Kể từ khi ra đời tới nay, khẩu súng bắn tỉa Dragunov SVD đã phục vụ trong quân đội của hơn 20 quốc gia một cách chính thức và có mặt trong gần như mọi cuộc xung đột trên khắp thế giới kể từ những năm 70 tới nay. Nguồn ảnh: Drag.Nói một cách ngắn gọn thì Dragunov SVD là khẩu AK-47 trong làng súng bắn tỉa. Được thiết kế bởi Yevgeny Dragunov, khẩu súng này đã được thai nghén trong vòng 6 năm kể từ năm 1958 cho tới năm 1963 mới hoàn thiện. Nguồn ảnh: Coldwar.Có trọng lượng rỗng 4,3 kg (có ống ngắm, không có đạn). Khẩu súng bắn tỉa tiêu chuẩn của Liên Xô này có chiều dài tiêu chuẩn 1225 mm, trong đó chiều dài nòng súng là 610 mm. Nguồn ảnh: Pinterest.Sử dụng cỡ đạn 7,62x54mmR, đây là khẩu súng bắn tỉa bán tự động. Có nghĩa là người lính có thể bắn liên tục sau mỗi lần bóp cò mà không cần lên lại lại bằng tay. Nguồn ảnh: Flickr.Sơ tốc đầu nòng của súng bắn tỉa SVD là 830 mét/giây, trong đó tầm bắn hiệu quả của khẩu súng này có thể lên tới 1300 mét. Tốc độ bắn của SVD có thể lên tới 120 viên mỗi phút. Nguồn ảnh: Rifle.Cận cảnh hệ thống kính ngắm của SVD. Đây là kính ngắm loại PSO-1. Xạ thủ sẽ căn cứ vào những vạch hiển thị trên súng ngắm để xác định khoảng cách tương đối chính xác dựa vào chiều cao của đối phương. Nguồn ảnh: Wiki.Các phiên bản hiện đại hơn cua Dragunov sau này vẫn giữ nguyên kiểu thiết kế ban đầu, thay đổi chủ yếu nằm ở vật liệu cấu tạo. Nguồn ảnh: Wiki.Do sử dụng hộp đạn rời có cơ số đạn rất ít chỉ 10 viên, xạ thủ sử dụng Dragunov thường cột hai băng đạn chung lại với nhau để tiện thay thế khi tác chiến. Điểm kỳ lạ của khẩu Dragunov đó là nó không có hộp tiếp đạn cỡ lớn hơn dù rằng việt thiết kế hộp tiếp đạn cỡ lớn khoảng 15 hay 20 viên là điều khá dễ dàng và không ảnh hưởng tới khả năng nằm bắn của xạ thủ. Nguồn ảnh: Wiki.Dragunov có một loại đạn riêng biệt chuyên để phục vụ việc bắn chính xác cao. Loại đạn này là 7N1, có kích cỡ giống hệt thông thường nhưng có thiết kế bí mật độc quyền với lõi đạn ngoài bằng thép và lõi đạn trong bằng chì, đảm bảo đường bay của đạn cực căng và có độ sát thương cực cao. Nguồn ảnh: Pinterest.Về cơ bản, cơ chế hoạt động của SVD là tương đồng với thiết kế của AK-47. Điều này dẫn tới hệ quả là SVD có độ giật cực lớn, không thích hợp cho xạ thủ khi bắn ở tốc độ cao và cần một khoảng thời gian để lấy lại đường ngắm sau mỗi phát bắn. Nguồn ảnh: Artie.Ra đời trong những năm 1960 của thế kỷ trước nên không ngạc nhiên khi súng bắn tỉa SVD thậm chí còn có khả năng gắn được cả... lưỡi lê. Tuy nhiên các phiên bản sau này đã bỏ đi thứ phụ kiện vô lý đùng đùng này vì dù gì, xạ thủ bắn tỉa cũng không nên ở quá gần mục tiêu khi tác chiến nên lưỡi lê tỏ ra khá vô dụng. Nguồn ảnh: Wiki.Tổng cộng trên thế giới hiện nay có hơn 20 quốc gia sử dụng khẩu SVD này trong biên chế của mình trong đó có cả Việt Nam. Ấn Độ, Iran, Iraq cũng như Việt Nam đều có khả năng tự sản xuất khẩu SVD trong nước sau khi được Liên Xô và Nga chuyển giao công nghệ sản xuất. Nguồn ảnh: BaoDatViet. Mời độc giả xem Video: Đặc công bắn tỉa của Việt Nam thể hiện khả năng bắn tỉa tuyệt hảo.
Kể từ khi ra đời tới nay, khẩu súng bắn tỉa Dragunov SVD đã phục vụ trong quân đội của hơn 20 quốc gia một cách chính thức và có mặt trong gần như mọi cuộc xung đột trên khắp thế giới kể từ những năm 70 tới nay. Nguồn ảnh: Drag.
Nói một cách ngắn gọn thì Dragunov SVD là khẩu AK-47 trong làng súng bắn tỉa. Được thiết kế bởi Yevgeny Dragunov, khẩu súng này đã được thai nghén trong vòng 6 năm kể từ năm 1958 cho tới năm 1963 mới hoàn thiện. Nguồn ảnh: Coldwar.
Có trọng lượng rỗng 4,3 kg (có ống ngắm, không có đạn). Khẩu súng bắn tỉa tiêu chuẩn của Liên Xô này có chiều dài tiêu chuẩn 1225 mm, trong đó chiều dài nòng súng là 610 mm. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sử dụng cỡ đạn 7,62x54mmR, đây là khẩu súng bắn tỉa bán tự động. Có nghĩa là người lính có thể bắn liên tục sau mỗi lần bóp cò mà không cần lên lại lại bằng tay. Nguồn ảnh: Flickr.
Sơ tốc đầu nòng của súng bắn tỉa SVD là 830 mét/giây, trong đó tầm bắn hiệu quả của khẩu súng này có thể lên tới 1300 mét. Tốc độ bắn của SVD có thể lên tới 120 viên mỗi phút. Nguồn ảnh: Rifle.
Cận cảnh hệ thống kính ngắm của SVD. Đây là kính ngắm loại PSO-1. Xạ thủ sẽ căn cứ vào những vạch hiển thị trên súng ngắm để xác định khoảng cách tương đối chính xác dựa vào chiều cao của đối phương. Nguồn ảnh: Wiki.
Các phiên bản hiện đại hơn cua Dragunov sau này vẫn giữ nguyên kiểu thiết kế ban đầu, thay đổi chủ yếu nằm ở vật liệu cấu tạo. Nguồn ảnh: Wiki.
Do sử dụng hộp đạn rời có cơ số đạn rất ít chỉ 10 viên, xạ thủ sử dụng Dragunov thường cột hai băng đạn chung lại với nhau để tiện thay thế khi tác chiến. Điểm kỳ lạ của khẩu Dragunov đó là nó không có hộp tiếp đạn cỡ lớn hơn dù rằng việt thiết kế hộp tiếp đạn cỡ lớn khoảng 15 hay 20 viên là điều khá dễ dàng và không ảnh hưởng tới khả năng nằm bắn của xạ thủ. Nguồn ảnh: Wiki.
Dragunov có một loại đạn riêng biệt chuyên để phục vụ việc bắn chính xác cao. Loại đạn này là 7N1, có kích cỡ giống hệt thông thường nhưng có thiết kế bí mật độc quyền với lõi đạn ngoài bằng thép và lõi đạn trong bằng chì, đảm bảo đường bay của đạn cực căng và có độ sát thương cực cao. Nguồn ảnh: Pinterest.
Về cơ bản, cơ chế hoạt động của SVD là tương đồng với thiết kế của AK-47. Điều này dẫn tới hệ quả là SVD có độ giật cực lớn, không thích hợp cho xạ thủ khi bắn ở tốc độ cao và cần một khoảng thời gian để lấy lại đường ngắm sau mỗi phát bắn. Nguồn ảnh: Artie.
Ra đời trong những năm 1960 của thế kỷ trước nên không ngạc nhiên khi súng bắn tỉa SVD thậm chí còn có khả năng gắn được cả... lưỡi lê. Tuy nhiên các phiên bản sau này đã bỏ đi thứ phụ kiện vô lý đùng đùng này vì dù gì, xạ thủ bắn tỉa cũng không nên ở quá gần mục tiêu khi tác chiến nên lưỡi lê tỏ ra khá vô dụng. Nguồn ảnh: Wiki.
Tổng cộng trên thế giới hiện nay có hơn 20 quốc gia sử dụng khẩu SVD này trong biên chế của mình trong đó có cả Việt Nam. Ấn Độ, Iran, Iraq cũng như Việt Nam đều có khả năng tự sản xuất khẩu SVD trong nước sau khi được Liên Xô và Nga chuyển giao công nghệ sản xuất. Nguồn ảnh: BaoDatViet.
Mời độc giả xem Video: Đặc công bắn tỉa của Việt Nam thể hiện khả năng bắn tỉa tuyệt hảo.