Con đường phát triển của JF-17 rất gập ghềnh, kéo dài qua nhiều năm. Về thực chất, JF-17 là một thiết kế lai giữa MiG-21, loại máy bay chiến đấu điển hình thế hệ 3 của Liên Xô và F-16 Fighting Falcon, một thiết kế nổi bật máy bay thế hệ 4 của Mỹ. Ảnh: Máy bay JF-17 - Nguồn: Wikipedia.Tiền thân của JF-17 được phát triển từ dự án nâng cấp máy bay chiến đấu J-7 cho Không quân Pakistan. Lý do là trong cuộc chiến giữa Liên Xô và Afghanistan (1979 – 1989), khi đó Liên Xô trang bị máy bay chiến đấu hạng nhẹ thế hệ 4 là MiG-29, và Pakistan muốn một loại chiến đấu cơ có thể chống lại loại máy bay này. Ảnh: Máy bay MiG-29 của Liên Xô - Nguồn: Wikipedia.Pakistan là một trong những quốc gia cùng với Mỹ hỗ trợ chính cho phe Mujaheddin Afghanistan chống Liên Xô; đổi lại Mỹ sẵn sàng cung cấp viện trợ quốc phòng cho Pakistan. Điều này dẫn đến Dự án Sabre II, một nỗ lực nhằm hiện đại hóa số J-7 của Không quân Pakistan do Chengdu (CAC) của Trung Quốc và Grumman của Mỹ thực hiện. Ảnh: Máy bay J-7 của Pakistan - Nguồn: Wikipedia.Phiên bản đầu tiên của Sabre II chỉ kéo dài phần thân của J-7, thiết kế lại cơ cấu điều khiển và thay đổi vị trí và kích thước của cửa hút gió (từ đầu chuyển xuống hai bên gốc cánh). Ảnh: Phiên bản Sabre II - Nguồn: Wikipedia.Mặc dù có những thay đổi lớn, nhưng phiên bản sửa đổi Sabre II không thể đạt được hiệu suất như máy bay chiến đấu của Mỹ khi đó và hoàn toàn không có khả năng đối đầu với chiến đấu cơ MiG-29 của Liên Xô, vì vậy bản nâng cấp Sabre II đã bị đóng băng. Ảnh: Sabre II (dưới) và J-7 - Nguồn: Wikipedia.Tuy nhiên dự án trên chưa dừng lại, cả Trung Quốc, Pakistan và Mỹ đã quyết định tiến hành một nâng cấp khác vào cuối những năm 1980; kết quả là dự án “Super 7” ra đời. Lần cải tiến này, sải cánh được tăng lên và được tạo thành một cấu hình tương tự như F-16, cùng với những thay đổi khí động học từ phiên bản Sabre II trước đó. Ảnh: Máy bay Super 7 (dưới) và J-7 - Nguồn: China Daily.Tuy nhiên khi quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đi xuống vào năm 1989, Grumman rút khỏi dự án Super 7 vào năm 1989; lúc này Liên Xô cũng đã rút khỏi Afghanistan và chiến tranh Lạnh chấm dứt vào năm 1991, nên dự án tiếp tục không được tiếp tục nghiên cứu. Ảnh: Máy bay Super 7 - Nguồn: China Daily.Vào giữa thập niên 1990, dự án Super được Pakistan và Trung Quốc khởi động lại. Một nghiên cứu tiền khả thi để xem liệu sự phát triển trong tương lai của dự án Super có thành quả hay không, đã được thực hiện vào năm 2002; sau đó một bản ghi nhớ để tiếp tục phát triển phiên bản máy bay mới đã được ký kết. Ảnh: Máy bay Super 7, tiền thân của JF-17 - Nguồn: China Daily.Năm 2003, Trung Quốc và Pakistan ký hiệp định chính thức phát triển máy bay chiến đấu Super 7. Chi phí được phân chia theo tỷ lệ 50/50 giữa chính phủ Pakistan và CAC; vì lúc này Grumman đã ngừng hợp tác, nên dự án Super 7 lúc này được Pakistan đổi tên thành Joint Fighter-17 (JF-17) Thunder, Trung Quốc gọi là Fighter China-1 (FC-1) Kiêu Long. Ảnh: Máy bay JF-17 - Nguồn: Wikipedia.Yêu cầu đặt ra là cần một động cơ hoàn toàn mới cho loại máy bay này. Giải pháp về động cơ đã được tìm thấy trong phòng thiết kế Mikoyan của Nga, nơi cung cấp động cơ Klimov RD-93, vốn được thiết kế cho máy bay chiến đấu MiG-33 bị hủy bỏ. Động cơ RD-93 là phiên bản cải tiến của RD-33, được sử dụng trên MiG-29. Ảnh: Động cơ phản lực RD-33 - Nguồn: Wikipedia.Một sự đổi mới quan trọng là việc đưa vào thiết kế JF-17 cửa hút khí kiểu siêu âm không biến tần (DSI). Năm 2003, nguyên mẫu đầu tiên được cất cánh. Đến năm 2006, JF-17 đã được hoàn thiện, sẵn sàng đi vào sản xuất hàng loạt. Chiếc JF-17 hoàn toàn do Pakistan sản xuất đầu tiên, được tạo ra vào năm 2008. Ảnh: Máy bay JF-17 - Nguồn: Wikipedia.Số JF-17 ban đầu, chế tạo cho Pakistan được gọi là JF-17 Block I; đến phiên bản JF-17 Block II đã giới thiệu vô số các tính năng và nâng cấp mới, bao gồm vật liệu tổng hợp trong khung máy bay để giảm trọng lượng, tiếp nhiên liệu từ trên không và radar tốt hơn. Ảnh: Radar của JF-17 - Nguồn: SinaTrung Quốc đã đề nghị thay thế động cơ RD-93 của Nga bằng WS-13 do Trung Quốc chế tạo trong phiên bản JF-17 Block II, nhưng Pakistan không đồng ý và tiếp tục chọn sử dụng động cơ của Nga. Ảnh: Động cơ phản lực RD-93MA của Nga - Nguồn: defenseworld.Đến phiên bản JF-17 Block III, Trung Quốc hy vọng sẽ bổ sung radar mạng pha điện tử AESA cho JF-17 và cải thiện hơn nữa về khả năng tương thích với vũ khí phương Tây, Nga và Trung Quốc. Đồng thời Nga phát triển loại động cơ có tên RD-93MA cho phiên bản JF-17 Block III. Ảnh: Động cơ phản lực RD-93MA của Nga - Nguồn: defenseworld. Ảnh: Động cơ phản lực RD-93MA - Nguồn: defenseworld.Một điểm yếu của JF-17 là khẩu pháo hàng không khi vẫn dùng loại GSh-23 hai nòng, một di sản của dòng MiG-21. Pháo GSh-23 có tính năng kém hơn các loại pháo tự động lắp trên máy bay chiến đấu thế hệ 4. Tuy nhiên, do tần suất sử dụng pháo trong không chiến hiện đại tương đối ít, nên đây không phải là vấn đề lớn. Ảnh: Pháo hàng không GSh-23 và đạn - Nguồn: Wikipedia.Ưu điểm lớn nhất của JF-17 là giá thành của nó. Người ta vẫn chưa biết liệu máy bay JF-17 có thể chiến đấu được với mức giá “quá rẻ” như vậy hay không, nhưng Pakistan dường như hài lòng với những gì JF-17 có thể làm được trong các cuộc thử nghiệm. Ảnh: Máy bay JF-17 của Không quân Pakistan - Nguồn: Wikipedia. Video Mục sở thị chiến đấu cơ MiG-35 của quân đội Nga - Nguồn: Truyền hình Hải Phòng
Con đường phát triển của JF-17 rất gập ghềnh, kéo dài qua nhiều năm. Về thực chất, JF-17 là một thiết kế lai giữa MiG-21, loại máy bay chiến đấu điển hình thế hệ 3 của Liên Xô và F-16 Fighting Falcon, một thiết kế nổi bật máy bay thế hệ 4 của Mỹ. Ảnh: Máy bay JF-17 - Nguồn: Wikipedia.
Tiền thân của JF-17 được phát triển từ dự án nâng cấp máy bay chiến đấu J-7 cho Không quân Pakistan. Lý do là trong cuộc chiến giữa Liên Xô và Afghanistan (1979 – 1989), khi đó Liên Xô trang bị máy bay chiến đấu hạng nhẹ thế hệ 4 là MiG-29, và Pakistan muốn một loại chiến đấu cơ có thể chống lại loại máy bay này. Ảnh: Máy bay MiG-29 của Liên Xô - Nguồn: Wikipedia.
Pakistan là một trong những quốc gia cùng với Mỹ hỗ trợ chính cho phe Mujaheddin Afghanistan chống Liên Xô; đổi lại Mỹ sẵn sàng cung cấp viện trợ quốc phòng cho Pakistan. Điều này dẫn đến Dự án Sabre II, một nỗ lực nhằm hiện đại hóa số J-7 của Không quân Pakistan do Chengdu (CAC) của Trung Quốc và Grumman của Mỹ thực hiện. Ảnh: Máy bay J-7 của Pakistan - Nguồn: Wikipedia.
Phiên bản đầu tiên của Sabre II chỉ kéo dài phần thân của J-7, thiết kế lại cơ cấu điều khiển và thay đổi vị trí và kích thước của cửa hút gió (từ đầu chuyển xuống hai bên gốc cánh). Ảnh: Phiên bản Sabre II - Nguồn: Wikipedia.
Mặc dù có những thay đổi lớn, nhưng phiên bản sửa đổi Sabre II không thể đạt được hiệu suất như máy bay chiến đấu của Mỹ khi đó và hoàn toàn không có khả năng đối đầu với chiến đấu cơ MiG-29 của Liên Xô, vì vậy bản nâng cấp Sabre II đã bị đóng băng. Ảnh: Sabre II (dưới) và J-7 - Nguồn: Wikipedia.
Tuy nhiên dự án trên chưa dừng lại, cả Trung Quốc, Pakistan và Mỹ đã quyết định tiến hành một nâng cấp khác vào cuối những năm 1980; kết quả là dự án “Super 7” ra đời. Lần cải tiến này, sải cánh được tăng lên và được tạo thành một cấu hình tương tự như F-16, cùng với những thay đổi khí động học từ phiên bản Sabre II trước đó. Ảnh: Máy bay Super 7 (dưới) và J-7 - Nguồn: China Daily.
Tuy nhiên khi quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đi xuống vào năm 1989, Grumman rút khỏi dự án Super 7 vào năm 1989; lúc này Liên Xô cũng đã rút khỏi Afghanistan và chiến tranh Lạnh chấm dứt vào năm 1991, nên dự án tiếp tục không được tiếp tục nghiên cứu. Ảnh: Máy bay Super 7 - Nguồn: China Daily.
Vào giữa thập niên 1990, dự án Super được Pakistan và Trung Quốc khởi động lại. Một nghiên cứu tiền khả thi để xem liệu sự phát triển trong tương lai của dự án Super có thành quả hay không, đã được thực hiện vào năm 2002; sau đó một bản ghi nhớ để tiếp tục phát triển phiên bản máy bay mới đã được ký kết. Ảnh: Máy bay Super 7, tiền thân của JF-17 - Nguồn: China Daily.
Năm 2003, Trung Quốc và Pakistan ký hiệp định chính thức phát triển máy bay chiến đấu Super 7. Chi phí được phân chia theo tỷ lệ 50/50 giữa chính phủ Pakistan và CAC; vì lúc này Grumman đã ngừng hợp tác, nên dự án Super 7 lúc này được Pakistan đổi tên thành Joint Fighter-17 (JF-17) Thunder, Trung Quốc gọi là Fighter China-1 (FC-1) Kiêu Long. Ảnh: Máy bay JF-17 - Nguồn: Wikipedia.
Yêu cầu đặt ra là cần một động cơ hoàn toàn mới cho loại máy bay này. Giải pháp về động cơ đã được tìm thấy trong phòng thiết kế Mikoyan của Nga, nơi cung cấp động cơ Klimov RD-93, vốn được thiết kế cho máy bay chiến đấu MiG-33 bị hủy bỏ. Động cơ RD-93 là phiên bản cải tiến của RD-33, được sử dụng trên MiG-29. Ảnh: Động cơ phản lực RD-33 - Nguồn: Wikipedia.
Một sự đổi mới quan trọng là việc đưa vào thiết kế JF-17 cửa hút khí kiểu siêu âm không biến tần (DSI). Năm 2003, nguyên mẫu đầu tiên được cất cánh. Đến năm 2006, JF-17 đã được hoàn thiện, sẵn sàng đi vào sản xuất hàng loạt. Chiếc JF-17 hoàn toàn do Pakistan sản xuất đầu tiên, được tạo ra vào năm 2008. Ảnh: Máy bay JF-17 - Nguồn: Wikipedia.
Số JF-17 ban đầu, chế tạo cho Pakistan được gọi là JF-17 Block I; đến phiên bản JF-17 Block II đã giới thiệu vô số các tính năng và nâng cấp mới, bao gồm vật liệu tổng hợp trong khung máy bay để giảm trọng lượng, tiếp nhiên liệu từ trên không và radar tốt hơn. Ảnh: Radar của JF-17 - Nguồn: Sina
Trung Quốc đã đề nghị thay thế động cơ RD-93 của Nga bằng WS-13 do Trung Quốc chế tạo trong phiên bản JF-17 Block II, nhưng Pakistan không đồng ý và tiếp tục chọn sử dụng động cơ của Nga. Ảnh: Động cơ phản lực RD-93MA của Nga - Nguồn: defenseworld.
Đến phiên bản JF-17 Block III, Trung Quốc hy vọng sẽ bổ sung radar mạng pha điện tử AESA cho JF-17 và cải thiện hơn nữa về khả năng tương thích với vũ khí phương Tây, Nga và Trung Quốc. Đồng thời Nga phát triển loại động cơ có tên RD-93MA cho phiên bản JF-17 Block III. Ảnh: Động cơ phản lực RD-93MA của Nga - Nguồn: defenseworld. Ảnh: Động cơ phản lực RD-93MA - Nguồn: defenseworld.
Một điểm yếu của JF-17 là khẩu pháo hàng không khi vẫn dùng loại GSh-23 hai nòng, một di sản của dòng MiG-21. Pháo GSh-23 có tính năng kém hơn các loại pháo tự động lắp trên máy bay chiến đấu thế hệ 4. Tuy nhiên, do tần suất sử dụng pháo trong không chiến hiện đại tương đối ít, nên đây không phải là vấn đề lớn. Ảnh: Pháo hàng không GSh-23 và đạn - Nguồn: Wikipedia.
Ưu điểm lớn nhất của JF-17 là giá thành của nó. Người ta vẫn chưa biết liệu máy bay JF-17 có thể chiến đấu được với mức giá “quá rẻ” như vậy hay không, nhưng Pakistan dường như hài lòng với những gì JF-17 có thể làm được trong các cuộc thử nghiệm. Ảnh: Máy bay JF-17 của Không quân Pakistan - Nguồn: Wikipedia.
Video Mục sở thị chiến đấu cơ MiG-35 của quân đội Nga - Nguồn: Truyền hình Hải Phòng