Sáng 25/9, tàu Hải quân Hoàng gia New Zealand (HMNZS) Te Mana F111 cập Cảng Sài Gòn cùng thủy thủ đoàn gồm 178 người do Trung tá Lisa Hunn dẫn dắt, bắt đầu chuyến thăm chính thức kéo dài 4 ngày tại TP.HCM. Trong chuyến thăm, Hải quân New Zealand và Việt Nam dự kiến sẽ tổ chức nhiều hoạt động phát triển hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng.Tham gia lễ đón tiếp, Thượng tá Nguyễn Ngọc Anh, Phó lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 125 Hải quân (ngoài cùng bên phải), bày tỏ sự vui mừng khi chào đón Trung tá Hunn và thủy thủ đoàn tàu Te Mana. Ông Nguyễn Ngọc Anh khẳng định chuyến thăm của tàu New Zealand rất có ý nghĩa với Hải quân Việt Nam, góp phần thắt chặt quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai nước.Đáp lại, Trung tá Hunn (hàng đầu, thứ hai từ trái) khẳng định bà và thủy thủ đoàn tàu Te Mana "mong được giao lưu và học hỏi nhiều hơn về văn hóa Việt Nam, cũng như đẩy mạnh hợp tác quốc phòng với Việt Nam". Trung tá Hunn là nữ thuyền trưởng tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoàng gia New Zealand.Trung tá Hunn cho biết chuyến thăm chính thức của tàu Te Mana là một phần trong chuỗi các hoạt động hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và New Zealand, thể hiện cam kết duy trì trao đổi đoàn, hợp tác chia sẻ thông tin trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh giữa hai nước.Trong ảnh, các thủy thủ tàu Te Mana thực hiện điệu nhảy truyền thống Kapa Haka của bộ tộc Maori, người dân bản địa New Zealand. Theo Đại sứ New Zealand tại Việt Nam Wendy Matthews, điệu nhảy này trước kia là nghi lễ thường được các chiến binh Maori thực hiện nhằm khẳng định lòng quyết tâm trước khi ra trận. Hiện nay, điệu nhảy này trở thành một nghi lễ ngoại giao đặc trưng cho văn hóa New Zealand, thể hiện sự tôn trọng với các đối tác.Tàu khu trục HMNZS Te Mana F111 là loại tàu chiến cỡ nhỏ, có nhiệm vụ chính là giữ gìn an ninh vùng biển New Zealand thông qua các hoạt động tuần tra hàng hải, giám sát và bảo vệ các chuyến tàu công thương. Tàu Te Mana thường xuyên được giao nhiệm vụ thực hành trên biển cùng các nước trong khu vực, hợp tác với các đồng minh trong việc giữ gìn an ninh hàng hải. Ngoài ra, tàu cũng thực hiện các nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn trên biển.Tàu Te Mana dài 118 m, có độ choán nước 3.600 tấn và có thể chứa nhiều loại vũ khí, thiết bị quân sự như máy bay trực thăng, tên lửa, ngư lôi,... Tàu khu trục hạng nhẹ lớp Anzac có khả năng chiến đấu với các mục tiêu trên không, trên mặt nước và dưới mặt nước. Vì vậy, tàu Te Mana có vị trí vô cùng quan trọng trong Hải quân New Zealand. Trong ảnh là biểu tượng của người Maori được in trên thân tàu.Một chiếc trực thăng đậu trong khoang tàu chiến New Zealand. Năm 2017, tàu khu trục HMNZS Te Kaha, chiếc tàu "chị em" của tàu Te Mana, từng đến thăm Đà Nẵng, qua đó cho thấy mối quan hệ hợp tác quốc phòng ngày càng phát triển giữa Hải quân Việt Nam và New Zealand, theo Trung tá Hunn.Các thủy thủ tàu Te Mana được luân chuyển nhiệm vụ thường xuyên và được thăm gia đình trong thời gian không hoạt động trên biển. Trong ảnh, một thủy thủ đứng trong khoang lái của tàu Te Mana.
Sáng 25/9, tàu Hải quân Hoàng gia New Zealand (HMNZS) Te Mana F111 cập Cảng Sài Gòn cùng thủy thủ đoàn gồm 178 người do Trung tá Lisa Hunn dẫn dắt, bắt đầu chuyến thăm chính thức kéo dài 4 ngày tại TP.HCM. Trong chuyến thăm, Hải quân New Zealand và Việt Nam dự kiến sẽ tổ chức nhiều hoạt động phát triển hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng.
Tham gia lễ đón tiếp, Thượng tá Nguyễn Ngọc Anh, Phó lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 125 Hải quân (ngoài cùng bên phải), bày tỏ sự vui mừng khi chào đón Trung tá Hunn và thủy thủ đoàn tàu Te Mana. Ông Nguyễn Ngọc Anh khẳng định chuyến thăm của tàu New Zealand rất có ý nghĩa với Hải quân Việt Nam, góp phần thắt chặt quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai nước.
Đáp lại, Trung tá Hunn (hàng đầu, thứ hai từ trái) khẳng định bà và thủy thủ đoàn tàu Te Mana "mong được giao lưu và học hỏi nhiều hơn về văn hóa Việt Nam, cũng như đẩy mạnh hợp tác quốc phòng với Việt Nam". Trung tá Hunn là nữ thuyền trưởng tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoàng gia New Zealand.
Trung tá Hunn cho biết chuyến thăm chính thức của tàu Te Mana là một phần trong chuỗi các hoạt động hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và New Zealand, thể hiện cam kết duy trì trao đổi đoàn, hợp tác chia sẻ thông tin trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh giữa hai nước.
Trong ảnh, các thủy thủ tàu Te Mana thực hiện điệu nhảy truyền thống Kapa Haka của bộ tộc Maori, người dân bản địa New Zealand. Theo Đại sứ New Zealand tại Việt Nam Wendy Matthews, điệu nhảy này trước kia là nghi lễ thường được các chiến binh Maori thực hiện nhằm khẳng định lòng quyết tâm trước khi ra trận. Hiện nay, điệu nhảy này trở thành một nghi lễ ngoại giao đặc trưng cho văn hóa New Zealand, thể hiện sự tôn trọng với các đối tác.
Tàu khu trục HMNZS Te Mana F111 là loại tàu chiến cỡ nhỏ, có nhiệm vụ chính là giữ gìn an ninh vùng biển New Zealand thông qua các hoạt động tuần tra hàng hải, giám sát và bảo vệ các chuyến tàu công thương. Tàu Te Mana thường xuyên được giao nhiệm vụ thực hành trên biển cùng các nước trong khu vực, hợp tác với các đồng minh trong việc giữ gìn an ninh hàng hải. Ngoài ra, tàu cũng thực hiện các nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn trên biển.
Tàu Te Mana dài 118 m, có độ choán nước 3.600 tấn và có thể chứa nhiều loại vũ khí, thiết bị quân sự như máy bay trực thăng, tên lửa, ngư lôi,... Tàu khu trục hạng nhẹ lớp Anzac có khả năng chiến đấu với các mục tiêu trên không, trên mặt nước và dưới mặt nước. Vì vậy, tàu Te Mana có vị trí vô cùng quan trọng trong Hải quân New Zealand. Trong ảnh là biểu tượng của người Maori được in trên thân tàu.
Một chiếc trực thăng đậu trong khoang tàu chiến New Zealand. Năm 2017, tàu khu trục HMNZS Te Kaha, chiếc tàu "chị em" của tàu Te Mana, từng đến thăm Đà Nẵng, qua đó cho thấy mối quan hệ hợp tác quốc phòng ngày càng phát triển giữa Hải quân Việt Nam và New Zealand, theo Trung tá Hunn.
Các thủy thủ tàu Te Mana được luân chuyển nhiệm vụ thường xuyên và được thăm gia đình trong thời gian không hoạt động trên biển. Trong ảnh, một thủy thủ đứng trong khoang lái của tàu Te Mana.