Các hình ảnh khiến người xem hay liên tưởng đến cuộc chiến tranh tàn khốc của Thế chiến 1, chính là những khẩu súng máy đặt trên chiến hào của quân Đức, nhằm chống lại các cuộc phản kích quy mô lớn của phe Hiệp ước trong Thế chiến thứ nhất.Trong các mẫu súng máy mà quân Đức sử dụng, thì loại nổi tiếng nhất là MG 08. Đây là mẫu súng máy hạng nặng được thiết kế dựa trên khẩu Maxim, do kỹ sư người Mỹ Hiram Maxim phát minh ra từ năm 1894; và là mẫu vũ khí tiêu chuẩn hiện đại vào thời kỳ đó.Với trọng lượng còn tương đối nặng đến 152kg, khi tính cả các thiết bị hỗ trợ đi kèm, nòng được làm mát bằng nước; thì khó có thể xem súng máy MG 08 là mẫu vũ khí cơ động, khi được bố trí sau các chiến hào.Nhưng bù lại nó có độ tin cậy cao và có tốc độ bắn đến 500 phát/phút với tầm bắn hiệu quả đến 2.000m và tầm bắn tối đa là 3.500m. Hơn 50 năm sau đó MG 08 vẫn được sử dụng rộng rãi trong nội chiến Trung Quốc và Quân đội Triều Tiên sau này.Loại vũ khí được đánh giá có tính cách mạng nhất trong Thế chiến 1 đó chính là xe tăng. Những mẫu xe tăng đầu tiên được bọc thép dày và trang bị súng máy bên trong, có thể dễ dàng vượt qua hàng rào dây thép gai hay đường hào và phá vỡ tuyến phòng thủ của đối phương, cũng như mở đường cho lực lượng bộ binh chiếm lĩnh trận địa.Thành công nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ 1 là mẫu xe tăng Mark V của Quân đội Hoàng gia Anh. Với trọng lượng 29 tấn và có hình dáng như một hộp thiếc dài 8,5m được bọc giáp dày 16mm ở mặt trước, 12mm ở bên hông, nó có thể dễ dàng vượt qua bất kì hệ thống hàng rào dây thép gai cũng như đường hào nào.Vũ khí chính của Mark V là một pháo 57mm hoặc các mẫu súng máy tiêu chuẩn của Quân đội Anh, với trang bị trên nó có thể dễ dàng phá hủy các ụ súng máy hay các boong ke trên chiến trường.Tuy nhiên, các mẫu xe tăng Mark được đánh giá không đáng tin cậy, hệ thống động cơ của xe không ổn định dễ bị tổn thương. Kíp chiến đấu bên trong Mark V dễ bị bắn hạ bởi lính bắn tỉa Đức qua các lỗ bắn bố trí xung quanh xe.Thế chiến thứ nhất cũng chứng kiến Quân đội Đức sử dụng loại máy bay chiến đấu 3 tầng cánh Fokker Dr 1. Đây là mẫu máy bay tiêm kích có tốc độ bay tối đa 185km/h, Fokker Dr 1 có tốc độ bay chậm hơn nhiều so với các máy bay của quân đội phe Hiệp ước như Sopwith Triplane.Nhưng bù lại Fokker Dr 1 lại được trang bị động cơ có thể khởi động nhanh và với khả năng bay điêu luyện của phi công Manfred von Richthofen (mệnh danh "Nam Tước Đỏ"), chiếc Fokker đã trở thành mối đe dọa hàng đầu của quân đội phe Hiệp ước ở mặt trận phía tây suốt những năm 1917-1918.Thế chiến 1 cũng chứng kiến Hải quân Đức đưa vào hoạt động tàu ngầm U-boat Type 93. Đây là là loại tàu ngầm nổi tiếng nhất Chiến tranh Thế giới thứ 1, nó đánh dấu sự ra đời của một trong những mẫu khí nguy hiểm nhất của Quân đội Đức lúc đó.Với tốc độ di chuyển không quá nổi trội, chỉ 9 hải lý/giờ bên dưới mặt nước và 17 hải lý/giờ trên mặt biển, cũng như khả năng lặn hạn chế chỉ trong 1 giờ. Nhưng Type 93 được trang bị vũ trang rất mạnh gồm pháo 105mm hoặc 88mm trên boong tàu; 6 ống phóng ngư lôi (cơ số đạn 16 quả).Với vũ khí như vậy, Type 93 là một sát thủ dưới nước nguy hiểm nhất với bất kỳ tàu thuyền của quân đồng minh lúc đó. Đức sản xuất tổng 24 chiếc Type 93 và suốt trong thời gian diễn ra Chiến tranh Thế giới thứ nhất, nó đã đánh chìm số tàu có tổng lượng giãn nước quy đổi bằng 411.000 tấn của phe đồng minh.Thế chiến 1 cũng chứng kiến sự ra đời của những siêu pháo cỡ lớn, nổi bật là hai mẫu Big Bertha và Paris Gun, chúng có cỡ nòng và tầm bắn lớn hơn bất kỳ loại pháo mặt đất, hay pháo hạm nào, được tất cả các quốc gia khác sử dụng khi đó.Siêu pháo Big Bertha có cỡ nòng 419mm, nhưng tầm bắn tối đa chỉ đạt 12,5km; trong khi đó Paris gun lại có tầm bắn vượt trội hơn nhiều là 130km nhưng chỉ có cỡ nòng là 211mm.Quân đội Đức đã sử dụng những khẩu Big Bertha để phá hủy hoàn toàn pháo đài ở Bỉ vào năm 1914 trên đường tiến đến Paris, thủ đô nước Pháp. Còn Paris Gun lại cho phép Đức thực hiện tấn công vào sâu bên trong Paris mà không cần phải đưa quân vào áp sát thành phố.Siêu pháo Paris Gun sau khi được triển khai chỉ bắn tổng cộng 20 phát đạn và quá trình vận hành cũng như di chuyển quả pháo này cực kỳ khó khăn tốn kém. Nhưng với khả năng vượt trội của mình vào thời kì đó giúp Paris gun trở thành một trong những mẫu vũ khí nổi bật trong Chiến tranh Thế giới thứ 1. Nguồn: Warhistory. Những thước phim cực kỳ quý hiếm về xe tăng trong Đại chiến Thế giới thứ nhất - cuộc chiến tranh nổ ra cách đây hơn 100 năm. Nguồn: CoalMolk.
Các hình ảnh khiến người xem hay liên tưởng đến cuộc chiến tranh tàn khốc của Thế chiến 1, chính là những khẩu súng máy đặt trên chiến hào của quân Đức, nhằm chống lại các cuộc phản kích quy mô lớn của phe Hiệp ước trong Thế chiến thứ nhất.
Trong các mẫu súng máy mà quân Đức sử dụng, thì loại nổi tiếng nhất là MG 08. Đây là mẫu súng máy hạng nặng được thiết kế dựa trên khẩu Maxim, do kỹ sư người Mỹ Hiram Maxim phát minh ra từ năm 1894; và là mẫu vũ khí tiêu chuẩn hiện đại vào thời kỳ đó.
Với trọng lượng còn tương đối nặng đến 152kg, khi tính cả các thiết bị hỗ trợ đi kèm, nòng được làm mát bằng nước; thì khó có thể xem súng máy MG 08 là mẫu vũ khí cơ động, khi được bố trí sau các chiến hào.
Nhưng bù lại nó có độ tin cậy cao và có tốc độ bắn đến 500 phát/phút với tầm bắn hiệu quả đến 2.000m và tầm bắn tối đa là 3.500m. Hơn 50 năm sau đó MG 08 vẫn được sử dụng rộng rãi trong nội chiến Trung Quốc và Quân đội Triều Tiên sau này.
Loại vũ khí được đánh giá có tính cách mạng nhất trong Thế chiến 1 đó chính là xe tăng. Những mẫu xe tăng đầu tiên được bọc thép dày và trang bị súng máy bên trong, có thể dễ dàng vượt qua hàng rào dây thép gai hay đường hào và phá vỡ tuyến phòng thủ của đối phương, cũng như mở đường cho lực lượng bộ binh chiếm lĩnh trận địa.
Thành công nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ 1 là mẫu xe tăng Mark V của Quân đội Hoàng gia Anh. Với trọng lượng 29 tấn và có hình dáng như một hộp thiếc dài 8,5m được bọc giáp dày 16mm ở mặt trước, 12mm ở bên hông, nó có thể dễ dàng vượt qua bất kì hệ thống hàng rào dây thép gai cũng như đường hào nào.
Vũ khí chính của Mark V là một pháo 57mm hoặc các mẫu súng máy tiêu chuẩn của Quân đội Anh, với trang bị trên nó có thể dễ dàng phá hủy các ụ súng máy hay các boong ke trên chiến trường.
Tuy nhiên, các mẫu xe tăng Mark được đánh giá không đáng tin cậy, hệ thống động cơ của xe không ổn định dễ bị tổn thương. Kíp chiến đấu bên trong Mark V dễ bị bắn hạ bởi lính bắn tỉa Đức qua các lỗ bắn bố trí xung quanh xe.
Thế chiến thứ nhất cũng chứng kiến Quân đội Đức sử dụng loại máy bay chiến đấu 3 tầng cánh Fokker Dr 1. Đây là mẫu máy bay tiêm kích có tốc độ bay tối đa 185km/h, Fokker Dr 1 có tốc độ bay chậm hơn nhiều so với các máy bay của quân đội phe Hiệp ước như Sopwith Triplane.
Nhưng bù lại Fokker Dr 1 lại được trang bị động cơ có thể khởi động nhanh và với khả năng bay điêu luyện của phi công Manfred von Richthofen (mệnh danh "Nam Tước Đỏ"), chiếc Fokker đã trở thành mối đe dọa hàng đầu của quân đội phe Hiệp ước ở mặt trận phía tây suốt những năm 1917-1918.
Thế chiến 1 cũng chứng kiến Hải quân Đức đưa vào hoạt động tàu ngầm U-boat Type 93. Đây là là loại tàu ngầm nổi tiếng nhất Chiến tranh Thế giới thứ 1, nó đánh dấu sự ra đời của một trong những mẫu khí nguy hiểm nhất của Quân đội Đức lúc đó.
Với tốc độ di chuyển không quá nổi trội, chỉ 9 hải lý/giờ bên dưới mặt nước và 17 hải lý/giờ trên mặt biển, cũng như khả năng lặn hạn chế chỉ trong 1 giờ. Nhưng Type 93 được trang bị vũ trang rất mạnh gồm pháo 105mm hoặc 88mm trên boong tàu; 6 ống phóng ngư lôi (cơ số đạn 16 quả).
Với vũ khí như vậy, Type 93 là một sát thủ dưới nước nguy hiểm nhất với bất kỳ tàu thuyền của quân đồng minh lúc đó. Đức sản xuất tổng 24 chiếc Type 93 và suốt trong thời gian diễn ra Chiến tranh Thế giới thứ nhất, nó đã đánh chìm số tàu có tổng lượng giãn nước quy đổi bằng 411.000 tấn của phe đồng minh.
Thế chiến 1 cũng chứng kiến sự ra đời của những siêu pháo cỡ lớn, nổi bật là hai mẫu Big Bertha và Paris Gun, chúng có cỡ nòng và tầm bắn lớn hơn bất kỳ loại pháo mặt đất, hay pháo hạm nào, được tất cả các quốc gia khác sử dụng khi đó.
Siêu pháo Big Bertha có cỡ nòng 419mm, nhưng tầm bắn tối đa chỉ đạt 12,5km; trong khi đó Paris gun lại có tầm bắn vượt trội hơn nhiều là 130km nhưng chỉ có cỡ nòng là 211mm.
Quân đội Đức đã sử dụng những khẩu Big Bertha để phá hủy hoàn toàn pháo đài ở Bỉ vào năm 1914 trên đường tiến đến Paris, thủ đô nước Pháp. Còn Paris Gun lại cho phép Đức thực hiện tấn công vào sâu bên trong Paris mà không cần phải đưa quân vào áp sát thành phố.
Siêu pháo Paris Gun sau khi được triển khai chỉ bắn tổng cộng 20 phát đạn và quá trình vận hành cũng như di chuyển quả pháo này cực kỳ khó khăn tốn kém. Nhưng với khả năng vượt trội của mình vào thời kì đó giúp Paris gun trở thành một trong những mẫu vũ khí nổi bật trong Chiến tranh Thế giới thứ 1. Nguồn: Warhistory.
Những thước phim cực kỳ quý hiếm về xe tăng trong Đại chiến Thế giới thứ nhất - cuộc chiến tranh nổ ra cách đây hơn 100 năm. Nguồn: CoalMolk.