Các hình ảnh và video được truyền thông phương Tây đăng tải cho thấy, ngoài lựu pháo siêu nhẹ M777 do Mỹ và các nước viện trợ, pháo tự hành bánh hơi Caesar với tốc độ bắn và mức độ tự động hóa cao, do Pháp viện trợ cũng đã xuất hiện trên chiến trường Ukraine.Trong tương lai, dự kiến ngoài các loại lựu pháo 155mm theo tiêu chuẩn của NATO, Anh và các quốc gia khác cũng sẽ hỗ trợ Ukraine trang bị lựu pháo kéo L118 105mm. Các nhà phân tích tin rằng, đến tháng 8 này, Quân đội Ukraine sẽ bắt kịp hoặc thậm chí vượt qua Nga về vũ khí hạng nặng nơi chiến tuyến.Tin tức mới nhất được tờ Defense đăng tải, Canada đang cung cấp cho Ukraine 20.000 viên đạn pháo 155mm theo tiêu chuẩn NATO, bao gồm cả đạn pháo dẫn đường Excalibur, nhưng chưa rõ số lượng.Theo các nguồn tin công khai, cho đến nay, mới chỉ có Canada cung cấp cho Ukraine loại đạn pháo dẫn đường như vậy; điều đáng chú ý là đạn pháo dẫn đường Excalibur do Canada cung cấp cho Ukraine, có khả năng là phiên bản đời đầu.Phiên bản đạn Excalibur đời đầu sử dụng phương pháp dẫn đường quán tính cộng với vệ tinh giai đoạn đầu, dẫn đường bằng laser bán chủ động ở giai đoạn cuối. Loại đạn này có thể tiêu diệt chính xác các mục tiêu cố định, nhưng không thể đối phó với các mục tiêu di động.Đoạn video do UAV của Ukraine quay cho thấy, nhiều xe bọc thép của Nga đã bị pháo binh Ukraine tiêu diệt chính xác, trong đó có khẩu cối tự hành 2S4 Tulip 240mm bị lộ danh tính do các phóng viên chiến trường Nga tiết lộ vị trí trên Facebook, 1 phát bắn chính xác của pháo binh Ukraine đã phá hủy khẩu cối đó.Mặc dù quân đội Ukraine chưa tiết lộ nhiều thông tin, nhưng rất có thể pháo binh Ukraine sử dụng đạn dẫn đường bằng laser bán chủ động Kvitnik, loại đạn do Ukraine phát triển, nhưng việc sản xuất đã ngừng sau năm 2014.Ngoài số đạn pháo dẫn đường bán chủ động bằng laser cỡ nòng 152 mm này trong kho, Quân đội Ukraine cũng đã thu được một lượng nhỏ đạn pháo dẫn đường Krasnopol của quân Nga. Số đạn này có thể được sử dụng để chống lại quân Nga và có thể tiêu diệt mục tiêu đang di chuyển bằng một phát bắn.Hiện tại, pháo do phương Tây cung cấp cho Ukraine bao gồm cả trang bị trong biên chế và vũ khí dự trữ, ví dụ như lựu pháo siêu nhẹ M777A2 là trang bị trong biên chế của lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ.Nhưng xét thấy pháo binh Ukraine không có các hệ thống trinh sát phụ trợ, nên hệ thống thông tin không phát huy được chức năng của nó. Ngoài ra, việc đề phòng rơi vào tay quân Nga, nên khẩu M777A2 do Mỹ cung cấp cho Ukraine, đã tháo bỏ hầu hết các thiết bị thông tin, khiến nó không khác mấy so với lựu pháo xe kéo do Ukraine sở hữu.Tuy mới đưa vào chiến trường với số lượng không lớn, nhưng pháo M777A2 đã bị tổn thất do các đòn lùng diệt của Nga. Tuy nhiên, mức độ chính xác của M777A2 vẫn được Quân đội Ukraine đánh giá cao.Chính phủ Mỹ đã quyết định viện trợ thêm cho Ukraine 18 khẩu M777A2 (tương đương 1 tiểu đoàn), cùng với 90 khẩu viện trợ ban đầu, nâng tổng số pháo M777A2 mà Mỹ viện trợ cho Ukraine là 108 khẩu. Trong khi đó hầu hết số pháo tự hành Pzh2000 của Đức và các quốc gia khác cung cấp, đều đến từ hàng tồn kho.Các binh sĩ Ukraine cho rằng, pháo tự hành bánh hơi Caesar do Pháp cung cấp, có tính tự động hóa cao và có khả năng tự động tính toán và lấy phần tử. Lính pháo binh Ukraine được huấn luyện và có thể sử dụng thành thạo loại pháo tiên tiến này trong khoảng 2-3 ngày.Hiện tại, lực lượng pháo binh Ukraine có lợi thế về độ chính xác khi tấn công, hệ thống chỉ huy và cung cấp hậu cần; trong khi pháo binh Nga có lợi thế về quy mô. Tuy nhiên với tốc độ viện trợ của NATO như hiện nay, khoảng cách dần dần thu hẹp, và nó thậm chí sẽ bị đảo ngược trong tương lai.Điều đáng chú ý, ngoài việc có lợi thế về trang bị tiên tiến như radar phản pháo, pháo binh Ukraine còn nhiều nhiệm vụ hơn so với pháo binh Nga, khi phải liên tục nhận các nhiệm vụ bắn mục tiêu mới và cơ động di chuyển trận địa; điều này cho thấy hệ thống điều khiển hỏa lực của pháo binh Ukraine khá có hiệu lực.Ngược lại, pháo binh Nga ít phải di chuyển trận địa, nhưng họ chưa chuyển hóa lợi thế quy mô thành ưu thế hỏa lực; đương nhiên đây cũng là vấn đề cũ của pháo binh Nga và trước mắt không thể thay đổi.Pháo binh Nga có thể tiến hành pháo kích với tần xuất lớn, làm mềm chiến trường; nhưng nhược điểm của lực lượng này nằm ở chỗ việc phối hợp, hiệp đồng gặp khó khăn lớn, do vậy không kịp bắn đúng thời cơ, chậm đáp ứng yêu cầu hỏa lực của bộ binh, thiết giáp và chỉ huy thông tin liên lạc không trơn tru.
Các hình ảnh và video được truyền thông phương Tây đăng tải cho thấy, ngoài lựu pháo siêu nhẹ M777 do Mỹ và các nước viện trợ, pháo tự hành bánh hơi Caesar với tốc độ bắn và mức độ tự động hóa cao, do Pháp viện trợ cũng đã xuất hiện trên chiến trường Ukraine.
Trong tương lai, dự kiến ngoài các loại lựu pháo 155mm theo tiêu chuẩn của NATO, Anh và các quốc gia khác cũng sẽ hỗ trợ Ukraine trang bị lựu pháo kéo L118 105mm. Các nhà phân tích tin rằng, đến tháng 8 này, Quân đội Ukraine sẽ bắt kịp hoặc thậm chí vượt qua Nga về vũ khí hạng nặng nơi chiến tuyến.
Tin tức mới nhất được tờ Defense đăng tải, Canada đang cung cấp cho Ukraine 20.000 viên đạn pháo 155mm theo tiêu chuẩn NATO, bao gồm cả đạn pháo dẫn đường Excalibur, nhưng chưa rõ số lượng.
Theo các nguồn tin công khai, cho đến nay, mới chỉ có Canada cung cấp cho Ukraine loại đạn pháo dẫn đường như vậy; điều đáng chú ý là đạn pháo dẫn đường Excalibur do Canada cung cấp cho Ukraine, có khả năng là phiên bản đời đầu.
Phiên bản đạn Excalibur đời đầu sử dụng phương pháp dẫn đường quán tính cộng với vệ tinh giai đoạn đầu, dẫn đường bằng laser bán chủ động ở giai đoạn cuối. Loại đạn này có thể tiêu diệt chính xác các mục tiêu cố định, nhưng không thể đối phó với các mục tiêu di động.
Đoạn video do UAV của Ukraine quay cho thấy, nhiều xe bọc thép của Nga đã bị pháo binh Ukraine tiêu diệt chính xác, trong đó có khẩu cối tự hành 2S4 Tulip 240mm bị lộ danh tính do các phóng viên chiến trường Nga tiết lộ vị trí trên Facebook, 1 phát bắn chính xác của pháo binh Ukraine đã phá hủy khẩu cối đó.
Mặc dù quân đội Ukraine chưa tiết lộ nhiều thông tin, nhưng rất có thể pháo binh Ukraine sử dụng đạn dẫn đường bằng laser bán chủ động Kvitnik, loại đạn do Ukraine phát triển, nhưng việc sản xuất đã ngừng sau năm 2014.
Ngoài số đạn pháo dẫn đường bán chủ động bằng laser cỡ nòng 152 mm này trong kho, Quân đội Ukraine cũng đã thu được một lượng nhỏ đạn pháo dẫn đường Krasnopol của quân Nga. Số đạn này có thể được sử dụng để chống lại quân Nga và có thể tiêu diệt mục tiêu đang di chuyển bằng một phát bắn.
Hiện tại, pháo do phương Tây cung cấp cho Ukraine bao gồm cả trang bị trong biên chế và vũ khí dự trữ, ví dụ như lựu pháo siêu nhẹ M777A2 là trang bị trong biên chế của lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ.
Nhưng xét thấy pháo binh Ukraine không có các hệ thống trinh sát phụ trợ, nên hệ thống thông tin không phát huy được chức năng của nó. Ngoài ra, việc đề phòng rơi vào tay quân Nga, nên khẩu M777A2 do Mỹ cung cấp cho Ukraine, đã tháo bỏ hầu hết các thiết bị thông tin, khiến nó không khác mấy so với lựu pháo xe kéo do Ukraine sở hữu.
Tuy mới đưa vào chiến trường với số lượng không lớn, nhưng pháo M777A2 đã bị tổn thất do các đòn lùng diệt của Nga. Tuy nhiên, mức độ chính xác của M777A2 vẫn được Quân đội Ukraine đánh giá cao.
Chính phủ Mỹ đã quyết định viện trợ thêm cho Ukraine 18 khẩu M777A2 (tương đương 1 tiểu đoàn), cùng với 90 khẩu viện trợ ban đầu, nâng tổng số pháo M777A2 mà Mỹ viện trợ cho Ukraine là 108 khẩu. Trong khi đó hầu hết số pháo tự hành Pzh2000 của Đức và các quốc gia khác cung cấp, đều đến từ hàng tồn kho.
Các binh sĩ Ukraine cho rằng, pháo tự hành bánh hơi Caesar do Pháp cung cấp, có tính tự động hóa cao và có khả năng tự động tính toán và lấy phần tử. Lính pháo binh Ukraine được huấn luyện và có thể sử dụng thành thạo loại pháo tiên tiến này trong khoảng 2-3 ngày.
Hiện tại, lực lượng pháo binh Ukraine có lợi thế về độ chính xác khi tấn công, hệ thống chỉ huy và cung cấp hậu cần; trong khi pháo binh Nga có lợi thế về quy mô. Tuy nhiên với tốc độ viện trợ của NATO như hiện nay, khoảng cách dần dần thu hẹp, và nó thậm chí sẽ bị đảo ngược trong tương lai.
Điều đáng chú ý, ngoài việc có lợi thế về trang bị tiên tiến như radar phản pháo, pháo binh Ukraine còn nhiều nhiệm vụ hơn so với pháo binh Nga, khi phải liên tục nhận các nhiệm vụ bắn mục tiêu mới và cơ động di chuyển trận địa; điều này cho thấy hệ thống điều khiển hỏa lực của pháo binh Ukraine khá có hiệu lực.
Ngược lại, pháo binh Nga ít phải di chuyển trận địa, nhưng họ chưa chuyển hóa lợi thế quy mô thành ưu thế hỏa lực; đương nhiên đây cũng là vấn đề cũ của pháo binh Nga và trước mắt không thể thay đổi.
Pháo binh Nga có thể tiến hành pháo kích với tần xuất lớn, làm mềm chiến trường; nhưng nhược điểm của lực lượng này nằm ở chỗ việc phối hợp, hiệp đồng gặp khó khăn lớn, do vậy không kịp bắn đúng thời cơ, chậm đáp ứng yêu cầu hỏa lực của bộ binh, thiết giáp và chỉ huy thông tin liên lạc không trơn tru.