Trong đoạn video mới nhất về các tàu tấn công nhanh MPAC Mk 3, Hải quân Philippines cho thấy, nước này đã bắt đầu quá trình thử nghiệm hệ thống Typhoon MLS-ER mang theo các tên lửa tấn công dẫn đường Spike-ER do hãng Rafael phát triển trên ít nhất ba tàu MPAC Mk 3 trong trung tuần đầu tháng 8 vừa qua. Nguồn ảnh: Hải quân Philippines.Đây cũng là lần đầu tiên Hải quân Philippines công bố hình ảnh chính thức về các tàu MPAC Mk 3 sau khi trải qua chương trình nâng cấp trị giá 11.6 triệu USD cho các tàu tấn công nhanh này. Với Typhoon MLS-ER năng lực tác chiến của MPAC Mk 3 sẽ được mở rộng lên gấp bốn lần. Nguồn ảnh: Hải quân Philippines.Gói nâng cấp vũ khí từ Israel cho phép các "chiếm hạm" Philippines được trang bị thêm các tên lửa tấn công dẫn đường Spike-ER và trạm vũ khí điều khiển từ xa với súng máy hạng nặng 12.7mm Browning M2. Trong ảnh là vị trí lắp đặt hệ thống tên lửa Typhoon MLS-ER và trạm vũ khí điều khiển từ xa trên các tàu MPAC Mk 3 của Hải quân Philippines. Nguồn ảnh: Hải quân Philippines.Việc Hải quân Philippines đưa vào trang bị Typhoon MLS-ER được xem là bước tiến lớn của lực lượng này, khi đây có thể được xem là tên lửa tấn công đầu tiên của Hải quân Philippines kể từ khi được thành lập vào năm 1898 tức 120 năm trước. Nguồn ảnh: Hải quân Philippines.Cũng theo Hải quân Philippines, quá trình nâng cấp không ảnh hưởng đến thiết kế tổng thể của các tàu MPAC Mk 3, thậm chí các tàu này được Philippines đóng mới để dành cho nhiệm vụ trên. Bởi Philippines hiện có tới ba lớp MPAC gồm Mk I, Mk II và Mk III. Nguồn ảnh: Hải quân Philippines.Trong ảnh là mục tiêu giả định trên biển dành cho các tên lửa Spike-ER trong buổi thử nghiệm các tàu tấn công nhanh MPAC Mk 3 sau khi được nâng cấp do Hải quân Philippines thực hiện. Nguồn ảnh: Hải quân Philippines.Đối với hệ thống vũ khí trên MPAC Mk 3, chúng được tự động hóa gần như hoàn toàn và chỉ cần tới một binh sĩ để điều khiển cho cả hai tổ hợp vũ khí tên lửa và súng máy. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể được điều khiển riêng lẻ khi cần. Nguồn ảnh: Hải quân Philippines.Về Typhoon MLS-ER, hệ thống vũ khí này gồm một bệ phóng tên lửa mang theo bốn tên lửa dẫn đường Spike-ER có tầm bắn lên đến 8.000 mét, cùng với đó là cảm biến và hệ thống kiểm soát hỏa lực đi kèm. Còn tên lửa Spike-ER có thể được sử dụng cho nhiệm vụ chống hạm lẫn chống tăng. Nguồn ảnh: Hải quân Philippines.Trọng lượng của mỗi quả Spike-ER vào khoảng 34kg với khả năng xâm nhập lớp giáp bằng thép cán dày tới 1.000mm. Spike-ER còn được trang bị một đầu dẫn quang điện cho phép tấn công chính xác mục tiêu với sai số thấp nhất. Nguồn ảnh: Hải quân Philippines.Cận cảnh hệ thống điều khiển dành cho Typhoon MLS-ER trên các tàu MPAC Mk 3 của Hải quân Philippines. Nguồn ảnh: Hải quân Philippines.Theo Rafael, hệ thống Typhoon MLS-ER là tổ hợp vũ khí tích hợp mở rộng tương thích với các mẫu tàu chiến và tàu tuần tra cao tốc cỡ nhỏ, quá trình tích hợp Typhoon MLS-ER diễn ra cũng khá đơn giản và không làm ảnh hưởng đến kết cấu tổng thể của tàu. Nguồn ảnh: Hải quân Philippines.Hình ảnh mục tiêu giả định bị tên lửa Spike-ER trong buổi bắn thử nghiệm của Hải quân Philippines. Nguồn ảnh: Hải quân Philippines.Giống như Typhoon MLS-ER, trạm vũ khí điều khiển từ xa với súng máy Browning M2 trên MPAC Mk 3 sau khi các tàu này trải qua quá trình nâng cấp. Nếu như trước đây nếu chỉ được trang bị súng M2, tầm tác chiến hiệu quả của MPAC Mk 3 chỉ vào khoảng 2.000 mét và nó chỉ có thể đóng vai trò như một tàu tuần tra và đổ bộ nhanh. Nguồn ảnh: Hải quân Philippines.Về các tàu MPAC của Hải quân Philippines chúng có tầm hoạt động khoảng 500km với tốc độ hành trình tối đa 40-45 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn của nó gồm 5 người và có thể chở theo tối đa 16 binh sĩ cùng đầy đủ trang bị. Để giảm trọng lượng của tàu nên thân MPAC được làm vật liệu nhôm tổng hợp, điều này giúp tàu chạy nhanh hơn nhưng cũng khiến nó không có khả năng phòng vệ trước các loại vũ khí hạng nặng. Nguồn ảnh: Hải quân Philippines.Mời độc giả xem video: Tàu tấn công nhanh MPAC Mk 3 của Philippines lần đầu bắn thử tên lửa tấn công. (nguồn Hải quân Philippines)
Trong đoạn video mới nhất về các tàu tấn công nhanh MPAC Mk 3, Hải quân Philippines cho thấy, nước này đã bắt đầu quá trình thử nghiệm hệ thống Typhoon MLS-ER mang theo các tên lửa tấn công dẫn đường Spike-ER do hãng Rafael phát triển trên ít nhất ba tàu MPAC Mk 3 trong trung tuần đầu tháng 8 vừa qua. Nguồn ảnh: Hải quân Philippines.
Đây cũng là lần đầu tiên Hải quân Philippines công bố hình ảnh chính thức về các tàu MPAC Mk 3 sau khi trải qua chương trình nâng cấp trị giá 11.6 triệu USD cho các tàu tấn công nhanh này. Với Typhoon MLS-ER năng lực tác chiến của MPAC Mk 3 sẽ được mở rộng lên gấp bốn lần. Nguồn ảnh: Hải quân Philippines.
Gói nâng cấp vũ khí từ Israel cho phép các "chiếm hạm" Philippines được trang bị thêm các tên lửa tấn công dẫn đường Spike-ER và trạm vũ khí điều khiển từ xa với súng máy hạng nặng 12.7mm Browning M2. Trong ảnh là vị trí lắp đặt hệ thống tên lửa Typhoon MLS-ER và trạm vũ khí điều khiển từ xa trên các tàu MPAC Mk 3 của Hải quân Philippines. Nguồn ảnh: Hải quân Philippines.
Việc Hải quân Philippines đưa vào trang bị Typhoon MLS-ER được xem là bước tiến lớn của lực lượng này, khi đây có thể được xem là tên lửa tấn công đầu tiên của Hải quân Philippines kể từ khi được thành lập vào năm 1898 tức 120 năm trước. Nguồn ảnh: Hải quân Philippines.
Cũng theo Hải quân Philippines, quá trình nâng cấp không ảnh hưởng đến thiết kế tổng thể của các tàu MPAC Mk 3, thậm chí các tàu này được Philippines đóng mới để dành cho nhiệm vụ trên. Bởi Philippines hiện có tới ba lớp MPAC gồm Mk I, Mk II và Mk III. Nguồn ảnh: Hải quân Philippines.
Trong ảnh là mục tiêu giả định trên biển dành cho các tên lửa Spike-ER trong buổi thử nghiệm các tàu tấn công nhanh MPAC Mk 3 sau khi được nâng cấp do Hải quân Philippines thực hiện. Nguồn ảnh: Hải quân Philippines.
Đối với hệ thống vũ khí trên MPAC Mk 3, chúng được tự động hóa gần như hoàn toàn và chỉ cần tới một binh sĩ để điều khiển cho cả hai tổ hợp vũ khí tên lửa và súng máy. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể được điều khiển riêng lẻ khi cần. Nguồn ảnh: Hải quân Philippines.
Về Typhoon MLS-ER, hệ thống vũ khí này gồm một bệ phóng tên lửa mang theo bốn tên lửa dẫn đường Spike-ER có tầm bắn lên đến 8.000 mét, cùng với đó là cảm biến và hệ thống kiểm soát hỏa lực đi kèm. Còn tên lửa Spike-ER có thể được sử dụng cho nhiệm vụ chống hạm lẫn chống tăng. Nguồn ảnh: Hải quân Philippines.
Trọng lượng của mỗi quả Spike-ER vào khoảng 34kg với khả năng xâm nhập lớp giáp bằng thép cán dày tới 1.000mm. Spike-ER còn được trang bị một đầu dẫn quang điện cho phép tấn công chính xác mục tiêu với sai số thấp nhất. Nguồn ảnh: Hải quân Philippines.
Cận cảnh hệ thống điều khiển dành cho Typhoon MLS-ER trên các tàu MPAC Mk 3 của Hải quân Philippines. Nguồn ảnh: Hải quân Philippines.
Theo Rafael, hệ thống Typhoon MLS-ER là tổ hợp vũ khí tích hợp mở rộng tương thích với các mẫu tàu chiến và tàu tuần tra cao tốc cỡ nhỏ, quá trình tích hợp Typhoon MLS-ER diễn ra cũng khá đơn giản và không làm ảnh hưởng đến kết cấu tổng thể của tàu. Nguồn ảnh: Hải quân Philippines.
Hình ảnh mục tiêu giả định bị tên lửa Spike-ER trong buổi bắn thử nghiệm của Hải quân Philippines. Nguồn ảnh: Hải quân Philippines.
Giống như Typhoon MLS-ER, trạm vũ khí điều khiển từ xa với súng máy Browning M2 trên MPAC Mk 3 sau khi các tàu này trải qua quá trình nâng cấp. Nếu như trước đây nếu chỉ được trang bị súng M2, tầm tác chiến hiệu quả của MPAC Mk 3 chỉ vào khoảng 2.000 mét và nó chỉ có thể đóng vai trò như một tàu tuần tra và đổ bộ nhanh. Nguồn ảnh: Hải quân Philippines.
Về các tàu MPAC của Hải quân Philippines chúng có tầm hoạt động khoảng 500km với tốc độ hành trình tối đa 40-45 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn của nó gồm 5 người và có thể chở theo tối đa 16 binh sĩ cùng đầy đủ trang bị. Để giảm trọng lượng của tàu nên thân MPAC được làm vật liệu nhôm tổng hợp, điều này giúp tàu chạy nhanh hơn nhưng cũng khiến nó không có khả năng phòng vệ trước các loại vũ khí hạng nặng. Nguồn ảnh: Hải quân Philippines.
Mời độc giả xem video: Tàu tấn công nhanh MPAC Mk 3 của Philippines lần đầu bắn thử tên lửa tấn công. (nguồn Hải quân Philippines)