Theo Izvestia, Bộ Quốc phòng Nga có kế hoạch trang bị cho chiến sĩ bắn tỉa của các lữ đoàn bộ binh cơ giới và xe tăng, súng bắn tỉa có một không hai cỡ đạn lớn. Mẫu vũ khí này có khả năng chỉ bằng một phát đạn 23 mm bắn trúng mục tiêu loại khỏi vòng chiến đấu xe tăng địch, tiêu diệt xe bọc thép chiến đấu và chở quân, cũng như loại bỏ các khẩu đội súng cối, tên lửa chống tăng có điều khiển và tên lửa phòng không vác vai. Nguồn ảnh: Myslo.ruPhòng thiết kế dụng cụ đo lường KBP Tula (Тула), thành viên của Tập đoàn “Các tổ hợp chính xác cao” tiến hành nghiên cứu chế tạo khẩu súng bắn tỉa có một không hai được đặt tên là KSV (КСВ) này. Nguồn ảnh: TopwarĐại diện bộ Quốc phòng Nga biết rõ tình hình kể cho báo Izvestia rằng: “Súng bắn tỉa KSV cỡ đạn lớn được đưa vào danh mục có triển vọng phát triển các hệ thống vũ khí bộ binh cho Lục quân đến năm 2020. KBP đang thiết kế súng bắn tỉa mới. Sau khi súng được chế tạo và thử nghiệm cấp nhà máy và cấp nhà nước, sẽ có quyết định đưa nó vào trang bị. Chúng tôi dự kiến sẽ hoàn tất mọi công việc trong 2-3 năm”. Nguồn ảnh: WikiTheo nhận định của người tiếp chuyện báo “Izvestia”, thực chất đây thậm chí không còn là súng trường bắn tỉa cỡ đạn lớn nữa, mà là pháo mini bắn tỉa. Bởi vì, theo cách phân loại đã được thế giới thừa nhận, các loại súng có đạn cỡ trên 20 mm không còn là vũ khi bộ binh bắn thẳng, mà thuộc loại pháo cỡ nhỏ. Nguồn ảnh: DikushinNgười đứng đầu Phòng nghiên cứu thiết kế vũ khí thể thao – săn bắn trung tâm TsKIB SOO – chi nhánh của KBP Aleksei Sorokin nói với báo Izvestia rằng, xí nghiệp của ông có kế hoạch sang năm sau chế tạo phiên bản thử nghiệm đầu tiên của súng bắn tỉa KSV. Nguồn ảnh: Vitaly-kuzminSorokin nói: “Hiện chúng tôi đang thực hiện giai đoạn phức tạp nhất của công việc. Chúng tôi đang nghiên cứu chế tạo đạn cho khẩu súng mới. Cơ sở của đạn sẽ là cái được gọi là vỏ đạn bị nén quá của đạn pháo tự động 30 mm và của đạn pháo phòng không 23 mm. Cũng đã nghiên cứu mẫu đầu đạn có một không hai với hệ số đạn đạo rất cao. Theo kế hoạch của chúng tôi, trong năm sau chúng tôi sẽ biên soạn tài liệu thiết kế để làm việc, sẽ bắt đầu sản xuất KSV, sau đó chuyển sang thử kết cấu. Song đến nay đã thấy rõ là súng sẽ khá lớn - dài gần hai mét và khá nặng, bởi vì phải bù trừ sức giật không nhỏ của đầu đạn 23 mm”. Nguồn ảnh: Vitaly-kuzminTheo nhận định của Sorokin, đạn có một không hai của KSV, dù không xuyên qua được lớp vỏ thép dày của xe tăng, nhưng chỉ cần bắn trúng một phát cũng có thể loại nó ra khỏi đội hình chiến đấu. Nguồn ảnh: Vitaly-kuzminChuyên gia quân sự Aleksei Leonov nói với báo “Izvestia”: “Hiện nay việc phát triển súng trường bắn tỉa có cỡ đạn 23 mm có vị trí quan trọng trong hệ thống vũ khí bộ binh của nhiều nước. Những khẩu súng này nặng hơn so với các “súng bắn tỉa” tiêu chuẩn 12,7 mm đang có trong biên chế. Nhưng về tầm bắn thì không thua kém pháo cỡ nhỏ lắp trên xe bọc thép chở quân BTR và xe chiến đấu bộ binh BMP, song chính xác hơn pháo nhiều. Năng lượng của đầu đạn súng bắn tỉa này cho phép bắn xuyên qua vỏ thép xe chiến đấu, các công sự dã chiến, đó là chưa nói đến sinh lực. Thực chất những khẩu súng bắn tỉa này chiếm ưu thế so với các loại súng bắn tỉa khác trên bãi chiến trường”. Nguồn ảnh: SurvivalistHiện trong biên chế mỗi lữ đoàn bộ binh cơ giới Nga có một đại đội bộ binh bắn tỉa, có kế hoạch trang bị cho một trung đội của đại đội này “pháo mi ni” bắn tỉa. Phân đội này sẽ là lực lượng dự bị cơ động, chỉ huy đơn vị sẽ điều nó đến hướng quan trọng nhất. Nguồn ảnh: Vitaly-kuzminSorokin nói: “Thực ra xe tăng có nhiều chỗ dễ bị tổn thương. Bằng súng KSV chúng ta có thể bắn trúng nòng pháo của xe tăng, và khẩu pháo sẽ không bắn được nữa. Bắn vỡ kính quan sát và máy ngắm, ta sẽ làm nó mù. Xe tăng sẽ mất khả năng cơ động nếu ta bắn hỏng băng xích hoặc mắt xích, mà đạn thì có khả năng làm như vậy. Hiện nay, cùng với việc chế tạo KSV, chúng tôi tiến hành công tác nghiên cứu khoa học mở rộng phân tích các vị tri dễ bị tổn thương của xe tăng và cách thức phá hủy xe”. Nguồn ảnh: Pinterest
Theo Izvestia, Bộ Quốc phòng Nga có kế hoạch trang bị cho chiến sĩ bắn tỉa của các lữ đoàn bộ binh cơ giới và xe tăng, súng bắn tỉa có một không hai cỡ đạn lớn. Mẫu vũ khí này có khả năng chỉ bằng một phát đạn 23 mm bắn trúng mục tiêu loại khỏi vòng chiến đấu xe tăng địch, tiêu diệt xe bọc thép chiến đấu và chở quân, cũng như loại bỏ các khẩu đội súng cối, tên lửa chống tăng có điều khiển và tên lửa phòng không vác vai. Nguồn ảnh: Myslo.ru
Phòng thiết kế dụng cụ đo lường KBP Tula (Тула), thành viên của Tập đoàn “Các tổ hợp chính xác cao” tiến hành nghiên cứu chế tạo khẩu súng bắn tỉa có một không hai được đặt tên là KSV (КСВ) này. Nguồn ảnh: Topwar
Đại diện bộ Quốc phòng Nga biết rõ tình hình kể cho báo Izvestia rằng: “Súng bắn tỉa KSV cỡ đạn lớn được đưa vào danh mục có triển vọng phát triển các hệ thống vũ khí bộ binh cho Lục quân đến năm 2020. KBP đang thiết kế súng bắn tỉa mới. Sau khi súng được chế tạo và thử nghiệm cấp nhà máy và cấp nhà nước, sẽ có quyết định đưa nó vào trang bị. Chúng tôi dự kiến sẽ hoàn tất mọi công việc trong 2-3 năm”. Nguồn ảnh: Wiki
Theo nhận định của người tiếp chuyện báo “Izvestia”, thực chất đây thậm chí không còn là súng trường bắn tỉa cỡ đạn lớn nữa, mà là pháo mini bắn tỉa. Bởi vì, theo cách phân loại đã được thế giới thừa nhận, các loại súng có đạn cỡ trên 20 mm không còn là vũ khi bộ binh bắn thẳng, mà thuộc loại pháo cỡ nhỏ. Nguồn ảnh: Dikushin
Người đứng đầu Phòng nghiên cứu thiết kế vũ khí thể thao – săn bắn trung tâm TsKIB SOO – chi nhánh của KBP Aleksei Sorokin nói với báo Izvestia rằng, xí nghiệp của ông có kế hoạch sang năm sau chế tạo phiên bản thử nghiệm đầu tiên của súng bắn tỉa KSV. Nguồn ảnh: Vitaly-kuzmin
Sorokin nói: “Hiện chúng tôi đang thực hiện giai đoạn phức tạp nhất của công việc. Chúng tôi đang nghiên cứu chế tạo đạn cho khẩu súng mới. Cơ sở của đạn sẽ là cái được gọi là vỏ đạn bị nén quá của đạn pháo tự động 30 mm và của đạn pháo phòng không 23 mm. Cũng đã nghiên cứu mẫu đầu đạn có một không hai với hệ số đạn đạo rất cao. Theo kế hoạch của chúng tôi, trong năm sau chúng tôi sẽ biên soạn tài liệu thiết kế để làm việc, sẽ bắt đầu sản xuất KSV, sau đó chuyển sang thử kết cấu. Song đến nay đã thấy rõ là súng sẽ khá lớn - dài gần hai mét và khá nặng, bởi vì phải bù trừ sức giật không nhỏ của đầu đạn 23 mm”. Nguồn ảnh: Vitaly-kuzmin
Theo nhận định của Sorokin, đạn có một không hai của KSV, dù không xuyên qua được lớp vỏ thép dày của xe tăng, nhưng chỉ cần bắn trúng một phát cũng có thể loại nó ra khỏi đội hình chiến đấu. Nguồn ảnh: Vitaly-kuzmin
Chuyên gia quân sự Aleksei Leonov nói với báo “Izvestia”: “Hiện nay việc phát triển súng trường bắn tỉa có cỡ đạn 23 mm có vị trí quan trọng trong hệ thống vũ khí bộ binh của nhiều nước. Những khẩu súng này nặng hơn so với các “súng bắn tỉa” tiêu chuẩn 12,7 mm đang có trong biên chế. Nhưng về tầm bắn thì không thua kém pháo cỡ nhỏ lắp trên xe bọc thép chở quân BTR và xe chiến đấu bộ binh BMP, song chính xác hơn pháo nhiều. Năng lượng của đầu đạn súng bắn tỉa này cho phép bắn xuyên qua vỏ thép xe chiến đấu, các công sự dã chiến, đó là chưa nói đến sinh lực. Thực chất những khẩu súng bắn tỉa này chiếm ưu thế so với các loại súng bắn tỉa khác trên bãi chiến trường”. Nguồn ảnh: Survivalist
Hiện trong biên chế mỗi lữ đoàn bộ binh cơ giới Nga có một đại đội bộ binh bắn tỉa, có kế hoạch trang bị cho một trung đội của đại đội này “pháo mi ni” bắn tỉa. Phân đội này sẽ là lực lượng dự bị cơ động, chỉ huy đơn vị sẽ điều nó đến hướng quan trọng nhất. Nguồn ảnh: Vitaly-kuzmin
Sorokin nói: “Thực ra xe tăng có nhiều chỗ dễ bị tổn thương. Bằng súng KSV chúng ta có thể bắn trúng nòng pháo của xe tăng, và khẩu pháo sẽ không bắn được nữa. Bắn vỡ kính quan sát và máy ngắm, ta sẽ làm nó mù. Xe tăng sẽ mất khả năng cơ động nếu ta bắn hỏng băng xích hoặc mắt xích, mà đạn thì có khả năng làm như vậy. Hiện nay, cùng với việc chế tạo KSV, chúng tôi tiến hành công tác nghiên cứu khoa học mở rộng phân tích các vị tri dễ bị tổn thương của xe tăng và cách thức phá hủy xe”. Nguồn ảnh: Pinterest