Chiều hôm qua (12/4), tàu chiến New Zealand mang tên HMNZS Te Kaha (F77), cùng 177 sĩ quan và thủy thủ do trung tá Steve Lenik dẫn đầu, thăm hữu nghị Đà Nẵng. Lễ đón chính thức diễn ra tại Cảng Tiên Sa lúc 14h cùng ngày. Trong khuôn khổ chuyến thăm, hải quân 2 nước sẽ tiến hành các hoạt động chung trên biển cũng như giao hữu thể thảo với Bộ tư lệnh vùng 3 Hải quân. Dự kiến, ngày 16/4, tàu HMNZS Te Kaha sẽ kết thúc chuyến thăm Đà Nẵng. Nguồn ảnh: ZingHMNZS Te Kaha (F77) là một trong hai chiến hạm lớn nhất, mạnh nhất của Hải quân Hoàng gia New Zealand (RNZN). Con tàu được hạ thủy ngày 22/7/1995, chính thức biên chế từ ngày 22/7/1997. Nguồn ảnh: WikipediaQuyết định mua Te Kaha từng bị dư luận New Zealand chỉ trích dữ dội. Theo đó, lý do được đưa ra là RNZN lâu nay chủ yếu có nhiệm vụ bảo vệ nguồn thủy sản, vùng đặc quyền kinh tế biển (EEZ) nên không cần thiết phải mua tàu hộ vệ cỡ lớn. Chính vì điều này cũng khiến cho cấu hình của Te Kaha bị cắt giảm đáng kể. Nguồn ảnh: WikipediaChiến hạm HMNZS Te Kaha thuộc lớp tàu hộ vệ đa nhiệm Anzac do Australia thiết kế. Con tàu có lượng giãn nước toàn tải lên tới 3.600 tấn, dài 118m, rộng 15m, mớn nước 4m, thủy thủ đoàn 177 người (gồm 25 sĩ quan và 152 thủy thủ). Ảnh: Cận cảnh thượng tầng tàu HMNZS Te Kaha đang ở thăm Việt Nam. Nguồn ảnh: ZingTàu được tích hợp đầy đủ các hệ thống radar đối không - đối hải, radar đạo hàng, hệ thống tác chiến điện tử và kể cả sonar thủy âm truy tìm tàu ngầm. Trong ảnh, cận cảnh anten đài radar cảnh giới đường không AN/SPS-49(V)8 ANZ do Mỹ chế tạo. Đây là phiên bản nâng cấp của hệ thống radar AN/SPS-49 với việc tích hợp hệ thống chiến đấu CelsiusTech 9LV-453. Tầm hoạt động của đài lên tới 500km. Nguồn ảnh: ZingCận cảnh hệ thống điều khiển hỏa lực 9LV 453 trên HMNZS Te Kaha (F77). Nguồn ảnh: WikipediaVề mặt hỏa lực, tàu được trang bị bệ phóng thẳng đứng Mk 41 Mod 5 với 8 ống phóng cho phép triển khai nhiều loại tên lửa gồm tên lửa đối không, tên lửa đối đất và tên lửa chống ngầm. Tuy nhiên, phiên bản của New Zealand dùng để chứa tên lửa đối không. Nguồn ảnh: WikipediaTe Kaha (F77) được trang bị tên lửa hải đối không RIM-162 ESSM được thiết kế tối ưu đánh chặn các loại tên lửa chống hạm siêu âm, tất nhiên là cả máy bay hay trực thăng nếu cần. Nó có tầm bắn 50km, tốc độ tối đa Mach 4, trang bị đầu tự dẫn radar bán chủ động. Nguồn ảnh: WikipediaNew Zealand đang có ý định tích hợp thêm cho Te Kaha tên lửa đối không thế hệ mới Sea Ceptor có tầm bắn 1-25km, dùng đầu tự dẫn radar chủ động. Tuy nhiên, hiện mẫu tên lửa này vẫn còn đang được Pháp-Anh phát triển, chưa chính thức trang bị. Nhìn chung, hệ thống phòng không của HMNZS Te Kaha là rất tốt, không chỉ tự bảo vệ mình mà còn bảo vệ cho cả biên đội tác chiến trên biển. Nguồn ảnh: WikipediaTuy nhiên, vấn đề lớn nằm ở hệ thống vũ khí chống tàu mặt nước. Điều bất ngờ rất lớn là New Zealand không trang bị cho Te Kaha hệ thống tên lửa chống hạm tích hợp trên tàu. Thay vào đó, nó phải dựa vào hẳn trực thăng đa nhiệm SH-2G Super Seasprite triển khai tên lửa chống hạm tầm ngắn AGM-119 với tầm phóng 30-50km. Điều đó đồng nghĩa, nếu SH-2G bị bắn hạ thì coi như Te Kaha mất luôn vũ khí chống tàu mặt nước và chỉ có thể phòng thủ, không thể tấn công. Nguồn ảnh: WikipediaRất may, vũ khí săn ngầm của tàu hộ vệ Te Kaha không bị cắt giảm. Ngoài trực thăng SH-2G có thể mang được ngư lôi thì trên tàu bố trí hai bệ phóng Mk32 với 6 quả ngư lôi 324mm. Nguồn ảnh: WikipediaNgoài ra, tàu còn được trang bị một số hệ thống pháo tự động, gồm pháo hạm 127mm… Nguồn ảnh: Zing…và tổ hợp pháo cao tốc CIWS Phalanx. Nguồn ảnh: ZingChiến hạm được trang bị hệ thống động lực kết hợp tuốc bin khí LM2500 và diesel MTU cung cấp tổng công suất gần 40.000 mã lực. Nguồn ảnh: WikipediaChiến hạm 3.600 tấn này có thể di chuyển với tốc độ tối đa 27 hải lý/h, dự trữ hành trình 11.000km nếu đi tốc độ 18 hải lý/h. Nguồn ảnh: Wikipedia
Chiều hôm qua (12/4), tàu chiến New Zealand mang tên HMNZS Te Kaha (F77), cùng 177 sĩ quan và thủy thủ do trung tá Steve Lenik dẫn đầu, thăm hữu nghị Đà Nẵng. Lễ đón chính thức diễn ra tại Cảng Tiên Sa lúc 14h cùng ngày. Trong khuôn khổ chuyến thăm, hải quân 2 nước sẽ tiến hành các hoạt động chung trên biển cũng như giao hữu thể thảo với Bộ tư lệnh vùng 3 Hải quân. Dự kiến, ngày 16/4, tàu HMNZS Te Kaha sẽ kết thúc chuyến thăm Đà Nẵng. Nguồn ảnh: Zing
HMNZS Te Kaha (F77) là một trong hai chiến hạm lớn nhất, mạnh nhất của Hải quân Hoàng gia New Zealand (RNZN). Con tàu được hạ thủy ngày 22/7/1995, chính thức biên chế từ ngày 22/7/1997. Nguồn ảnh: Wikipedia
Quyết định mua Te Kaha từng bị dư luận New Zealand chỉ trích dữ dội. Theo đó, lý do được đưa ra là RNZN lâu nay chủ yếu có nhiệm vụ bảo vệ nguồn thủy sản, vùng đặc quyền kinh tế biển (EEZ) nên không cần thiết phải mua tàu hộ vệ cỡ lớn. Chính vì điều này cũng khiến cho cấu hình của Te Kaha bị cắt giảm đáng kể. Nguồn ảnh: Wikipedia
Chiến hạm HMNZS Te Kaha thuộc lớp tàu hộ vệ đa nhiệm Anzac do Australia thiết kế. Con tàu có lượng giãn nước toàn tải lên tới 3.600 tấn, dài 118m, rộng 15m, mớn nước 4m, thủy thủ đoàn 177 người (gồm 25 sĩ quan và 152 thủy thủ). Ảnh: Cận cảnh thượng tầng tàu HMNZS Te Kaha đang ở thăm Việt Nam. Nguồn ảnh: Zing
Tàu được tích hợp đầy đủ các hệ thống radar đối không - đối hải, radar đạo hàng, hệ thống tác chiến điện tử và kể cả sonar thủy âm truy tìm tàu ngầm. Trong ảnh, cận cảnh anten đài radar cảnh giới đường không AN/SPS-49(V)8 ANZ do Mỹ chế tạo. Đây là phiên bản nâng cấp của hệ thống radar AN/SPS-49 với việc tích hợp hệ thống chiến đấu CelsiusTech 9LV-453. Tầm hoạt động của đài lên tới 500km. Nguồn ảnh: Zing
Cận cảnh hệ thống điều khiển hỏa lực 9LV 453 trên HMNZS Te Kaha (F77). Nguồn ảnh: Wikipedia
Về mặt hỏa lực, tàu được trang bị bệ phóng thẳng đứng Mk 41 Mod 5 với 8 ống phóng cho phép triển khai nhiều loại tên lửa gồm tên lửa đối không, tên lửa đối đất và tên lửa chống ngầm. Tuy nhiên, phiên bản của New Zealand dùng để chứa tên lửa đối không. Nguồn ảnh: Wikipedia
Te Kaha (F77) được trang bị tên lửa hải đối không RIM-162 ESSM được thiết kế tối ưu đánh chặn các loại tên lửa chống hạm siêu âm, tất nhiên là cả máy bay hay trực thăng nếu cần. Nó có tầm bắn 50km, tốc độ tối đa Mach 4, trang bị đầu tự dẫn radar bán chủ động. Nguồn ảnh: Wikipedia
New Zealand đang có ý định tích hợp thêm cho Te Kaha tên lửa đối không thế hệ mới Sea Ceptor có tầm bắn 1-25km, dùng đầu tự dẫn radar chủ động. Tuy nhiên, hiện mẫu tên lửa này vẫn còn đang được Pháp-Anh phát triển, chưa chính thức trang bị. Nhìn chung, hệ thống phòng không của HMNZS Te Kaha là rất tốt, không chỉ tự bảo vệ mình mà còn bảo vệ cho cả biên đội tác chiến trên biển. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tuy nhiên, vấn đề lớn nằm ở hệ thống vũ khí chống tàu mặt nước. Điều bất ngờ rất lớn là New Zealand không trang bị cho Te Kaha hệ thống tên lửa chống hạm tích hợp trên tàu. Thay vào đó, nó phải dựa vào hẳn trực thăng đa nhiệm SH-2G Super Seasprite triển khai tên lửa chống hạm tầm ngắn AGM-119 với tầm phóng 30-50km. Điều đó đồng nghĩa, nếu SH-2G bị bắn hạ thì coi như Te Kaha mất luôn vũ khí chống tàu mặt nước và chỉ có thể phòng thủ, không thể tấn công. Nguồn ảnh: Wikipedia
Rất may, vũ khí săn ngầm của tàu hộ vệ Te Kaha không bị cắt giảm. Ngoài trực thăng SH-2G có thể mang được ngư lôi thì trên tàu bố trí hai bệ phóng Mk32 với 6 quả ngư lôi 324mm. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài ra, tàu còn được trang bị một số hệ thống pháo tự động, gồm pháo hạm 127mm… Nguồn ảnh: Zing
…và tổ hợp pháo cao tốc CIWS Phalanx. Nguồn ảnh: Zing
Chiến hạm được trang bị hệ thống động lực kết hợp tuốc bin khí LM2500 và diesel MTU cung cấp tổng công suất gần 40.000 mã lực. Nguồn ảnh: Wikipedia
Chiến hạm 3.600 tấn này có thể di chuyển với tốc độ tối đa 27 hải lý/h, dự trữ hành trình 11.000km nếu đi tốc độ 18 hải lý/h. Nguồn ảnh: Wikipedia