Vào cuối những năm 1970, Phòng thiết kế MiG nối lại việc nghiên cứu khái niệm máy bay chiến đấu một động cơ, với cấu trúc đơn giản, được gọi là "Sản phẩm 33" (Izdeliye 33) hay tiêm kích MiG-33; có thể thay thế cho MiG-21 đã bắt đầu dừng chế tạo.Do cách bố trí tổng thể của chiến đấu cơ MiG-33, rất giống với chiến đấu cơ F-16 mà khi đó Mỹ vừa mới phát triển thành công, vì thế sau này, nó được đặt biệt danh là F-16sky. MiG-33 cũng sử dụng cửa hút gió ở bụng, hợp nhất thân cánh và thiết kế dải mép dẫn đầu cánh, như của F-16.Tuy nhiên trường phái của các nhà thiết kế Liên Xô, thường chú ý nhiều hơn đến hiệu suất tốc độ cao và MiG-33 cũng không phải là ngoại lệ; máy bay sử dụng cửa hút khí siêu âm hình nêm, tương tự như MiG-21 Ye-8, và tốc độ phải đạt Mach 2.Mặc dù được gọi là "F-16sky", nhưng tiêm kích một động cơ MiG-33 lại nhỏ hơn đáng kể so với F-16 về kích thước và trọng lượng. MiG-33 dự kiến lắp một động cơ phản lực cánh quạt Klimov RD-33 (giống như động cơ của tiêm kích hai động cơ MiG-29).Do động cơ RD-33, có sức đẩy chỉ 8,3 tấn, nên MiG-33 chỉ xếp là máy bay chiến đấu hạng nhẹ. Ở một khía cạnh nào đó, MiG-33 có thể được coi là phiên bản một động cơ của tiêm kích MiG-29. Do trọng lượng và độ phức tạp giảm đáng kể, nên chi phí chế tạo và sử dụng MiG-33 sẽ rẻ hơn MiG-29 nhiều, và nó có thể trở thành mẫu máy bay kế nhiệm lý tưởng nhất của MiG-21.Về hình dáng thân của MiG-33 cũng tương tự như của MiG-29, và thậm chí còn dùng chung các bộ phận như càng hạ cánh và thiết bị điện tử hàng không của nhau. Sau khi đánh giá một số lượng lớn các thiết kế dải bên, cánh và đuôi khác nhau trong đường hầm gió, Phòng thiết kế MiG cuối cùng đã chọn một phương án tương tự như tiêm kích F-16 vào năm 1984; điều này cũng khẳng định sự thành công của hãng, trong thiết kế khí động học.Tuy nhiên, Không quân Liên Xô vào thời điểm này ngày càng tỏ ra ưa chuộng máy bay chiến đấu hai động cơ và chú trọng vào khả năng hoạt động đa năng của máy bay chiến đấu. Họ chưa bao giờ tỏ ra quan tâm đến MiG-33, do đó, MiG-33 không nhận được sự ủng hộ của giới lãnh đạo Quân đội Liên Xô, dự án MiG-33 kết thúc.Sau khi Liên Xô tan rã, Công ty MiG đã khởi động lại chương trình chế tạo MiG-33 một lần nữa, tại Triển lãm Hàng không Van Paul 1994 và gán nó với cái tên MiG-29ME và giải thích, đây là phiên bản xuất khẩu của MiG-29M (Sản phẩm 9.15), để nhấn mạnh tầm quan trọng của loại máy bay này và hiệu suất chiến đấu.Để giải quyết triệt để vấn đề bán kính hoạt động quá ngắn của MiG-29, thân máy bay MiG-33 mới đã được thiết kế lại; thiết kế mới đã loại bỏ cửa hút gió phụ ở hai bên, tăng tải nhiên liệu và bổ sung thiết bị tiếp nhiên liệu trên không.Hệ thống điện tử hàng không của MiG-33 mới cũng đã được nâng cấp rất nhiều, có thể trang bị hàng loạt vũ khí không đối không và không đối đất được dẫn đường chính xác, mở rộng khả năng đa năng của máy bay.Hệ thống điều khiển bay cũng được nâng cấp từ hệ thống thủy lực cơ học của MiG-29, lên hệ thống điều khiển bay bằng dây. Mặc dù có những cải tiến lớn, nhưng MiG-33 mới vẫn không được nhận được khách hàng quan tâm, nên MiG-33 lại nhanh chóng biến mất trở lại.Nhưng câu chuyện về MiG-33 không kết thúc ở đó. Khi máy bay chiến đấu JF-17 Thunder (theo cách gọi của Pakistan), hay FC-1 Kiêu Long ở Trung Quốc, bay lần đầu tiên vào năm 2003, một số phương tiện truyền thông phương Tây đã suy đoán rằng đây có lẽ là "dị bản" của MiG-33.JF-17 đã kết hợp các "gen" của MiG-33 dựa trên việc sử dụng động cơ RD-93. Người ta suy đoán rằng, Phòng thiết kế MiG có thể đã bán thiết kế MiG-33 cho Trung Quốc và Pakistan, vì xét thấy khả năng phát triển một mẫu máy bay chiến đấu mới, với năng lực thực tế của hai quốc gia này khi đó là rất khó khăn.Tất nhiên, những suy đoán nói trên chưa được kiểm chứng, nhưng ngoài thiết kế cửa hút khí của JF-17 nằm ở hai bên là khác với MiG-33. Còn các thiết kế khác như cánh xuôi, sử dụng cửa hút gió ở bụng, hợp nhất thân cánh và thiết kế dải mép dẫn đầu của cánh đều giống MiG-33; nên truyền thông phương Tây không phải là không có cơ sở khi nói JF-17 là bản sao của MiG-33. Nguồn ảnh: Sina. Tiêm kích nhẹ JF-17 - tuyệt tác của Trung Quốc kết hợp với Pakistan.
Vào cuối những năm 1970, Phòng thiết kế MiG nối lại việc nghiên cứu khái niệm máy bay chiến đấu một động cơ, với cấu trúc đơn giản, được gọi là "Sản phẩm 33" (Izdeliye 33) hay tiêm kích MiG-33; có thể thay thế cho MiG-21 đã bắt đầu dừng chế tạo.
Do cách bố trí tổng thể của chiến đấu cơ MiG-33, rất giống với chiến đấu cơ F-16 mà khi đó Mỹ vừa mới phát triển thành công, vì thế sau này, nó được đặt biệt danh là F-16sky. MiG-33 cũng sử dụng cửa hút gió ở bụng, hợp nhất thân cánh và thiết kế dải mép dẫn đầu cánh, như của F-16.
Tuy nhiên trường phái của các nhà thiết kế Liên Xô, thường chú ý nhiều hơn đến hiệu suất tốc độ cao và MiG-33 cũng không phải là ngoại lệ; máy bay sử dụng cửa hút khí siêu âm hình nêm, tương tự như MiG-21 Ye-8, và tốc độ phải đạt Mach 2.
Mặc dù được gọi là "F-16sky", nhưng tiêm kích một động cơ MiG-33 lại nhỏ hơn đáng kể so với F-16 về kích thước và trọng lượng. MiG-33 dự kiến lắp một động cơ phản lực cánh quạt Klimov RD-33 (giống như động cơ của tiêm kích hai động cơ MiG-29).
Do động cơ RD-33, có sức đẩy chỉ 8,3 tấn, nên MiG-33 chỉ xếp là máy bay chiến đấu hạng nhẹ. Ở một khía cạnh nào đó, MiG-33 có thể được coi là phiên bản một động cơ của tiêm kích MiG-29. Do trọng lượng và độ phức tạp giảm đáng kể, nên chi phí chế tạo và sử dụng MiG-33 sẽ rẻ hơn MiG-29 nhiều, và nó có thể trở thành mẫu máy bay kế nhiệm lý tưởng nhất của MiG-21.
Về hình dáng thân của MiG-33 cũng tương tự như của MiG-29, và thậm chí còn dùng chung các bộ phận như càng hạ cánh và thiết bị điện tử hàng không của nhau. Sau khi đánh giá một số lượng lớn các thiết kế dải bên, cánh và đuôi khác nhau trong đường hầm gió, Phòng thiết kế MiG cuối cùng đã chọn một phương án tương tự như tiêm kích F-16 vào năm 1984; điều này cũng khẳng định sự thành công của hãng, trong thiết kế khí động học.
Tuy nhiên, Không quân Liên Xô vào thời điểm này ngày càng tỏ ra ưa chuộng máy bay chiến đấu hai động cơ và chú trọng vào khả năng hoạt động đa năng của máy bay chiến đấu. Họ chưa bao giờ tỏ ra quan tâm đến MiG-33, do đó, MiG-33 không nhận được sự ủng hộ của giới lãnh đạo Quân đội Liên Xô, dự án MiG-33 kết thúc.
Sau khi Liên Xô tan rã, Công ty MiG đã khởi động lại chương trình chế tạo MiG-33 một lần nữa, tại Triển lãm Hàng không Van Paul 1994 và gán nó với cái tên MiG-29ME và giải thích, đây là phiên bản xuất khẩu của MiG-29M (Sản phẩm 9.15), để nhấn mạnh tầm quan trọng của loại máy bay này và hiệu suất chiến đấu.
Để giải quyết triệt để vấn đề bán kính hoạt động quá ngắn của MiG-29, thân máy bay MiG-33 mới đã được thiết kế lại; thiết kế mới đã loại bỏ cửa hút gió phụ ở hai bên, tăng tải nhiên liệu và bổ sung thiết bị tiếp nhiên liệu trên không.
Hệ thống điện tử hàng không của MiG-33 mới cũng đã được nâng cấp rất nhiều, có thể trang bị hàng loạt vũ khí không đối không và không đối đất được dẫn đường chính xác, mở rộng khả năng đa năng của máy bay.
Hệ thống điều khiển bay cũng được nâng cấp từ hệ thống thủy lực cơ học của MiG-29, lên hệ thống điều khiển bay bằng dây. Mặc dù có những cải tiến lớn, nhưng MiG-33 mới vẫn không được nhận được khách hàng quan tâm, nên MiG-33 lại nhanh chóng biến mất trở lại.
Nhưng câu chuyện về MiG-33 không kết thúc ở đó. Khi máy bay chiến đấu JF-17 Thunder (theo cách gọi của Pakistan), hay FC-1 Kiêu Long ở Trung Quốc, bay lần đầu tiên vào năm 2003, một số phương tiện truyền thông phương Tây đã suy đoán rằng đây có lẽ là "dị bản" của MiG-33.
JF-17 đã kết hợp các "gen" của MiG-33 dựa trên việc sử dụng động cơ RD-93. Người ta suy đoán rằng, Phòng thiết kế MiG có thể đã bán thiết kế MiG-33 cho Trung Quốc và Pakistan, vì xét thấy khả năng phát triển một mẫu máy bay chiến đấu mới, với năng lực thực tế của hai quốc gia này khi đó là rất khó khăn.
Tất nhiên, những suy đoán nói trên chưa được kiểm chứng, nhưng ngoài thiết kế cửa hút khí của JF-17 nằm ở hai bên là khác với MiG-33. Còn các thiết kế khác như cánh xuôi, sử dụng cửa hút gió ở bụng, hợp nhất thân cánh và thiết kế dải mép dẫn đầu của cánh đều giống MiG-33; nên truyền thông phương Tây không phải là không có cơ sở khi nói JF-17 là bản sao của MiG-33. Nguồn ảnh: Sina.
Tiêm kích nhẹ JF-17 - tuyệt tác của Trung Quốc kết hợp với Pakistan.