Quân đội Đài Loan vừa tổ chức cuộc tập trận quy mô lớn thường niên Hán Quang (Han Kuang) lần thứ 36, với sự tham gia của cả 3 lực lượng hải - lục - không quân. Trong khi cuộc tập trận thường niên năm ngoái có màn hạ cánh của các chiến đấu cơ trên đường cao tốc hay giới thiệu xe bọc thép IFV mới CM-34 8x8, thì năm nay sẽ chú trọng hơn vào việc nâng cao khả năng chiến đấu của binh sĩ.
Ảnh: Binh sĩ đảo Đài Loan chiến đấu bên cạnh xe bọc thép CM-34 mới trong cuộc diễn tập Hán Quang.Cuộc diễn tập dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 13 đến ngày 17/7. Các cuộc diễn tập được tổ chức lần lượt bởi các đơn vị và một cuộc diễn tập chống đổ bộ quy mô lớn sẽ được tổ chức tại bãi biển Chia Nan ở Đài Trung vào ngày 16/7. Dự kiến, sự kiện này sẽ có nhiều cơ quan truyền thông tham gia và được đương kim Tổng thống Đài Loan - Bà Thái Anh Văn chủ trì.
Ảnh: Pháo tự hành M109 Paladin của Đài Loan nã đạn trong cuộc tập trận Hán Quang 36.Quân đội Đài Loan cũng sẽ tổ chức các cuộc diễn tập tại cảng Đài Trung và căn cứ không quân Ching Chuan Kang.
Ảnh: Xe tăng CM-11 (M-48H) của lục quân Đài Loan trong cuộc diễn tập.Theo Bộ quốc phòng Đài Loan, mục đích của cuộc tập trận nhằm cho thấy khả năng độc lập tác chiến của các đơn vị mới thành lập, cũng như thể hiện sức mạnh và tính hiệu quả của Quân đội Đài Loan.
Ảnh: Đội hình xe tăng Đài Loan tiến công dưới màn lựu khói.Pháo phản lực phóng loạt Thunderbolt-2000 do Đài Loan chế tạo, đưa vào biên chế từ đầu những năm 2000 cho đến nay, với sức mạnh tạo ra hỏa lực tiêu diệt sinh lực đối phương khi vừa đổ bộ lên bờ biển, chống tiếp cận mục tiêu.
Ảnh: Tổ hợp Thunderbolt-2000 khai hỏa trong cuộc tập trụng Hán Quang 36.Tổ hợp tên lửa phòng không Tien Kung I (Sky Bow) khai hỏa. Đây là tổ hợp phát triển từ giữa những năm 1980, là tiền đề cho các tổ hợp Tien Kung II và III sau này. Với tầm bắn 70km, dùng để chống lại các mục tiêu bay như trực thăng, máy bay phản lực, tên lửa dẫn đường và cả tên lửa hành trình tầm ngắn.Tổ hợp tên lửa chống hạm phòng thủ bờ biển Hùng Phong II do Đài Loan tự thiết kế chế tạo, tầm bắn 160km, tốc độ bay cận âm Mach 0.8, lắp đầu nổ nặng 180kg.
Ảnh: Khai hỏa tên lửa Hùng Phong II tại cuộc diễn tập Hán Quang 36.Khinh hạm ROCS Ning Yang (FFG-938) của Hải quân Đài Loan phóng tên lửa phòng không từ tổ hợp RIM-7 Sea Sparrow trên tàu, trong khuôn khổ cuộc diễn tập Hán Quang 36. Đây vốn là chiếc USS Aylwin của Hải quân Hoa Kỳ được Đài Loan mua lại, thuộc lớp Knox, hạ thủy năm 1970 và lượng giãn nước đầy tải hơn 4.000 tấn. Tàu có thể mang 8 tên lửa chống hạm Harpoon.Tàu hộ tống mang tên lửa dẫn đường lớp Tuo Chiang số hiệu PGG-618 độc đáo (đây cũng là chiếc duy nhất được chế tạo) của Đài Loan phóng tên lửa chống hạm Hùng Phong II/III. Đây là tàu được thiết kế tàng hình cao, cấu trúc hai thân, lượng giãn nước đầy tải hơn 550 tấn và tốc độ tối đa hơn 40 hải lý/h.Xe bọc thép đổ bộ lưỡng cư của thủy quân lục chiến Đài Loan đang cơ động bơi vào khoang tàu đổ bộ LST của hải quân Đài Loan trong khuôn khổ cuộc diễn tập Hán Quang 36.Trực thăng vũ trang hạng nặng AH-64 Apache của Đài Loan phóng mồi bẫy nhằm phòng thủ đánh lừa tên phòng phòng không tầm nhiệt. Đây là những trực thăng thuộc lô 30 chiếc được Đài Loan đặt mua từ Mỹ năm 2008 và đã được bàn giao từ năm 2014, biên chế cho hai phi đội.Biện đội tiêm kích hạng nhẹ F-CK-1 của Không quân Đài Loan cất cánh trong cuộc diễn tập, đây là những chiếc tiêm kích do Đài Loan tự thiết kế chế tạo, bắt đầu chính thức biên chế từ năm 1994 và đến nay đã có 131 chiếc được chế tạo.Tiêm kích hạng nhẹ Mirage-2000-5 một động cơ của Không quân Đài Loan mua từ Pháp trong thập niên 1990. Hiện nay, lực lượng tiêm kích của Đài Loan đang dần lạc hậu trước những chiến đấu cơ hiện đại của Trung Quốc đại lục, chính vì vậy, trong thời gian qua, Đài Loan đã cố gắng nâng cấp năng lực của mình trên không bằng việc mua những chiếc F-16V Viper, đồng thời có ý định mua cả những tiêm kích tàng hình F-35 từ Mỹ. Video Tên lửa Hùng Phong III – bảo kiếm của Đài Loan - Nguồn: QPVN
Quân đội Đài Loan vừa tổ chức cuộc tập trận quy mô lớn thường niên Hán Quang (Han Kuang) lần thứ 36, với sự tham gia của cả 3 lực lượng hải - lục - không quân. Trong khi cuộc tập trận thường niên năm ngoái có màn hạ cánh của các chiến đấu cơ trên đường cao tốc hay giới thiệu xe bọc thép IFV mới CM-34 8x8, thì năm nay sẽ chú trọng hơn vào việc nâng cao khả năng chiến đấu của binh sĩ.
Ảnh: Binh sĩ đảo Đài Loan chiến đấu bên cạnh xe bọc thép CM-34 mới trong cuộc diễn tập Hán Quang.
Cuộc diễn tập dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 13 đến ngày 17/7. Các cuộc diễn tập được tổ chức lần lượt bởi các đơn vị và một cuộc diễn tập chống đổ bộ quy mô lớn sẽ được tổ chức tại bãi biển Chia Nan ở Đài Trung vào ngày 16/7. Dự kiến, sự kiện này sẽ có nhiều cơ quan truyền thông tham gia và được đương kim Tổng thống Đài Loan - Bà Thái Anh Văn chủ trì.
Ảnh: Pháo tự hành M109 Paladin của Đài Loan nã đạn trong cuộc tập trận Hán Quang 36.
Quân đội Đài Loan cũng sẽ tổ chức các cuộc diễn tập tại cảng Đài Trung và căn cứ không quân Ching Chuan Kang.
Ảnh: Xe tăng CM-11 (M-48H) của lục quân Đài Loan trong cuộc diễn tập.
Theo Bộ quốc phòng Đài Loan, mục đích của cuộc tập trận nhằm cho thấy khả năng độc lập tác chiến của các đơn vị mới thành lập, cũng như thể hiện sức mạnh và tính hiệu quả của Quân đội Đài Loan.
Ảnh: Đội hình xe tăng Đài Loan tiến công dưới màn lựu khói.
Pháo phản lực phóng loạt Thunderbolt-2000 do Đài Loan chế tạo, đưa vào biên chế từ đầu những năm 2000 cho đến nay, với sức mạnh tạo ra hỏa lực tiêu diệt sinh lực đối phương khi vừa đổ bộ lên bờ biển, chống tiếp cận mục tiêu.
Ảnh: Tổ hợp Thunderbolt-2000 khai hỏa trong cuộc tập trụng Hán Quang 36.
Tổ hợp tên lửa phòng không Tien Kung I (Sky Bow) khai hỏa. Đây là tổ hợp phát triển từ giữa những năm 1980, là tiền đề cho các tổ hợp Tien Kung II và III sau này. Với tầm bắn 70km, dùng để chống lại các mục tiêu bay như trực thăng, máy bay phản lực, tên lửa dẫn đường và cả tên lửa hành trình tầm ngắn.
Tổ hợp tên lửa chống hạm phòng thủ bờ biển Hùng Phong II do Đài Loan tự thiết kế chế tạo, tầm bắn 160km, tốc độ bay cận âm Mach 0.8, lắp đầu nổ nặng 180kg.
Ảnh: Khai hỏa tên lửa Hùng Phong II tại cuộc diễn tập Hán Quang 36.
Khinh hạm ROCS Ning Yang (FFG-938) của Hải quân Đài Loan phóng tên lửa phòng không từ tổ hợp RIM-7 Sea Sparrow trên tàu, trong khuôn khổ cuộc diễn tập Hán Quang 36. Đây vốn là chiếc USS Aylwin của Hải quân Hoa Kỳ được Đài Loan mua lại, thuộc lớp Knox, hạ thủy năm 1970 và lượng giãn nước đầy tải hơn 4.000 tấn. Tàu có thể mang 8 tên lửa chống hạm Harpoon.
Tàu hộ tống mang tên lửa dẫn đường lớp Tuo Chiang số hiệu PGG-618 độc đáo (đây cũng là chiếc duy nhất được chế tạo) của Đài Loan phóng tên lửa chống hạm Hùng Phong II/III. Đây là tàu được thiết kế tàng hình cao, cấu trúc hai thân, lượng giãn nước đầy tải hơn 550 tấn và tốc độ tối đa hơn 40 hải lý/h.
Xe bọc thép đổ bộ lưỡng cư của thủy quân lục chiến Đài Loan đang cơ động bơi vào khoang tàu đổ bộ LST của hải quân Đài Loan trong khuôn khổ cuộc diễn tập Hán Quang 36.
Trực thăng vũ trang hạng nặng AH-64 Apache của Đài Loan phóng mồi bẫy nhằm phòng thủ đánh lừa tên phòng phòng không tầm nhiệt. Đây là những trực thăng thuộc lô 30 chiếc được Đài Loan đặt mua từ Mỹ năm 2008 và đã được bàn giao từ năm 2014, biên chế cho hai phi đội.
Biện đội tiêm kích hạng nhẹ F-CK-1 của Không quân Đài Loan cất cánh trong cuộc diễn tập, đây là những chiếc tiêm kích do Đài Loan tự thiết kế chế tạo, bắt đầu chính thức biên chế từ năm 1994 và đến nay đã có 131 chiếc được chế tạo.
Tiêm kích hạng nhẹ Mirage-2000-5 một động cơ của Không quân Đài Loan mua từ Pháp trong thập niên 1990. Hiện nay, lực lượng tiêm kích của Đài Loan đang dần lạc hậu trước những chiến đấu cơ hiện đại của Trung Quốc đại lục, chính vì vậy, trong thời gian qua, Đài Loan đã cố gắng nâng cấp năng lực của mình trên không bằng việc mua những chiếc F-16V Viper, đồng thời có ý định mua cả những tiêm kích tàng hình F-35 từ Mỹ.
Video Tên lửa Hùng Phong III – bảo kiếm của Đài Loan - Nguồn: QPVN