Ngày 7/6, người phát ngôn chính thức của Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov cho biết, lực lượng pháo binh của Quân đội Nga trong một chiến dịch đặc biệt ở Ukraine, đã phá hủy một tổ hợp pháo tự hành 155 mm (ACS) M109A3 và hai lựu pháo M777 do Na Uy chuyển giao cho Ukraine.Cách đây không lâu, truyền thông phương Tây và Ukraine kỳ vọng, những khẩu pháo của phương Tây như lựu pháo M777, sẽ có tính quyết định trong cuộc xung đột với Nga;Tờ New York Times của Mỹ mô tả: “Những khẩu M777 đầu tiên, vũ khí nguy hiểm nhất mà phương Tây cung cấp cho đến nay, hiện đã được triển khai chiến đấu ở miền đông Ukraine. Sự xuất hiện của những vũ khí này, đã củng cố hy vọng cho Kiev, đạt được ưu thế về pháo binh”.Khi đó, Đại tá Roman Kachur, chỉ huy Lữ đoàn pháo binh số 55 của Quân đội Ukraine, đơn vị đầu tiên trang bị pháo lựu M777 tự tin cho biết: “Loại vũ khí này đưa chúng ta đến gần hơn với chiến thắng”.Tuy nhiên Giám đốc Viện nghiên cứu CNA, Michael Kofman, chuyên gia số 1 của Mỹ về Quân đội Nga, ngay lập tức tỏ ra nghi ngờ về những tuyên bố mang tính chủ quan như vậy. “Quân đội Nga sở hữu lực lượng pháo binh lớn nhất mà bạn có thể đối mặt”, đó là lời nhận xét của Kofman, khi phương Tây chuyển lô pháo M777 tới chiến trường Ukraine.Hơn một tháng đã trôi qua, kể từ ngày Quân đội Ukraine bắt đầu sử dụng tích cực các loại pháo này, và khẩu “thần công sọc-sao” đã không để lại bất kỳ “thành tích ấn tượng” nào. Việc tuyên bố M777 sẽ giành chiến thắng trong các cuộc đấu pháo, hóa ra chỉ là “phép thắng lợi tinh thần” của phương Tây.Tất nhiên là truyền thông và lãnh đạo phương Tây cũng có cái lý của họ, khi đã cung cấp cho Quân đội Ukraine đủ cả gói “combo” gồm, radar trinh sát pháo binh, UAV trinh sát và siêu pháo M777. Do vậy họ mới có thể kết luận chủ quan đó là siêu pháo M777, sẽ dễ dàng xoay chuyển cục diện trận chiến.Nhưng phương Tây “cố tình” quên một điều đó là, quân Nga là bậc thầy về nghệ thuật sử dụng pháo binh; chính điều này khiến pháo binh Ukraine phải tuân thủ chiến thuật “bắn và chạy” ở bất cứ nơi nào. Và pháo kéo M777 đã thua hoàn toàn pháo tự hành Msta 2S19 của Nga.Kết luận này được một chuyên gia giấu tên của tờ báo Anh The Economist đưa ra trong bài bình luận "Ukraine đang chống lại pháo binh Nga như thế nào" khi viết: Không chỉ pháo tự hành của Nga có khả năng cơ động tốt hơn M777, mà nó còn có lớp giáp bảo vệ kíp xe; trong khi đó M777 thì không.Xác suất để giành chiến thắng trong một cuộc đấu pháo, thì khả năng khẩu M777 tiêu diệt được pháo tự hành 2S19 Msta cũng nhỏ hơn một bậc. Theo Patrick Benham-Crossville, một cựu sĩ quan Quân đội Anh viết, một quả đạn pháo 152 (155) mm, có thể tiêu diệt một khẩu pháo xe kéo trong bán kính 100 mét, nhưng pháo tự hành có tháp pháo kín, thì chỉ bị vô hiệu bởi một cú đánh trực diện.Nhưng đó chưa phải là những điểm yếu “chết người” của siêu pháo M777, khẩu pháo này được Quân đội Mỹ ví là một “cô gái trẻ có tính nết thất thường”; lý do là trong chiến đấu, nó cần được bảo dưỡng thường xuyên và tỉ mỉ, của những thợ kỹ thuật chuyên nghiệp.Theo Shashank Joshi, biên tập viên của tờ Economist, pháo binh do các nước NATO cung cấp, rất khó sử dụng ở chiến trường Ukraine, do yêu cầu bảo dưỡng cao. Điều này khác hẳn với pháo có nguồn gốc từ Liên Xô, đó là dễ sử dụng và ít phải bảo dưỡng; nó giống như khẩu súng trường tấn công M16 và AK-47.Mặt khác, pháo lựu M777 được coi là pháo "siêu nhẹ", tức là nó chỉ nặng khoảng 4,2 tấn so với người tiền nhiệm là M198 (nặng 7.154 kg). Và càng nhẹ, thì cấu tạo các bộ phận càng phức tạp và đắt tiền, đòi hỏi quy trình bảo dưỡng nghiêm ngặt, sử dụng đúng quy định. Một trong những bộ phận cơ khí, có cấu tạo phức tạp nhất của pháo M777, chính là hệ thống hãm lùi, đẩy lên của cơ cấu giảm giật pháo. Đây là một hệ thống khí - thủy lực rất phức tạp, bao gồm một bộ phận giảm chấn thủy lực, làm giảm độ giật và một bộ phận đẩy lên, đưa nòng pháo về vị trí bắn ban đầu.Do tốc độ bắn phải thật nhanh, để tránh quân Nga phát hiện và phản pháo, khiến dầu thủy lực liên tục rò rỉ ra ở những điểm nối các ống cao áp, cũng như tình trạng dầu và khí trong bộ phận hãm lùi-đẩy lên của pháo “quá nhiệt”, khi M777 phải bắn quá tính năng cho phép. Tuy nhiên, ngay cả những đơn vị có kinh nghiệm của Mỹ, cũng thường xuyên để pháo hỏng, vì những lý do kỹ thuật như vậy.Một yếu tố quan trọng nữa ảnh hưởng đến mức độ chính xác của pháo M777, đó là việc nòng pháo bị “cong” vì lý do di chuyển. Do khẩu M777 được kéo bởi móc kéo, gắn vào đầu nòng pháo; với trọng lượng của khẩu pháo là 4 tấn, nên khi phải liên tục di chuyển trên những địa hình gồ gề, sẽ làm ảnh hưởng đến mức chính xác của nòng pháo.Khi nòng pháo bị tác động bởi ngoại lực, sẽ dẫn đến bị uốn cong (dù là rất nhỏ), yếu tố kỹ thuật này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mức độ chính xác của quả đạn khi bắn đi. Nói cách khác, trong điều kiện "bắn và chạy", khả năng chính xác của các loại vũ khí được quảng bá như khẩu M777, hóa ra là thấp.Nên nhớ, chiến trường Ukraine không phải là ở Iraq hay Afghanistan, khi các lực lượng IS và Taliban hoàn toàn không thể phản pháo. Và nếu quân Mỹ cần di chuyển M777 đến một nơi khác, thì theo quy định, họ sử dụng trực thăng để cẩu, chứ ít khi dùng xe kéo pháo như ở Ukraine.“Trong tuần đầu tiên khi đưa pháo M777 vào chiến đấu, khoảng 35% số pháo xảy ra lỗi kỹ thuật. Trong vòng một tháng, tất cả viện trợ quân sự của phương Tây gần như "bốc hơi". Vì vậy, Quân đội Ukraine cần được tiếp viện vũ khí hạng nặng từ phương Tây liên tục, gần như hàng ngày”. Đây là bài viết trên tài khoản Blakyt của mạng xã hội Facebook và nhận được nút tích vàng.Như vậy có thể khẳng định, với một chiến trường ác liệt như tại Miền Đông Ukraine hiện nay, nhưng vũ khí hạng nặng của phương Tây, bao gồm cả “siêu pháo” M777 của Mỹ, không tồn tại lâu dài ở chiến trường khắc nghiệt này và những tuyên bố kiểu “thay đổi cục diện chiến trường”, cũng chỉ là “phép thắng lợi tinh thần” mà thôi.
Ngày 7/6, người phát ngôn chính thức của Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov cho biết, lực lượng pháo binh của Quân đội Nga trong một chiến dịch đặc biệt ở Ukraine, đã phá hủy một tổ hợp pháo tự hành 155 mm (ACS) M109A3 và hai lựu pháo M777 do Na Uy chuyển giao cho Ukraine.
Cách đây không lâu, truyền thông phương Tây và Ukraine kỳ vọng, những khẩu pháo của phương Tây như lựu pháo M777, sẽ có tính quyết định trong cuộc xung đột với Nga;
Tờ New York Times của Mỹ mô tả: “Những khẩu M777 đầu tiên, vũ khí nguy hiểm nhất mà phương Tây cung cấp cho đến nay, hiện đã được triển khai chiến đấu ở miền đông Ukraine. Sự xuất hiện của những vũ khí này, đã củng cố hy vọng cho Kiev, đạt được ưu thế về pháo binh”.
Khi đó, Đại tá Roman Kachur, chỉ huy Lữ đoàn pháo binh số 55 của Quân đội Ukraine, đơn vị đầu tiên trang bị pháo lựu M777 tự tin cho biết: “Loại vũ khí này đưa chúng ta đến gần hơn với chiến thắng”.
Tuy nhiên Giám đốc Viện nghiên cứu CNA, Michael Kofman, chuyên gia số 1 của Mỹ về Quân đội Nga, ngay lập tức tỏ ra nghi ngờ về những tuyên bố mang tính chủ quan như vậy. “Quân đội Nga sở hữu lực lượng pháo binh lớn nhất mà bạn có thể đối mặt”, đó là lời nhận xét của Kofman, khi phương Tây chuyển lô pháo M777 tới chiến trường Ukraine.
Hơn một tháng đã trôi qua, kể từ ngày Quân đội Ukraine bắt đầu sử dụng tích cực các loại pháo này, và khẩu “thần công sọc-sao” đã không để lại bất kỳ “thành tích ấn tượng” nào. Việc tuyên bố M777 sẽ giành chiến thắng trong các cuộc đấu pháo, hóa ra chỉ là “phép thắng lợi tinh thần” của phương Tây.
Tất nhiên là truyền thông và lãnh đạo phương Tây cũng có cái lý của họ, khi đã cung cấp cho Quân đội Ukraine đủ cả gói “combo” gồm, radar trinh sát pháo binh, UAV trinh sát và siêu pháo M777. Do vậy họ mới có thể kết luận chủ quan đó là siêu pháo M777, sẽ dễ dàng xoay chuyển cục diện trận chiến.
Nhưng phương Tây “cố tình” quên một điều đó là, quân Nga là bậc thầy về nghệ thuật sử dụng pháo binh; chính điều này khiến pháo binh Ukraine phải tuân thủ chiến thuật “bắn và chạy” ở bất cứ nơi nào. Và pháo kéo M777 đã thua hoàn toàn pháo tự hành Msta 2S19 của Nga.
Kết luận này được một chuyên gia giấu tên của tờ báo Anh The Economist đưa ra trong bài bình luận "Ukraine đang chống lại pháo binh Nga như thế nào" khi viết: Không chỉ pháo tự hành của Nga có khả năng cơ động tốt hơn M777, mà nó còn có lớp giáp bảo vệ kíp xe; trong khi đó M777 thì không.
Xác suất để giành chiến thắng trong một cuộc đấu pháo, thì khả năng khẩu M777 tiêu diệt được pháo tự hành 2S19 Msta cũng nhỏ hơn một bậc. Theo Patrick Benham-Crossville, một cựu sĩ quan Quân đội Anh viết, một quả đạn pháo 152 (155) mm, có thể tiêu diệt một khẩu pháo xe kéo trong bán kính 100 mét, nhưng pháo tự hành có tháp pháo kín, thì chỉ bị vô hiệu bởi một cú đánh trực diện.
Nhưng đó chưa phải là những điểm yếu “chết người” của siêu pháo M777, khẩu pháo này được Quân đội Mỹ ví là một “cô gái trẻ có tính nết thất thường”; lý do là trong chiến đấu, nó cần được bảo dưỡng thường xuyên và tỉ mỉ, của những thợ kỹ thuật chuyên nghiệp.
Theo Shashank Joshi, biên tập viên của tờ Economist, pháo binh do các nước NATO cung cấp, rất khó sử dụng ở chiến trường Ukraine, do yêu cầu bảo dưỡng cao. Điều này khác hẳn với pháo có nguồn gốc từ Liên Xô, đó là dễ sử dụng và ít phải bảo dưỡng; nó giống như khẩu súng trường tấn công M16 và AK-47.
Mặt khác, pháo lựu M777 được coi là pháo "siêu nhẹ", tức là nó chỉ nặng khoảng 4,2 tấn so với người tiền nhiệm là M198 (nặng 7.154 kg). Và càng nhẹ, thì cấu tạo các bộ phận càng phức tạp và đắt tiền, đòi hỏi quy trình bảo dưỡng nghiêm ngặt, sử dụng đúng quy định.
Một trong những bộ phận cơ khí, có cấu tạo phức tạp nhất của pháo M777, chính là hệ thống hãm lùi, đẩy lên của cơ cấu giảm giật pháo. Đây là một hệ thống khí - thủy lực rất phức tạp, bao gồm một bộ phận giảm chấn thủy lực, làm giảm độ giật và một bộ phận đẩy lên, đưa nòng pháo về vị trí bắn ban đầu.
Do tốc độ bắn phải thật nhanh, để tránh quân Nga phát hiện và phản pháo, khiến dầu thủy lực liên tục rò rỉ ra ở những điểm nối các ống cao áp, cũng như tình trạng dầu và khí trong bộ phận hãm lùi-đẩy lên của pháo “quá nhiệt”, khi M777 phải bắn quá tính năng cho phép. Tuy nhiên, ngay cả những đơn vị có kinh nghiệm của Mỹ, cũng thường xuyên để pháo hỏng, vì những lý do kỹ thuật như vậy.
Một yếu tố quan trọng nữa ảnh hưởng đến mức độ chính xác của pháo M777, đó là việc nòng pháo bị “cong” vì lý do di chuyển. Do khẩu M777 được kéo bởi móc kéo, gắn vào đầu nòng pháo; với trọng lượng của khẩu pháo là 4 tấn, nên khi phải liên tục di chuyển trên những địa hình gồ gề, sẽ làm ảnh hưởng đến mức chính xác của nòng pháo.
Khi nòng pháo bị tác động bởi ngoại lực, sẽ dẫn đến bị uốn cong (dù là rất nhỏ), yếu tố kỹ thuật này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mức độ chính xác của quả đạn khi bắn đi. Nói cách khác, trong điều kiện "bắn và chạy", khả năng chính xác của các loại vũ khí được quảng bá như khẩu M777, hóa ra là thấp.
Nên nhớ, chiến trường Ukraine không phải là ở Iraq hay Afghanistan, khi các lực lượng IS và Taliban hoàn toàn không thể phản pháo. Và nếu quân Mỹ cần di chuyển M777 đến một nơi khác, thì theo quy định, họ sử dụng trực thăng để cẩu, chứ ít khi dùng xe kéo pháo như ở Ukraine.
“Trong tuần đầu tiên khi đưa pháo M777 vào chiến đấu, khoảng 35% số pháo xảy ra lỗi kỹ thuật. Trong vòng một tháng, tất cả viện trợ quân sự của phương Tây gần như "bốc hơi". Vì vậy, Quân đội Ukraine cần được tiếp viện vũ khí hạng nặng từ phương Tây liên tục, gần như hàng ngày”. Đây là bài viết trên tài khoản Blakyt của mạng xã hội Facebook và nhận được nút tích vàng.
Như vậy có thể khẳng định, với một chiến trường ác liệt như tại Miền Đông Ukraine hiện nay, nhưng vũ khí hạng nặng của phương Tây, bao gồm cả “siêu pháo” M777 của Mỹ, không tồn tại lâu dài ở chiến trường khắc nghiệt này và những tuyên bố kiểu “thay đổi cục diện chiến trường”, cũng chỉ là “phép thắng lợi tinh thần” mà thôi.