K63-85 là định danh của Việt Nam dành cho xe tăng Type 63 (Type = Kiểu) được Trung Quốc viện trợ trong giai đoạn 1970-1971. Xe tăng K63-85 xuất trận lần đầu trong cuộc tổng tiến công 1972 và sau này tiếp tục được bộ đội tăng thiết giáp sử dụng trong giai đoạn cuối kháng chiến chống Mỹ cũng như trong chiến tranh biên giới Tây Nam. Đáng chú ý, nhờ khả năng bơi lội tuyệt vời, cùng với PT-76, K63-85 được ưu tiên trang bị cho Binh chủng Hải quân Đánh bộ - Hải quân Nhân dân Việt Nam.Trong ảnh là xe tăng K63-85 số hiệu 689 thuộc tiểu đoàn 867, Lữ đoàn 126 Hải quân Đánh bộ đã tham gia chiến đấu trong chiến dịch Tây Nam, giải phóng cảng Công-Pông-Xom, thị xã Cô-Công (Campuchia) năm 1979. Sau này, xe tăng tiếp tục nằm trong lực lượng bảo vệ quân cảng Cam Ranh và quần đảo Trường Sa trước khi được đưa về nghỉ hưu tại Bảo tàng Hải quân ở Hải Phòng.Xe tăng K63-85 do Tổng công ty Công nghiệp phương Bắc (NORINCO), Trung Quốc sản xuất theo mẫu PT-76 Liên Xô từ đầu những năm 1960, nhưng có một số cải tiến. Xe nặng 19,83 tấn, dài 8,44m, rộng 3,2m, cao 3,1m (với đại liên phòng không).Thân xe được bọc thép mỏng với mặt trước thân chỉ dày 11mm, hai bên hông dày 14mm, đuôi - nóc - sàn chỉ dày 10mm. Lớp giáp bảo vệ này có khả năng kháng đạn 7,62mm và các mảnh bom, đạn, nó không có khả năng chống lại đạn súng máy hạng nặng 12,7mm hay vũ khí chống tăng chuyên dụng.Về hỏa lực, so với PT-76, K63-85 trang bị khẩu pháo rãnh xoắn 85mm Type 62-85TC có uy lực lớn hơn, tầm bắn tối đa đến 12,2km, tầm bắn trong tầm ngắm của khí tài là 1,87km, tốc độ bắn 8 viên/phút. Với đạn chống tăng HEAT, pháo 85mm của K63-85 có thể xuyên giáp dày 495mm ở cự ly bắn 1.000m, trong khi với đạn APFSDS-T thì độ xuyên là 360mm ở cự ly 1.000m.Ngoài khẩu 85mm, K63-85 còn có khẩu 7,62mm Type 59T đồng trục và giá lắp đại liên 12,7mm Type 54 trên vị trí cửa của trưởng xe nằm ở tháp pháo.Tuy nhiên, nếu so với loại PT-76B tương đối hiện đại về hỏa lực, pháo của K63-85 thiếu hệ thống ổn định tầm - hướng để bắn chính xác khi di chuyển. Ngoài ra, độ chính xác của pháo cũng bị cho là hơi kém do pháo thủ chỉ có kính ngắm quang học mà thiếu đi hệ thống điều khiển hỏa lực tốt hơn và gồm cả khí tài nhìn đêm.Về khả năng cơ động, xe tăng trang bị động cơ diesel 400hp cho phép đạt tốc độ tối đa đến 64km/h trên đường bằng hoặc 30km off-road (vượt địa hình).Ảnh: Cận cảnh các bánh chịu nặng của K63-85.Tất nhiên, Type 63 cũng có khả năng bơi tuyệt vời với hệ thống đẩy Water-jet như PT-76 bố trí ở đuôi xe. Tốc độ bơi của nó lên tới 12km/h, tầm hoạt động khi bơi 120km.Cơ cấu bên trong hệ thống đẩy water-jet của K63-85. Video Việt Nam hiện đại hóa hàng loạt xe tăng, thiết giáp như thế nào - Nguồn: VTV1
K63-85 là định danh của Việt Nam dành cho xe tăng Type 63 (Type = Kiểu) được Trung Quốc viện trợ trong giai đoạn 1970-1971. Xe tăng K63-85 xuất trận lần đầu trong cuộc tổng tiến công 1972 và sau này tiếp tục được bộ đội tăng thiết giáp sử dụng trong giai đoạn cuối kháng chiến chống Mỹ cũng như trong chiến tranh biên giới Tây Nam. Đáng chú ý, nhờ khả năng bơi lội tuyệt vời, cùng với PT-76, K63-85 được ưu tiên trang bị cho Binh chủng Hải quân Đánh bộ - Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Trong ảnh là xe tăng K63-85 số hiệu 689 thuộc tiểu đoàn 867, Lữ đoàn 126 Hải quân Đánh bộ đã tham gia chiến đấu trong chiến dịch Tây Nam, giải phóng cảng Công-Pông-Xom, thị xã Cô-Công (Campuchia) năm 1979. Sau này, xe tăng tiếp tục nằm trong lực lượng bảo vệ quân cảng Cam Ranh và quần đảo Trường Sa trước khi được đưa về nghỉ hưu tại Bảo tàng Hải quân ở Hải Phòng.
Xe tăng K63-85 do Tổng công ty Công nghiệp phương Bắc (NORINCO), Trung Quốc sản xuất theo mẫu PT-76 Liên Xô từ đầu những năm 1960, nhưng có một số cải tiến. Xe nặng 19,83 tấn, dài 8,44m, rộng 3,2m, cao 3,1m (với đại liên phòng không).
Thân xe được bọc thép mỏng với mặt trước thân chỉ dày 11mm, hai bên hông dày 14mm, đuôi - nóc - sàn chỉ dày 10mm. Lớp giáp bảo vệ này có khả năng kháng đạn 7,62mm và các mảnh bom, đạn, nó không có khả năng chống lại đạn súng máy hạng nặng 12,7mm hay vũ khí chống tăng chuyên dụng.
Về hỏa lực, so với PT-76, K63-85 trang bị khẩu pháo rãnh xoắn 85mm Type 62-85TC có uy lực lớn hơn, tầm bắn tối đa đến 12,2km, tầm bắn trong tầm ngắm của khí tài là 1,87km, tốc độ bắn 8 viên/phút. Với đạn chống tăng HEAT, pháo 85mm của K63-85 có thể xuyên giáp dày 495mm ở cự ly bắn 1.000m, trong khi với đạn APFSDS-T thì độ xuyên là 360mm ở cự ly 1.000m.
Ngoài khẩu 85mm, K63-85 còn có khẩu 7,62mm Type 59T đồng trục và giá lắp đại liên 12,7mm Type 54 trên vị trí cửa của trưởng xe nằm ở tháp pháo.
Tuy nhiên, nếu so với loại PT-76B tương đối hiện đại về hỏa lực, pháo của K63-85 thiếu hệ thống ổn định tầm - hướng để bắn chính xác khi di chuyển. Ngoài ra, độ chính xác của pháo cũng bị cho là hơi kém do pháo thủ chỉ có kính ngắm quang học mà thiếu đi hệ thống điều khiển hỏa lực tốt hơn và gồm cả khí tài nhìn đêm.
Về khả năng cơ động, xe tăng trang bị động cơ diesel 400hp cho phép đạt tốc độ tối đa đến 64km/h trên đường bằng hoặc 30km off-road (vượt địa hình).
Ảnh: Cận cảnh các bánh chịu nặng của K63-85.
Tất nhiên, Type 63 cũng có khả năng bơi tuyệt vời với hệ thống đẩy Water-jet như PT-76 bố trí ở đuôi xe. Tốc độ bơi của nó lên tới 12km/h, tầm hoạt động khi bơi 120km.
Cơ cấu bên trong hệ thống đẩy water-jet của K63-85.
Video Việt Nam hiện đại hóa hàng loạt xe tăng, thiết giáp như thế nào - Nguồn: VTV1