Thiệt hại của các cường quốc tham gia Chiến tranh Thế giới thứ hai kể từ năm đầu tiên 1939 cho đến 1945 gần như không thể đong đếm bằng những con số, nếu chỉ tính riêng các loại phương tiện chiến tranh như máy bay, xe tăng, xe thiết giáp cùng pháo tự hành dưới mặt đất đã là những con số khổng lồ kể cả so với nền công nghiệp chế tạo, lắp ráp hiện đại ngày nay. Nguồn ảnh: WWIIhistory.Đầu tiên là Đức quốc xã, trong suốt 6 năm Chiến tranh Thế giới thứ hai, Đức đã chế tạo tổng cộng 119.907 máy bay các loại, trong đó có 76.875 chiếc bị phá huỷ và hư hỏng trong giao tranh. Nguồn ảnh: WWIIhistory.Phía Hồng quân Liên Xô mất tổng cộng khoảng 17.900 máy bay ném bom, 23.600 máy bay cường kích, 46.800 tiêm kích cùng với số lượng lớn các loại máy bay huấn luyện, vận tải, trinh sát khác với tổng số 106.400 chiếc. Trong đó chỉ có khoảng 60% thiệt hại khi giao tranh, số còn lại hư hỏng và bị phá huỷ khi không giao tranh. Nguồn ảnh: WWIIhistory.Mỹ bị thiệt hại tổng cộng 95.000 máy bay các loại, trong số đó có 52.951 chiếc thiệt hại khi giao tranh bao gồm 38.418 chiếc mất ở mặt trận châu Âu, số còn lại mất ở mặt trận Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: WWIIhistory.Không quân Hoàng gia Anh mất tổng cộng 42.010 máy bay trong đó có 30.045 chiếc tiêm kích, 11.965 máy bay ném bom. Ở mặt trận châu Á, Không quân Hoàng gia Anh cũng mất khoảng 250 máy bay. Nguồn ảnh: WWIIhistory.Dù cùng phe với Đức, tuy nhiên Không quân Italia chỉ thiệt hại có 5.272 máy bay các loại trong đó có 3.269 chiếc mất trong giao tranh. Phía Nhật có thiệt hại khó xác định từ khoảng 35.000 tới 50.000. Đặc biệt, Trung Hoa Dân Quốc cũng mất tới 2.468 máy bay trong cuộc chiến này. Nguồn ảnh: WWIIhistory.Về các phương tiện mặt đất, con số có vẻ áng chừng và khó xác định hơn. Theo đó, Liên Xô cho biết Đức đã mất 42.700 xe tăng (bao gồm cả pháo tự hành các loại). Kèm theo đó là khoảng 226.300 xe vận tải và 97.470 xe máy các loại. Nguồn ảnh: WWIIhistory.Ước tính thiệt hại của Liên Xô vào khoảng 83.500 xe tăng, trong đó có tới 44.900 xe tăng hạng trung. Ngoài ra còn có 13.000 pháo tự hành, 37.600 xe quân dụng và xe bán xích (bao gồm cả 5000 chiếc được Mỹ viện trợ trong kế hoạch Cho vay - Cho mượn). Nguồn ảnh: WWIIhistory.Mỹ chỉ mất khoảng 10.000 xe tăng và pháo tự hành các loại. Trong đó, dù chỉ tham chiến ở châu Âu có một năm trước khi cuộc chiến kết thúc, Mỹ cũng mất tới 7.000 xe tăng và pháo tự hành. Trong khi đó dù tham chiến ở mặt trận Thái Bình Dương từ năm 1942, Mỹ cũng chỉ mất tổng cộng có vài trăm chiếc xe tăng tới khi cuộc chiến kết thúc. Nguồn ảnh: WWIIhistory.Anh cũng mất tới 15.800 xe tăng các loại. Trong đó, loại xe tăng bị phá huỷ nhiều nhất là Commonwealth với số lượng bị bắn hạ là 4.477 chiếc. Thực tế thì Anh cũng chỉ tham chiến trên bộ ở châu Âu cùng với Mỹ - nghĩa là vào năm cuối cùng của Chiến tranh Thế giới thứ hai ở châu Âu. Nguồn ảnh: WWIIhistory.Quân đội Pháp cũng mất tới 6126 xe tăng trong đó có khoảng 3.000 xe tăng của Pháp, số còn lại là xe tăng và thiết giáp Đức được Pháp giữ làm chiến lợi phẩm sau khi nước này được giải phóng. Nguồn ảnh: WWIIhistory.Tỷ lệ thiệt hại lớn nhất thuộc về Liên Xô. Tổng cộng trong toàn Chiến tranh Thế giới Thứ hai, Liên Xô đã sản xuất, chế tạo được 108.700 xe tăng các loại, trong đó có 83.500 chiếc bị phá huỷ, chiếm 76,8% tổng số xe tăng Liên Xô đưa ra chiến trường. Nghĩa là cứ 10 chiếc được Hồng quân sử dụng trong Chiến tranh, chỉ khoảng hai chiếc rưỡi quay được về nhà khi kết thúc chiến tranh. Nguồn ảnh: WWIIhistory. Mời độc giả xem Video: Khinh khí cầu được sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Thiệt hại của các cường quốc tham gia Chiến tranh Thế giới thứ hai kể từ năm đầu tiên 1939 cho đến 1945 gần như không thể đong đếm bằng những con số, nếu chỉ tính riêng các loại phương tiện chiến tranh như máy bay, xe tăng, xe thiết giáp cùng pháo tự hành dưới mặt đất đã là những con số khổng lồ kể cả so với nền công nghiệp chế tạo, lắp ráp hiện đại ngày nay. Nguồn ảnh: WWIIhistory.
Đầu tiên là Đức quốc xã, trong suốt 6 năm Chiến tranh Thế giới thứ hai, Đức đã chế tạo tổng cộng 119.907 máy bay các loại, trong đó có 76.875 chiếc bị phá huỷ và hư hỏng trong giao tranh. Nguồn ảnh: WWIIhistory.
Phía Hồng quân Liên Xô mất tổng cộng khoảng 17.900 máy bay ném bom, 23.600 máy bay cường kích, 46.800 tiêm kích cùng với số lượng lớn các loại máy bay huấn luyện, vận tải, trinh sát khác với tổng số 106.400 chiếc. Trong đó chỉ có khoảng 60% thiệt hại khi giao tranh, số còn lại hư hỏng và bị phá huỷ khi không giao tranh. Nguồn ảnh: WWIIhistory.
Mỹ bị thiệt hại tổng cộng 95.000 máy bay các loại, trong số đó có 52.951 chiếc thiệt hại khi giao tranh bao gồm 38.418 chiếc mất ở mặt trận châu Âu, số còn lại mất ở mặt trận Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: WWIIhistory.
Không quân Hoàng gia Anh mất tổng cộng 42.010 máy bay trong đó có 30.045 chiếc tiêm kích, 11.965 máy bay ném bom. Ở mặt trận châu Á, Không quân Hoàng gia Anh cũng mất khoảng 250 máy bay. Nguồn ảnh: WWIIhistory.
Dù cùng phe với Đức, tuy nhiên Không quân Italia chỉ thiệt hại có 5.272 máy bay các loại trong đó có 3.269 chiếc mất trong giao tranh. Phía Nhật có thiệt hại khó xác định từ khoảng 35.000 tới 50.000. Đặc biệt, Trung Hoa Dân Quốc cũng mất tới 2.468 máy bay trong cuộc chiến này. Nguồn ảnh: WWIIhistory.
Về các phương tiện mặt đất, con số có vẻ áng chừng và khó xác định hơn. Theo đó, Liên Xô cho biết Đức đã mất 42.700 xe tăng (bao gồm cả pháo tự hành các loại). Kèm theo đó là khoảng 226.300 xe vận tải và 97.470 xe máy các loại. Nguồn ảnh: WWIIhistory.
Ước tính thiệt hại của Liên Xô vào khoảng 83.500 xe tăng, trong đó có tới 44.900 xe tăng hạng trung. Ngoài ra còn có 13.000 pháo tự hành, 37.600 xe quân dụng và xe bán xích (bao gồm cả 5000 chiếc được Mỹ viện trợ trong kế hoạch Cho vay - Cho mượn). Nguồn ảnh: WWIIhistory.
Mỹ chỉ mất khoảng 10.000 xe tăng và pháo tự hành các loại. Trong đó, dù chỉ tham chiến ở châu Âu có một năm trước khi cuộc chiến kết thúc, Mỹ cũng mất tới 7.000 xe tăng và pháo tự hành. Trong khi đó dù tham chiến ở mặt trận Thái Bình Dương từ năm 1942, Mỹ cũng chỉ mất tổng cộng có vài trăm chiếc xe tăng tới khi cuộc chiến kết thúc. Nguồn ảnh: WWIIhistory.
Anh cũng mất tới 15.800 xe tăng các loại. Trong đó, loại xe tăng bị phá huỷ nhiều nhất là Commonwealth với số lượng bị bắn hạ là 4.477 chiếc. Thực tế thì Anh cũng chỉ tham chiến trên bộ ở châu Âu cùng với Mỹ - nghĩa là vào năm cuối cùng của Chiến tranh Thế giới thứ hai ở châu Âu. Nguồn ảnh: WWIIhistory.
Quân đội Pháp cũng mất tới 6126 xe tăng trong đó có khoảng 3.000 xe tăng của Pháp, số còn lại là xe tăng và thiết giáp Đức được Pháp giữ làm chiến lợi phẩm sau khi nước này được giải phóng. Nguồn ảnh: WWIIhistory.
Tỷ lệ thiệt hại lớn nhất thuộc về Liên Xô. Tổng cộng trong toàn Chiến tranh Thế giới Thứ hai, Liên Xô đã sản xuất, chế tạo được 108.700 xe tăng các loại, trong đó có 83.500 chiếc bị phá huỷ, chiếm 76,8% tổng số xe tăng Liên Xô đưa ra chiến trường. Nghĩa là cứ 10 chiếc được Hồng quân sử dụng trong Chiến tranh, chỉ khoảng hai chiếc rưỡi quay được về nhà khi kết thúc chiến tranh. Nguồn ảnh: WWIIhistory.
Mời độc giả xem Video: Khinh khí cầu được sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.