Theo Reuters, ngày 6/8, Chính phủ Mỹ đang nghiên cứu về hợp đồng xuất khẩu ít nhất 4 máy bay không người lái tuần thám tầm xa cỡ lớn Sea Guardian tiên tiến cho đảo Đài Loan. Dự kiến hợp đồng sẽ trị giá khoảng 600 USD bao gồm khí tài, trạm điều khiển mặt đất, chi phí đào tạo cũng như hỗ trợ. Thỏa thuận cũng được đi kèm với một số tùy chọn trong tương lai.
Ảnh: Máy bay không người lái Sea Guardian của Mỹ.Hiện tại, Bộ Ngoại giao Mỹ đã chấp thuận thương vụ mua bán này và sẽ thông báo cho Quốc hội sớm nhất là vào tháng 9 năm nay. Đây sẽ là một loại vũ khí vô cùng lợi hại, có sức mạnh răn đe cao dùng để chống lại Trung Quốc nếu khi nó có mặt trong biên chế quân đội Đài Loan.
Ảnh: Máy bay không người lái Sea Guardian trong một chuyến bay biển.Sea Guardian là phiên bản dùng cho trinh sát của loại máy bay không người lái MQ-9 Reaper nổi tiếng do Mỹ phát triển và chế tạo. Nó có thể thực hiện các nhiệm vụ với tầm hoạt động xa, tối đa lên tới 6.000 hải lý (khoảng 11.000km), vượt xa tầm bay 200km của các máy bay không người lái hiện đang có mặt trong quân đội Đài Loan. Nó cũng có thể mang theo vũ khí để thực hiện các đòn tấn công.
Ảnh: Máy bay không người lái Sea Guardian bên cạnh tiêm kích F-16.Trung Quốc nhanh chóng đã có những phản ứng gây gắt về sự việc này. Trong ngày 7/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc - Vương Văn Bân đã cho biết rằng nước này kiên quyết phản đối việc Mỹ chấp thuận bán vũ khí cho Đài Loan. Đồng thời yêu cầu Mỹ chấm dứt ngay hành động nếu không muốn làm quan hệ Mỹ - Trung tổn hại cũng như làm mất sự ổn định, hòa bình tại eo biển Đài Loan.Thời gian qua, Mỹ đã thúc đẩy rất nhiều các hợp đồng quân sự với Đài Loan. Một tháng trước, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã vừa phê duyệt hợp đồng trị giá 620 triệu USD cho việc nước này sẽ nâng cấp và bảo trì các hệ thống phòng không Patriot III cho quân đội Đài Loan. Nhà thầu chính là công ty Lockheed Martin.
Ảnh: Hệ thống tên lửa phòng không Patriot III của đảo Đài Loan.Kể từ năm 2017 cho đến nay, tổng số tiền bán vũ khí cho Đài Loan được chính phủ Mỹ phê duyệt đã vượt quá con số 13 tỷ USD với nhiều hợp đồng.
Ảnh: Quân đội Đài Loan trong một cuộc diễn tập.Trong đó có thương vụ đình đám bán 18 ngư lôi hạng nặng Mk-48 Mod 6 trị giá 180 triệu USD cho Hải quân Đài Loan để trang bị lên các tàu ngầm tấn công của nước này hồi tháng 5. Đây là một bước đi gây ra căng thẳng lớn giữa Mỹ và Trung, bởi những ngư lôi này đe dọa rất lớn đối với các tàu chiến của hạm đội hải quân Trung Quốc.
Ảnh: Ngư lôi hạng nặng Mk-48 của Hải quân Mỹ.Dù chỉ với 4 tàu ngầm Diesel - điện đã có tuổi đời khá lâu, tuy nhiên nếu được trang bị loại ngư lôi hiện đại mới từ Mỹ, sẽ giúp nâng cao đáng kể năng lực tác chiến của chúng, tạo một sức uy hiếp lớn với tàu chiến đối phương. Nó có tầm bắn tối đa lên tới 50km, đầu đạn nặng 1.000kg giúp nó có thể tiêu diệt cả tàu sân bay, cũng như tốc độ rất cao lên tới 102km/h, hơn gấp 2,5 - 3 lần tốc độ tối đa của các tàu chiến.
Ảnh: Hai loại tàu ngầm hiện đang hoạt động của Hải quân Đài Loan.Mới đây, Báo chí Trung Quốc trích dẫn lời người quan sát đã đưa ra những bình luận về việc người Mỹ có xu hướng thường xuyên sử dụng “quân bài Đài Loan” để tạo sức ép quân sự lên nước này. Theo họ, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang đến gần và căng thẳng hơn bao giờ hết, do đó, việc đối đầu với Trung Quốc theo nhiều cách khác nhau có thể là một bước quan trọng cho các chính trị gia Mỹ ghi điểm.
Ảnh: Quân đội Đài Loan trong một cuộc tập trận.Người Mỹ nhận thức được rõ rằng vấn đề Đài Loan liên quan đến lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, do đó, nội dung về Đài Loan là một chủ đề nóng bỏng đang được hai đảng phái chính trị Mỹ với các nhà chính trị chống Trung Quốc thường xuyên bàn thảo. Ngoài ra, theo giới quan sát Trung Quốc, việc sử dụng “con bài Đài Loan” phản ánh sự lo lắng và thiếu tự tin của Mỹ đối với Trung Quốc.
Ảnh: Thủy quân lục chiến Mỹ trong một cuộc diễn tập đổ bộ.
Video Tên lửa Hùng Phong III – bảo kiếm của Đài Loan - Nguồn: QPVN
Theo Reuters, ngày 6/8, Chính phủ Mỹ đang nghiên cứu về hợp đồng xuất khẩu ít nhất 4 máy bay không người lái tuần thám tầm xa cỡ lớn Sea Guardian tiên tiến cho đảo Đài Loan. Dự kiến hợp đồng sẽ trị giá khoảng 600 USD bao gồm khí tài, trạm điều khiển mặt đất, chi phí đào tạo cũng như hỗ trợ. Thỏa thuận cũng được đi kèm với một số tùy chọn trong tương lai.
Ảnh: Máy bay không người lái Sea Guardian của Mỹ.
Hiện tại, Bộ Ngoại giao Mỹ đã chấp thuận thương vụ mua bán này và sẽ thông báo cho Quốc hội sớm nhất là vào tháng 9 năm nay. Đây sẽ là một loại vũ khí vô cùng lợi hại, có sức mạnh răn đe cao dùng để chống lại Trung Quốc nếu khi nó có mặt trong biên chế quân đội Đài Loan.
Ảnh: Máy bay không người lái Sea Guardian trong một chuyến bay biển.
Sea Guardian là phiên bản dùng cho trinh sát của loại máy bay không người lái MQ-9 Reaper nổi tiếng do Mỹ phát triển và chế tạo. Nó có thể thực hiện các nhiệm vụ với tầm hoạt động xa, tối đa lên tới 6.000 hải lý (khoảng 11.000km), vượt xa tầm bay 200km của các máy bay không người lái hiện đang có mặt trong quân đội Đài Loan. Nó cũng có thể mang theo vũ khí để thực hiện các đòn tấn công.
Ảnh: Máy bay không người lái Sea Guardian bên cạnh tiêm kích F-16.
Trung Quốc nhanh chóng đã có những phản ứng gây gắt về sự việc này. Trong ngày 7/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc - Vương Văn Bân đã cho biết rằng nước này kiên quyết phản đối việc Mỹ chấp thuận bán vũ khí cho Đài Loan. Đồng thời yêu cầu Mỹ chấm dứt ngay hành động nếu không muốn làm quan hệ Mỹ - Trung tổn hại cũng như làm mất sự ổn định, hòa bình tại eo biển Đài Loan.
Thời gian qua, Mỹ đã thúc đẩy rất nhiều các hợp đồng quân sự với Đài Loan. Một tháng trước, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã vừa phê duyệt hợp đồng trị giá 620 triệu USD cho việc nước này sẽ nâng cấp và bảo trì các hệ thống phòng không Patriot III cho quân đội Đài Loan. Nhà thầu chính là công ty Lockheed Martin.
Ảnh: Hệ thống tên lửa phòng không Patriot III của đảo Đài Loan.
Kể từ năm 2017 cho đến nay, tổng số tiền bán vũ khí cho Đài Loan được chính phủ Mỹ phê duyệt đã vượt quá con số 13 tỷ USD với nhiều hợp đồng.
Ảnh: Quân đội Đài Loan trong một cuộc diễn tập.
Trong đó có thương vụ đình đám bán 18 ngư lôi hạng nặng Mk-48 Mod 6 trị giá 180 triệu USD cho Hải quân Đài Loan để trang bị lên các tàu ngầm tấn công của nước này hồi tháng 5. Đây là một bước đi gây ra căng thẳng lớn giữa Mỹ và Trung, bởi những ngư lôi này đe dọa rất lớn đối với các tàu chiến của hạm đội hải quân Trung Quốc.
Ảnh: Ngư lôi hạng nặng Mk-48 của Hải quân Mỹ.
Dù chỉ với 4 tàu ngầm Diesel - điện đã có tuổi đời khá lâu, tuy nhiên nếu được trang bị loại ngư lôi hiện đại mới từ Mỹ, sẽ giúp nâng cao đáng kể năng lực tác chiến của chúng, tạo một sức uy hiếp lớn với tàu chiến đối phương. Nó có tầm bắn tối đa lên tới 50km, đầu đạn nặng 1.000kg giúp nó có thể tiêu diệt cả tàu sân bay, cũng như tốc độ rất cao lên tới 102km/h, hơn gấp 2,5 - 3 lần tốc độ tối đa của các tàu chiến.
Ảnh: Hai loại tàu ngầm hiện đang hoạt động của Hải quân Đài Loan.
Mới đây, Báo chí Trung Quốc trích dẫn lời người quan sát đã đưa ra những bình luận về việc người Mỹ có xu hướng thường xuyên sử dụng “quân bài Đài Loan” để tạo sức ép quân sự lên nước này. Theo họ, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang đến gần và căng thẳng hơn bao giờ hết, do đó, việc đối đầu với Trung Quốc theo nhiều cách khác nhau có thể là một bước quan trọng cho các chính trị gia Mỹ ghi điểm.
Ảnh: Quân đội Đài Loan trong một cuộc tập trận.
Người Mỹ nhận thức được rõ rằng vấn đề Đài Loan liên quan đến lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, do đó, nội dung về Đài Loan là một chủ đề nóng bỏng đang được hai đảng phái chính trị Mỹ với các nhà chính trị chống Trung Quốc thường xuyên bàn thảo. Ngoài ra, theo giới quan sát Trung Quốc, việc sử dụng “con bài Đài Loan” phản ánh sự lo lắng và thiếu tự tin của Mỹ đối với Trung Quốc.
Ảnh: Thủy quân lục chiến Mỹ trong một cuộc diễn tập đổ bộ.
Video Tên lửa Hùng Phong III – bảo kiếm của Đài Loan - Nguồn: QPVN