Theo bản tin "Thời báo điện tử Trung Quốc" của đảo Đài Loan ra ngày 10/8, "Bộ Tư lệnh Lực lượng Không quân" Đài Loan ngày 10/8 cho biết, máy bay chiến đấu J-11 và J-10 của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã vượt qua "trung tâm eo biển" vào lúc 9 giờ sáng hôm đó. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-30MKK của Trung Quốc - Nguồn: SinaLực lượng phòng không Đài Loan tuyên bố chuyển cấp chiến đấu, các radar cảnh giới và radar một số hệ thống tên lửa phòng không đã giám sát chặt chẽ máy bay chiến đấu của Trung Quốc; sẵn sàng đánh chặn, nếu máy bay chiến đấu của PLA xâm nhập sâu vào không phận. Ảnh: Máy bay tiêm kích bom JH-7 tập trận bắn đạn thật gần eo biển Đài Loan - Nguồn: Sina"Bộ Tư lệnh Lực lượng Không quân" của Đài Loan đã nhiều lần tuyên bố rằng, lực lượng phòng vệ Đài Loan hoàn toàn làm chủ tình hình, cảnh giác cao độ, quản lý chặt chẽ vùng trời, vùng biển xung quanh hòn đảo và tình hình hai bờ eo biển; nếu Trung Quốc gây hấn, Đài Loan kiên quyết đáp trả. Ảnh: Phi đội tiêm kích F-16A/B Block 20 của Đài Loan - Nguồn: ROCAFTuy nhiên báo chí Đài Loan cũng nhấn mạnh rằng, thời điểm hành động của máy bay chiến đấu Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc là “nhạy cảm.” Đây là lần đầu tiên quân đội đảo Đài Loan thừa nhận, triển khai radar của hệ thống tên lửa đất đối không để giám sát máy bay chiến đấu của PLA. Ảnh: Máy bay chiến đấu của Không quân Trung Quốc - Nguồn: SinaÔng Jie Zhong, Trợ lý nghiên cứu cấp cao “Quỹ Nghiên cứu Chính sách Quốc gia” của Đài Loan đã phân tích rằng, sau khi Không quân PLA quyết định chuyển đổi thành “lực lượng không quân viễn chinh”, thì eo biển Bashi đã trở thành một hành lang trên không quan trọng cho lực lượng không quân của PLA tiến vào Tây Thái Bình Dương. Ảnh: Eo biển Bashi - Nguồn: WikipediaViệc kiểm soát vùng trời gần góc tây nam của “Vùng nhận dạng phòng không” của Đài Loan, nằm ở đầu phía nam của eo biển Bashi, đã trở thành “con hổ ngáng đường” đối với không quân PLA trên con đường tiến ra Tây Thái Bình Dương. Ảnh: Eo biển Bashi, lối chắn ra Thái Bình Dương của PLA - Nguồn: WikipediaDo vậy PLA trong tương lai sẽ tăng cường hoạt động trong khu vực không phận này, thậm chí là gây sức ép làm giảm khả năng của hệ thống phòng không Đài Loan, buộc Đài Loan phải thu hẹp vùng nhận diện phòng không lại. Ảnh: Phi đội tiêm kích Mirage 2000-5 của Không quân Đài Loan - Nguồn: ROCAFĐể đạt được mục đích như vậy, không quân PLA sẽ mở rộng tuần tra dọc theo hướng bắc của eo biển Bashi, tạo hành lang trên không và dưới biển an toàn, để không quân và hải quân của PLA tiến ra Tây Thái Bình Dương. Ảnh: Tên lửa không đối không Thiên Kiếm 2 do Đài Loan sản xuất - Nguồn: ROCAFHiện nay phòng không của Đài Loan tương đối mạnh, trong chiến lược bảo vệ bầu trời của Đài Loan, họ lấy lực lượng không quân làm nòng cốt, ngoài ra còn có lực lượng tên lửa và pháo phòng không các loại, tạo thành hỏa lực có thể bảo vệ hòn đảo này trước lực lượng không quân hùng hậu của Trung Quốc. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-CK-1 Ching-kuo trang bị tên lửa hành trình Wan Chien của Không quân Đài Loan - Nguồn: ROCAFHiện nay lực lượng phòng không Đài Loan có trong trang bị 3 hệ thống tên lửa phòng không Patriot PAC-2 MIM-104C, 7 hệ thống PAC-3 MIM-104F do Mỹ chế tạo; 6 hệ thống Sky Bow-II/ III do Đài Loan tự nghiên cứu, chế tạo. Ảnh: Tổ hợp tên lửa phòng không Patriot PAC-3 của Đài Loan - Nguồn: ROCAFNhững tên lửa trên đều có khả năng đánh chặn các loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tên lửa hành trình và chiến đấu cơ của Trung Quốc, phạm vi của chúng cho phép bảo vệ toàn bộ lãnh thổ của Đài Loan. Ảnh: Hệ thống tên lửa phòng không Tien-Kung III (Sky Bow III) của Đài Loan - Nguồn: ROCAFỞ điều kiện hiện tại, nếu Trung Quốc quyết định dùng vũ lực, thì điều mà Đài Loan cần phải làm là kìm chân không quân và hải quân PLA trong thời gian đủ lâu, để các đồng minh đến trợ giúp; hoặc việc tiếp tục các hoạt động quân sự kéo dài, gây tốn kém để có thể kéo Bắc Kinh đến bàn đàm phán. Ảnh: Hệ thống tên lửa phòng không Tien-Kung III (Sky Bow III) của Đài Loan - Nguồn: ROCAFTrong điều kiện các sân bay bị phong tỏa, lực lượng không quân Đài Loan không thể hoạt động, thì các hệ thống tên lửa phòng không sẽ là lực lượng chính trong việc hạn chế, ngăn chặn các lực lượng không quân của PLA. Ảnh: Tổ hợp tên lửa phòng không Patriot PAC-3 của Đài Loan trong cuộc tập trận Hán Quảng - Nguồn: ROCAF Video Tên lửa Hùng Phong III – Bảo kiếm của Đài Loan - Nguồn: QPVN
Theo bản tin "Thời báo điện tử Trung Quốc" của đảo Đài Loan ra ngày 10/8, "Bộ Tư lệnh Lực lượng Không quân" Đài Loan ngày 10/8 cho biết, máy bay chiến đấu J-11 và J-10 của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã vượt qua "trung tâm eo biển" vào lúc 9 giờ sáng hôm đó. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-30MKK của Trung Quốc - Nguồn: Sina
Lực lượng phòng không Đài Loan tuyên bố chuyển cấp chiến đấu, các radar cảnh giới và radar một số hệ thống tên lửa phòng không đã giám sát chặt chẽ máy bay chiến đấu của Trung Quốc; sẵn sàng đánh chặn, nếu máy bay chiến đấu của PLA xâm nhập sâu vào không phận. Ảnh: Máy bay tiêm kích bom JH-7 tập trận bắn đạn thật gần eo biển Đài Loan - Nguồn: Sina
"Bộ Tư lệnh Lực lượng Không quân" của Đài Loan đã nhiều lần tuyên bố rằng, lực lượng phòng vệ Đài Loan hoàn toàn làm chủ tình hình, cảnh giác cao độ, quản lý chặt chẽ vùng trời, vùng biển xung quanh hòn đảo và tình hình hai bờ eo biển; nếu Trung Quốc gây hấn, Đài Loan kiên quyết đáp trả. Ảnh: Phi đội tiêm kích F-16A/B Block 20 của Đài Loan - Nguồn: ROCAF
Tuy nhiên báo chí Đài Loan cũng nhấn mạnh rằng, thời điểm hành động của máy bay chiến đấu Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc là “nhạy cảm.” Đây là lần đầu tiên quân đội đảo Đài Loan thừa nhận, triển khai radar của hệ thống tên lửa đất đối không để giám sát máy bay chiến đấu của PLA. Ảnh: Máy bay chiến đấu của Không quân Trung Quốc - Nguồn: Sina
Ông Jie Zhong, Trợ lý nghiên cứu cấp cao “Quỹ Nghiên cứu Chính sách Quốc gia” của Đài Loan đã phân tích rằng, sau khi Không quân PLA quyết định chuyển đổi thành “lực lượng không quân viễn chinh”, thì eo biển Bashi đã trở thành một hành lang trên không quan trọng cho lực lượng không quân của PLA tiến vào Tây Thái Bình Dương. Ảnh: Eo biển Bashi - Nguồn: Wikipedia
Việc kiểm soát vùng trời gần góc tây nam của “Vùng nhận dạng phòng không” của Đài Loan, nằm ở đầu phía nam của eo biển Bashi, đã trở thành “con hổ ngáng đường” đối với không quân PLA trên con đường tiến ra Tây Thái Bình Dương. Ảnh: Eo biển Bashi, lối chắn ra Thái Bình Dương của PLA - Nguồn: Wikipedia
Do vậy PLA trong tương lai sẽ tăng cường hoạt động trong khu vực không phận này, thậm chí là gây sức ép làm giảm khả năng của hệ thống phòng không Đài Loan, buộc Đài Loan phải thu hẹp vùng nhận diện phòng không lại. Ảnh: Phi đội tiêm kích Mirage 2000-5 của Không quân Đài Loan - Nguồn: ROCAF
Để đạt được mục đích như vậy, không quân PLA sẽ mở rộng tuần tra dọc theo hướng bắc của eo biển Bashi, tạo hành lang trên không và dưới biển an toàn, để không quân và hải quân của PLA tiến ra Tây Thái Bình Dương. Ảnh: Tên lửa không đối không Thiên Kiếm 2 do Đài Loan sản xuất - Nguồn: ROCAF
Hiện nay phòng không của Đài Loan tương đối mạnh, trong chiến lược bảo vệ bầu trời của Đài Loan, họ lấy lực lượng không quân làm nòng cốt, ngoài ra còn có lực lượng tên lửa và pháo phòng không các loại, tạo thành hỏa lực có thể bảo vệ hòn đảo này trước lực lượng không quân hùng hậu của Trung Quốc. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-CK-1 Ching-kuo trang bị tên lửa hành trình Wan Chien của Không quân Đài Loan - Nguồn: ROCAF
Hiện nay lực lượng phòng không Đài Loan có trong trang bị 3 hệ thống tên lửa phòng không Patriot PAC-2 MIM-104C, 7 hệ thống PAC-3 MIM-104F do Mỹ chế tạo; 6 hệ thống Sky Bow-II/ III do Đài Loan tự nghiên cứu, chế tạo. Ảnh: Tổ hợp tên lửa phòng không Patriot PAC-3 của Đài Loan - Nguồn: ROCAF
Những tên lửa trên đều có khả năng đánh chặn các loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tên lửa hành trình và chiến đấu cơ của Trung Quốc, phạm vi của chúng cho phép bảo vệ toàn bộ lãnh thổ của Đài Loan. Ảnh: Hệ thống tên lửa phòng không Tien-Kung III (Sky Bow III) của Đài Loan - Nguồn: ROCAF
Ở điều kiện hiện tại, nếu Trung Quốc quyết định dùng vũ lực, thì điều mà Đài Loan cần phải làm là kìm chân không quân và hải quân PLA trong thời gian đủ lâu, để các đồng minh đến trợ giúp; hoặc việc tiếp tục các hoạt động quân sự kéo dài, gây tốn kém để có thể kéo Bắc Kinh đến bàn đàm phán. Ảnh: Hệ thống tên lửa phòng không Tien-Kung III (Sky Bow III) của Đài Loan - Nguồn: ROCAF
Trong điều kiện các sân bay bị phong tỏa, lực lượng không quân Đài Loan không thể hoạt động, thì các hệ thống tên lửa phòng không sẽ là lực lượng chính trong việc hạn chế, ngăn chặn các lực lượng không quân của PLA. Ảnh: Tổ hợp tên lửa phòng không Patriot PAC-3 của Đài Loan trong cuộc tập trận Hán Quảng - Nguồn: ROCAF
Video Tên lửa Hùng Phong III – Bảo kiếm của Đài Loan - Nguồn: QPVN