Xe tăng PT-76B là mẫu tăng hạng nhẹ chủ lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay. Nó thường được trang bị cho đơn vị bộ đội đóng quân ở địa hình sông nước, hay lực lượng Hải quân Đánh bộ nhờ khả năng bơi cực kỳ tốt. Đây được xem là một trong những dòng tăng huyền thoại được sản xuất dưới thời Liên Xô. Cũng như T-54/55, PT-76 được sản xuất với nhiều biến thể, hãy cùng tìm hiểu một vài phiên bản mà Việt Nam không có.Đây là nguyên mẫu sản xuất loạt đầu tiên của dòng tăng PT-76, hay nói cách khác nó là “anh cả” của PT-76B Việt Nam đang dùng. Một trong những điểm khác biệt chính trên PT-76 đời đầu là sử dụng nòng pháo D-56T khác hẳn nòng D-56TS trên PT-76B, không có bọng hút khói thuốc phóng (nằm ở 2/3 nòng), giảm giật kiểu rãnh kéo dài từ đầu nòng, không có hệ thống ổn định giúp tăng bắn pháo trong khi di chuyển.Thế hệ PT-76 này còn được gọi là Object 740 hay PT-76 Model 1951, được sản xuất trong giai đoạn từ 1951-1957.Khung gầm tăng tương tự thế hệ cải tiến PT-76B sau này.Trong ảnh là phiên bản cải tiến PT-76M (Object 740M) phát triển riêng cho Hải quân Đánh bộ Nga, nhưng không bao giờ được chấp nhận trang bị.Điểm cải tiến lớn nhất có thể thấy rõ trên PT-76M là phần hông xe được thiết kế lại để tăng khả năng bơi.Phiên bản cải tiến xe tăng PT-76 trang bị tháp pháo AU-220 với pháo chính 57mm bắn tốc độ cao hơn.Mẫu thử nghiệm PT-85 (hay còn gọi là Object 906) được thiết kế trên khung gầm tăng PT-76 nhưng trang bị pháo chính 85mm D-58.Tất nhiên việc thay pháo chính bắt buộc thay tháp pháo cũ trên PT-76 bằng tháp mới, có phần lớn hơn nhưng thấp hơn và phần đuôi tháp pháo dài ra.Khung gầm cơ sở vẫn giữ nguyên. Tuy nhiên, chỉ có hai mẫu thử được sản xuất.Xe tăng PT-76 còn được "biến hóa" thành xe chiến đấu bộ binh. Trong ảnh là mẫu thử nghiệm xe chiến đấu bộ binh Object 914 do nhà máy Volgograd phát triển với nguyên mẫu đầu tiên thử nghiệm năm 1964. Nó dược trang bị tháp pháo mới tương tự loại dùng cho BMP-1 với pháo chính 73mm và tên lửa chống tăng AT-3.Mẫu thử nghiệm xe chiến đấu bộ binh Object 914 do Viện thiết kế Gavalov phát triển. Khung thân xe được bổ sung thêm 4 bánh lốp có thể kéo ra rút vào đặt cạnh bánh xích.Pháo tự hành đổ bộ đường không ASU-85 dùng khung gầm xe tăng PT-76, nhưng thiết kế lại phần thân, bỏ tháp pháo, gắn trực tiếp pháo chính D-70 85mm vào thân xe tăng. Một số lượng nhỏ ASU-85 được sản xuất cho bộ đội đổ bộ đường không Liên Xô sử dụng.Xe bọc thép chở quân lội nước BTR-50P sử dụng khung bệ PT-76, lược bỏ tháp pháo. Loại xe này hiện cũng có trang bị trong Quân đội Nhân dân Việt Nam. Video Tăng thiết giáp Việt Nam được bảo dưỡng niêm cất sẵn sàng chiến đấu tại kho KT789 - Nguồn: QPVN
Xe tăng PT-76B là mẫu tăng hạng nhẹ chủ lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay. Nó thường được trang bị cho đơn vị bộ đội đóng quân ở địa hình sông nước, hay lực lượng Hải quân Đánh bộ nhờ khả năng bơi cực kỳ tốt. Đây được xem là một trong những dòng tăng huyền thoại được sản xuất dưới thời Liên Xô. Cũng như T-54/55, PT-76 được sản xuất với nhiều biến thể, hãy cùng tìm hiểu một vài phiên bản mà Việt Nam không có.
Đây là nguyên mẫu sản xuất loạt đầu tiên của dòng tăng PT-76, hay nói cách khác nó là “anh cả” của PT-76B Việt Nam đang dùng. Một trong những điểm khác biệt chính trên PT-76 đời đầu là sử dụng nòng pháo D-56T khác hẳn nòng D-56TS trên PT-76B, không có bọng hút khói thuốc phóng (nằm ở 2/3 nòng), giảm giật kiểu rãnh kéo dài từ đầu nòng, không có hệ thống ổn định giúp tăng bắn pháo trong khi di chuyển.
Thế hệ PT-76 này còn được gọi là Object 740 hay PT-76 Model 1951, được sản xuất trong giai đoạn từ 1951-1957.
Khung gầm tăng tương tự thế hệ cải tiến PT-76B sau này.
Trong ảnh là phiên bản cải tiến PT-76M (Object 740M) phát triển riêng cho Hải quân Đánh bộ Nga, nhưng không bao giờ được chấp nhận trang bị.
Điểm cải tiến lớn nhất có thể thấy rõ trên PT-76M là phần hông xe được thiết kế lại để tăng khả năng bơi.
Phiên bản cải tiến xe tăng PT-76 trang bị tháp pháo AU-220 với pháo chính 57mm bắn tốc độ cao hơn.
Mẫu thử nghiệm PT-85 (hay còn gọi là Object 906) được thiết kế trên khung gầm tăng PT-76 nhưng trang bị pháo chính 85mm D-58.
Tất nhiên việc thay pháo chính bắt buộc thay tháp pháo cũ trên PT-76 bằng tháp mới, có phần lớn hơn nhưng thấp hơn và phần đuôi tháp pháo dài ra.
Khung gầm cơ sở vẫn giữ nguyên. Tuy nhiên, chỉ có hai mẫu thử được sản xuất.
Xe tăng PT-76 còn được "biến hóa" thành xe chiến đấu bộ binh. Trong ảnh là mẫu thử nghiệm xe chiến đấu bộ binh Object 914 do nhà máy Volgograd phát triển với nguyên mẫu đầu tiên thử nghiệm năm 1964. Nó dược trang bị tháp pháo mới tương tự loại dùng cho BMP-1 với pháo chính 73mm và tên lửa chống tăng AT-3.
Mẫu thử nghiệm xe chiến đấu bộ binh Object 914 do Viện thiết kế Gavalov phát triển. Khung thân xe được bổ sung thêm 4 bánh lốp có thể kéo ra rút vào đặt cạnh bánh xích.
Pháo tự hành đổ bộ đường không ASU-85 dùng khung gầm xe tăng PT-76, nhưng thiết kế lại phần thân, bỏ tháp pháo, gắn trực tiếp pháo chính D-70 85mm vào thân xe tăng. Một số lượng nhỏ ASU-85 được sản xuất cho bộ đội đổ bộ đường không Liên Xô sử dụng.
Xe bọc thép chở quân lội nước BTR-50P sử dụng khung bệ PT-76, lược bỏ tháp pháo. Loại xe này hiện cũng có trang bị trong Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Video Tăng thiết giáp Việt Nam được bảo dưỡng niêm cất sẵn sàng chiến đấu tại kho KT789 - Nguồn: QPVN