Sự chú ý toàn cầu “ngày 16/2” đã “lặng lẽ trở thành dĩ vãng”; việc này đã làm mất uy tín của một số quan chức, cơ quan tình báo và giới truyền thông phương Tây. Và với việc Nga tuyên bố rút quân, căng thẳng ở Ukraine, trong mắt nhiều người, là một sự giảm leo thang hợp lý.Tuy nhiên, bằng bất kỳ biện pháp nào, cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine còn lâu mới kết thúc. Mặc dù Nga đã đưa ra một số tuyên bố về việc rút quân, kèm theo hình ảnh và video, nhưng Mỹ và các đồng minh vẫn “tỏ ra nghi ngờ”.Các nhà lãnh đạo NATO đã gọi mối đe dọa từ Nga là “bình thường mới” và khối này đang lên kế hoạch triển khai thêm binh sĩ tác chiến lớn nhất trong những năm gần đây, áp sát biên giới Nga.Ngoài ra, còn có một mốc thời gian mới cho “cuộc xâm lược” của Nga, được giới truyền thông Mỹ đề xuất là ngày 20/2. Thư ký báo chí của Tổng thống Nga trả lời rằng, đây là tin giả vô trách nhiệm.Điều thú vị là ở Ukraine, quốc gia đã chịu tổn thất lớn do lo sợ chiến tranh do phương Tây gây ra, Bộ trưởng Quốc phòng nước này cũng tin rằng, các phương tiện truyền thông phương Tây có mục đích riêng.Một số sự kiện khác xảy ra vào ngày 17/2 cũng có nghĩa là “câu chuyện” xung quanh Ukraine vẫn đang được viết tiếp, khi cùng ngày, các lực lượng vũ trang thân Nga ở phía đông Ukraine cáo buộc quân đội chính phủ Ukraine, đã pháo kích vào khu vực do họ kiểm soát và quân đội Ukraine cho rằng họ đã bị bên kia nã đạn. Tại cuộc họp báo ngày 16/2, phát ngôn viên Nhà Trắng Jen Psaki nói rằng, những gì Nga nói là một chuyện, còn những gì nước này làm là một chuyện khác; chúng tôi (Mỹ) có căn cứ để tin rằng, một cuộc tấn công có thể xảy ra bất cứ lúc nào, và trước đó sẽ có một cái cớ bịa đặt, mà phía Nga sẽ lấy làm cớ để tiến hành “một cuộc xâm lược”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Price cùng ngày cho biết, Mỹ nhận thấy quân đội Nga tiếp tục đưa quân bổ sung đến “vị trí xuất phát” và “cuộc xâm lược” có thể xảy ra vào ngày mai, có thể xảy ra vào tuần tới hay trước khi kết thúc Thế vận hội Olympic mùa đông. Ngoại trưởng Mỹ Blinken đã phát biểu qua truyền thông Mỹ, cáo buộc Nga có những lời nói và việc làm “không nhất quán”, đồng thời cho rằng “lực lượng nòng cốt” của Nga đang tiến về biên giới, chứ không “phải rút quân”. Vào ngày 17/2, Tổng thống Mỹ Biden nói với các phóng viên rằng, “cảm giác” của ông là Nga sẽ xâm lược Ukraine “trong vài ngày tới”.Trong khi đó, truyền thông Mỹ đồng loạt dẫn nguồn nhà chức trách nước này nói rằng, việc Nga rút quân là “sai sự thật”, Moscow đã thực sự tăng quân đồn trú trong những ngày gần đây lên tới 7.000 quân. Trong khi đó, khối quân sự NATO cũng không ngừng can thiệp vào khủng hoảng Nga – Ukraine. Tổng thư ký NATO Stoltenberg cho biết sau cuộc họp với bộ trưởng quốc phòng các nước thành viên NATO vào ngày 16/2 rằng, tất cả mọi người đều nhất trí rằng Nga chưa rút quân.Ông Stoltenberg cũng nói rằng, thách thức của Nga đối với các nguyên tắc cơ bản của an ninh châu Âu đã trở thành “bình thường mới” và các thành viên NATO “quyết định xây dựng các kế hoạch nhằm tăng cường hơn nữa khả năng răn đe và phòng thủ của NATO, bao gồm cả việc thành lập các lực lượng tác chiến mới ở Trung, Đông và Đông Nam Âu”.Từ ngày 15 đến ngày 17/2, quân đội Nga đã ra nhiều tuyên bố rút quân, một số đơn vị quân đội Nga ở nước láng giềng Belarus đã hoàn thành các bài tập sẵn sàng chiến đấu và bắt đầu quay trở lại đóng quân. Một số quân khu phía nam thông báo sẽ rút một số phương tiện quân sự và vũ khí hạng nặng từ Crimea qua cầu Kerch; một số đơn vị xe tăng của Quân khu phía Tây trở về vị trí thường trực.Tuy nhiên như Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Peskov cho rằng, việc quân đội Nga trở lại vị trí thường trực trong một ngày là không thể. Do vậy mặc dù tình hình biên giới Nga – Ukraine đang dần trở lại bình thường, nhưng chúng ta hãy chờ xem diễn biến trong ngày 20/2 có giống ngày 16/2 như truyền thông phương Tây dự đoán hay không? Nguồn ảnh: Pinterest.
Sự chú ý toàn cầu “ngày 16/2” đã “lặng lẽ trở thành dĩ vãng”; việc này đã làm mất uy tín của một số quan chức, cơ quan tình báo và giới truyền thông phương Tây. Và với việc Nga tuyên bố rút quân, căng thẳng ở Ukraine, trong mắt nhiều người, là một sự giảm leo thang hợp lý.
Tuy nhiên, bằng bất kỳ biện pháp nào, cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine còn lâu mới kết thúc. Mặc dù Nga đã đưa ra một số tuyên bố về việc rút quân, kèm theo hình ảnh và video, nhưng Mỹ và các đồng minh vẫn “tỏ ra nghi ngờ”.
Các nhà lãnh đạo NATO đã gọi mối đe dọa từ Nga là “bình thường mới” và khối này đang lên kế hoạch triển khai thêm binh sĩ tác chiến lớn nhất trong những năm gần đây, áp sát biên giới Nga.
Ngoài ra, còn có một mốc thời gian mới cho “cuộc xâm lược” của Nga, được giới truyền thông Mỹ đề xuất là ngày 20/2. Thư ký báo chí của Tổng thống Nga trả lời rằng, đây là tin giả vô trách nhiệm.
Điều thú vị là ở Ukraine, quốc gia đã chịu tổn thất lớn do lo sợ chiến tranh do phương Tây gây ra, Bộ trưởng Quốc phòng nước này cũng tin rằng, các phương tiện truyền thông phương Tây có mục đích riêng.
Một số sự kiện khác xảy ra vào ngày 17/2 cũng có nghĩa là “câu chuyện” xung quanh Ukraine vẫn đang được viết tiếp, khi cùng ngày, các lực lượng vũ trang thân Nga ở phía đông Ukraine cáo buộc quân đội chính phủ Ukraine, đã pháo kích vào khu vực do họ kiểm soát và quân đội Ukraine cho rằng họ đã bị bên kia nã đạn.
Tại cuộc họp báo ngày 16/2, phát ngôn viên Nhà Trắng Jen Psaki nói rằng, những gì Nga nói là một chuyện, còn những gì nước này làm là một chuyện khác; chúng tôi (Mỹ) có căn cứ để tin rằng, một cuộc tấn công có thể xảy ra bất cứ lúc nào, và trước đó sẽ có một cái cớ bịa đặt, mà phía Nga sẽ lấy làm cớ để tiến hành “một cuộc xâm lược”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Price cùng ngày cho biết, Mỹ nhận thấy quân đội Nga tiếp tục đưa quân bổ sung đến “vị trí xuất phát” và “cuộc xâm lược” có thể xảy ra vào ngày mai, có thể xảy ra vào tuần tới hay trước khi kết thúc Thế vận hội Olympic mùa đông.
Ngoại trưởng Mỹ Blinken đã phát biểu qua truyền thông Mỹ, cáo buộc Nga có những lời nói và việc làm “không nhất quán”, đồng thời cho rằng “lực lượng nòng cốt” của Nga đang tiến về biên giới, chứ không “phải rút quân”. Vào ngày 17/2, Tổng thống Mỹ Biden nói với các phóng viên rằng, “cảm giác” của ông là Nga sẽ xâm lược Ukraine “trong vài ngày tới”.
Trong khi đó, truyền thông Mỹ đồng loạt dẫn nguồn nhà chức trách nước này nói rằng, việc Nga rút quân là “sai sự thật”, Moscow đã thực sự tăng quân đồn trú trong những ngày gần đây lên tới 7.000 quân.
Trong khi đó, khối quân sự NATO cũng không ngừng can thiệp vào khủng hoảng Nga – Ukraine. Tổng thư ký NATO Stoltenberg cho biết sau cuộc họp với bộ trưởng quốc phòng các nước thành viên NATO vào ngày 16/2 rằng, tất cả mọi người đều nhất trí rằng Nga chưa rút quân.
Ông Stoltenberg cũng nói rằng, thách thức của Nga đối với các nguyên tắc cơ bản của an ninh châu Âu đã trở thành “bình thường mới” và các thành viên NATO “quyết định xây dựng các kế hoạch nhằm tăng cường hơn nữa khả năng răn đe và phòng thủ của NATO, bao gồm cả việc thành lập các lực lượng tác chiến mới ở Trung, Đông và Đông Nam Âu”.
Từ ngày 15 đến ngày 17/2, quân đội Nga đã ra nhiều tuyên bố rút quân, một số đơn vị quân đội Nga ở nước láng giềng Belarus đã hoàn thành các bài tập sẵn sàng chiến đấu và bắt đầu quay trở lại đóng quân.
Một số quân khu phía nam thông báo sẽ rút một số phương tiện quân sự và vũ khí hạng nặng từ Crimea qua cầu Kerch; một số đơn vị xe tăng của Quân khu phía Tây trở về vị trí thường trực.
Tuy nhiên như Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Peskov cho rằng, việc quân đội Nga trở lại vị trí thường trực trong một ngày là không thể. Do vậy mặc dù tình hình biên giới Nga – Ukraine đang dần trở lại bình thường, nhưng chúng ta hãy chờ xem diễn biến trong ngày 20/2 có giống ngày 16/2 như truyền thông phương Tây dự đoán hay không? Nguồn ảnh: Pinterest.