, vẫn là một ẩn số. Nguồn ảnh: Pinterest.
Xe tăng chủ lực T-90 của Việt Nam phô diễn khả năng phòng thủ với hệ thống lá chắn chủ động. Nguồn: QPVN.