Đầu tiên là súng chống tăng PIAT của Anh, chiều dài 990m, trọng lượng nặng 14,4kg. Tầm bắn tối đa là 320m, tầm bắn hiệu quả 100m; sức xuyên thép 102mm ở góc 90 độ. Quân đội Pháp ở Đông Dương thời kỳ đầu cũng sử dụng súng PIAT do Anh trang bị. Và một số được quân đội Việt Nam thu giữ làm chiến lợi phẩm.Tiếp theo là súng phóng hoả tiễn M1 Bazooka của Mỹ, có cỡ nòng 60mm; chiều dài là 1370mm; trọng lượng 6,8kg. Tầm bắn tối đa 365m, tầm bắn hiệu quả 135m; sức xuyên thép 100mm. Súng phóng hoả tiễn M1 Bazooka sử dụng đầu đạn lõm chống tăng, là súng chống tăng chủ lực của bộ binh Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.Năm 1945 lực lượng Việt Minh sở hữu những khẩu súng chống tăng M1 Bazooka đầu tiên, nhưng số lượng chủ yếu vẫn là thu được từ quân đội Pháp (do Mỹ trang bị) trong chiến đấu. Quân giới Việt Nam cũng dựa trên mẫu súng này để sản xuất hàng loạt Bazooka 60mm trong thời gian 1946-1950.Thứ ba là súng phóng hoả tiễn M20 Super Bazooka của Mỹ, cỡ nòng 89mm, chiều dài súng 1524mm, trọng lượng 6,4kg. Tầm bắn tối đa 800m, tầm bắn hiệu quả 150m, sức xuyên thép 200mm. M20 Super Bazooka được chế tạo sau thế chiến 2 dựa trên mẫu súng chống tăng Panzerschreck 88mm của Đức.M20 Super Bazooka được đưa vào biên chế quân đội Mỹ và tham chiến trong chiến tranh Triều Tiên. Quân đội Việt Nam sử dụng một số M20 Super Bazooka với tên gọi "ba-dô-ca 90 ly", một số là chiến lợi phẩm từ quân đội Pháp (do Mỹ trang bị), một số do Trung Quốc viện trợ (Trung Quốc thu của quân đội Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên).Tiếp theo là súng phóng hoả tiễn Bazooka 60mm và 75mm do quân giới Việt Nam sản xuất. Bazooka 60mm, dựa trên mẫu súng M1 Bazooka của Mỹ, là loại được Việt Nam sử dụng phổ biến nhất và được các xưởng công binh ở cả 3 miền sản xuất. Bazooka 60mm Việt Nam được sử dụng lần đầu tiên trong trận Chùa Trầm (Hà Đông) ngày 3/3/1947.Bazooka 75mm, cũng dựa trên mẫu M1 Bazooka của Mỹ và Bazooka 60mm Việt Nam nhưng chế tạo với thông số khác, lí do chủ yếu là do nguyên vật liệu thiếu thốn. Súng được quân giới Quân khu 3 và quân giới Nam Bộ chế tạo độc lập.Súng không giật SKZ của Việt Nam, cỡ nòng 60 và 120mm, chiều dài 1280-1300mm; trọng lượng nặng 26kg. SKZ 60mm được Cục quân giới nghiên cứu phát triển và sản xuất, được sử dụng lần đầu trong trận Phố Lu (Lào Cai) ngày 8/2/1950. SKZ còn được nghiên cứu chế tạo với nhiều cỡ nòng khác như 51mm, 81mm, 120mm, 175mm nhưng phổ biến nhất là cỡ nòng 60mm và 120mm.SKZ được trang bị rộng rãi cho các đơn vị bộ binh chiến đấu ở chiến trường Bắc Bộ giai đoạn 1950-1951, để chống phương tiện cơ giới và công sự của địch. Các đơn vị chủ lực sau đó dần được thay thế SKZ bằng DKZ M18 57mm của Mỹ. SKZ cũng được chế tạo và sử dụng ở chiến trường khu 5 và Nam Bộ.Súng không giật SS của Việt Nam, SS do quân giới Nam Bộ nghiên cứu chế tạo từ năm 1949. SS được chế tạo với khá nhiều phiên bản với hai nhóm chính là nhóm đánh tàu và tháp canh gồm SSA-66, SSB-73, SSB-81, SSB-88; nhóm thứ hai là nhóm đánh xe cơ giới gồm SSAT-32, SSAT-50.Súng SS được sản xuất hàng loạt và trang bị cho các đơn vị quân đội nhân dân Việt Nam cũng như lực lượng du kích ở Nam Bộ, được sử dụng chống xe cơ giới, tàu thuyền, công sự... của quân đội Pháp rất hiệu quả.Tiếp theo phải kể tới súng không giật M18 57mm của Mỹ, súng có cỡ nòng 57mm, chiều dài khoảng 1500mm; trọng lượng nặng 20kg; ầm bắn 4000m. M18 57mm được quân đội Mỹ sử dụng trong giai đoạn cuối CTTG 2 và trong chiến tranh Triều Tiên.M18 cũng được trang bị rộng rãi cho các đơn vị quân đội Pháp trên chiến trường Đông Dương. Trong giai đoạn sau của kháng chiến chống Pháp, M18 được trang bị cho các đại đội trợ chiến của tiểu đoàn và trung đoàn bộ binh chủ lực của Việt Nam với tên gọi "DKZ 57 ly". Một số thu được từ quân Pháp nhưng chủ yếu do Trung Quốc viện trợ.Cuối cùng là súng không giật M20 75mm của Mỹ, cỡ nòng 75mm, chiều dài 2083mm; trọng lượng nặng 51,5kg; tầm bắn 6000m. M20 75mm được quân đội Mỹ trang bị cho một số đơn vị Pháp trên chiến trường Đông Dương. Năm 1950 Việt Nam được Trung Quốc viện trợ M20 75mm và chỉ giới hạn trang bị trong một số đơn vị như đại đoàn 308. Nguồn ảnh: TL. Những thước phim cực kỳ quý giá về giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Nguồn: QPVN.
Đầu tiên là súng chống tăng PIAT của Anh, chiều dài 990m, trọng lượng nặng 14,4kg. Tầm bắn tối đa là 320m, tầm bắn hiệu quả 100m; sức xuyên thép 102mm ở góc 90 độ. Quân đội Pháp ở Đông Dương thời kỳ đầu cũng sử dụng súng PIAT do Anh trang bị. Và một số được quân đội Việt Nam thu giữ làm chiến lợi phẩm.
Tiếp theo là súng phóng hoả tiễn M1 Bazooka của Mỹ, có cỡ nòng 60mm; chiều dài là 1370mm; trọng lượng 6,8kg. Tầm bắn tối đa 365m, tầm bắn hiệu quả 135m; sức xuyên thép 100mm. Súng phóng hoả tiễn M1 Bazooka sử dụng đầu đạn lõm chống tăng, là súng chống tăng chủ lực của bộ binh Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Năm 1945 lực lượng Việt Minh sở hữu những khẩu súng chống tăng M1 Bazooka đầu tiên, nhưng số lượng chủ yếu vẫn là thu được từ quân đội Pháp (do Mỹ trang bị) trong chiến đấu. Quân giới Việt Nam cũng dựa trên mẫu súng này để sản xuất hàng loạt Bazooka 60mm trong thời gian 1946-1950.
Thứ ba là súng phóng hoả tiễn M20 Super Bazooka của Mỹ, cỡ nòng 89mm, chiều dài súng 1524mm, trọng lượng 6,4kg. Tầm bắn tối đa 800m, tầm bắn hiệu quả 150m, sức xuyên thép 200mm. M20 Super Bazooka được chế tạo sau thế chiến 2 dựa trên mẫu súng chống tăng Panzerschreck 88mm của Đức.
M20 Super Bazooka được đưa vào biên chế quân đội Mỹ và tham chiến trong chiến tranh Triều Tiên. Quân đội Việt Nam sử dụng một số M20 Super Bazooka với tên gọi "ba-dô-ca 90 ly", một số là chiến lợi phẩm từ quân đội Pháp (do Mỹ trang bị), một số do Trung Quốc viện trợ (Trung Quốc thu của quân đội Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên).
Tiếp theo là súng phóng hoả tiễn Bazooka 60mm và 75mm do quân giới Việt Nam sản xuất. Bazooka 60mm, dựa trên mẫu súng M1 Bazooka của Mỹ, là loại được Việt Nam sử dụng phổ biến nhất và được các xưởng công binh ở cả 3 miền sản xuất. Bazooka 60mm Việt Nam được sử dụng lần đầu tiên trong trận Chùa Trầm (Hà Đông) ngày 3/3/1947.
Bazooka 75mm, cũng dựa trên mẫu M1 Bazooka của Mỹ và Bazooka 60mm Việt Nam nhưng chế tạo với thông số khác, lí do chủ yếu là do nguyên vật liệu thiếu thốn. Súng được quân giới Quân khu 3 và quân giới Nam Bộ chế tạo độc lập.
Súng không giật SKZ của Việt Nam, cỡ nòng 60 và 120mm, chiều dài 1280-1300mm; trọng lượng nặng 26kg. SKZ 60mm được Cục quân giới nghiên cứu phát triển và sản xuất, được sử dụng lần đầu trong trận Phố Lu (Lào Cai) ngày 8/2/1950. SKZ còn được nghiên cứu chế tạo với nhiều cỡ nòng khác như 51mm, 81mm, 120mm, 175mm nhưng phổ biến nhất là cỡ nòng 60mm và 120mm.
SKZ được trang bị rộng rãi cho các đơn vị bộ binh chiến đấu ở chiến trường Bắc Bộ giai đoạn 1950-1951, để chống phương tiện cơ giới và công sự của địch. Các đơn vị chủ lực sau đó dần được thay thế SKZ bằng DKZ M18 57mm của Mỹ. SKZ cũng được chế tạo và sử dụng ở chiến trường khu 5 và Nam Bộ.
Súng không giật SS của Việt Nam, SS do quân giới Nam Bộ nghiên cứu chế tạo từ năm 1949. SS được chế tạo với khá nhiều phiên bản với hai nhóm chính là nhóm đánh tàu và tháp canh gồm SSA-66, SSB-73, SSB-81, SSB-88; nhóm thứ hai là nhóm đánh xe cơ giới gồm SSAT-32, SSAT-50.
Súng SS được sản xuất hàng loạt và trang bị cho các đơn vị quân đội nhân dân Việt Nam cũng như lực lượng du kích ở Nam Bộ, được sử dụng chống xe cơ giới, tàu thuyền, công sự... của quân đội Pháp rất hiệu quả.
Tiếp theo phải kể tới súng không giật M18 57mm của Mỹ, súng có cỡ nòng 57mm, chiều dài khoảng 1500mm; trọng lượng nặng 20kg; ầm bắn 4000m. M18 57mm được quân đội Mỹ sử dụng trong giai đoạn cuối CTTG 2 và trong chiến tranh Triều Tiên.
M18 cũng được trang bị rộng rãi cho các đơn vị quân đội Pháp trên chiến trường Đông Dương. Trong giai đoạn sau của kháng chiến chống Pháp, M18 được trang bị cho các đại đội trợ chiến của tiểu đoàn và trung đoàn bộ binh chủ lực của Việt Nam với tên gọi "DKZ 57 ly". Một số thu được từ quân Pháp nhưng chủ yếu do Trung Quốc viện trợ.
Cuối cùng là súng không giật M20 75mm của Mỹ, cỡ nòng 75mm, chiều dài 2083mm; trọng lượng nặng 51,5kg; tầm bắn 6000m. M20 75mm được quân đội Mỹ trang bị cho một số đơn vị Pháp trên chiến trường Đông Dương. Năm 1950 Việt Nam được Trung Quốc viện trợ M20 75mm và chỉ giới hạn trang bị trong một số đơn vị như đại đoàn 308. Nguồn ảnh: TL.
Những thước phim cực kỳ quý giá về giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Nguồn: QPVN.