Năm 1998, khu vực Đông Âu đầy biến động sau khi Liên Xô tan rã một lần nữa chứng kiến thảm cảnh đau thương khi cuộc chiến tranh Kosovo nổ ra và đỉnh điểm tới năm 1999 khi NATO can thiệp quân sự tiến hành không kích suốt 3 tháng nhắm vào Liên bang Nam Tư.Với ưu thế vượt trội về sức mạnh quân sự, NATO đã huy động tới hơn 1.000 máy bay, trong đó bao gồm cả các máy bay chiến đấu tàng hình F-117A hiện đại nhất thế giới. Với loại máy bay này, Không quân Mỹ tin rằng không có loại vũ khí nào bắn hạ.Thế nhưng, ngày 27/3/1999, cả thế giới bị chấn động trước tin một chiếc máy bay tàng hình F-117A đã bị lực lượng Nam Tư bắn rơi gần làng Budjanovci. Nguồn ảnh: Pinterest.Điều đáng kinh ngạc hơn, Tiểu đoàn 3, Lữ đoàn 250 Quân đội Nam Tư đã bắn rơi chiếc F-117A số hiệu 82-806 bằng một quả tên lửa được phóng đi từ tổ hợp tên lửa phòng không S-125 Neva-M mà NATO thường gọi là SA-3. Nguồn ảnh: Pinterest.Phi công điều khiển chiếc máy bay tàng hình F-117A của Mỹ đã thoát hiểm an toàn bằng ghế phóng và sau đó được lực lượng tìm kiếm, cứu hộ của Liên quân tìm thấy. Nguồn ảnh: Pinterest.Đây là lần đầu tiên và cũng lần duy nhất cho tới thời điểm hiện tại, một loại máy bay tàng hình bị bắn hạ trực tiếp trong chiến đấu. Gia nhập không quân Mỹ từ năm 1983, 16 năm sau F-117A vẫn được coi là loại máy bay hiện đại nhất thời bấy giờ trong kho trang bị của Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.Việc F-117A bị bắn hạ không khác nào "một tượng đài bị giật đổ". Cần phải nói thêm, S-125 Neva đã ra đời và xuất hiện trong biên chế từ những năm 1960 - nghĩa là sau hơn 30 năm công nghệ của tên lửa phòng không Liên Xô vẫn thừa sức vít cổ máy bay của Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.Lực lượng phòng không Nam Tư thời điểm năm 1999 được đánh giá là lỗi thời, không còn được trang bị vũ khí phù hợp và đặc biệt do tình hình chính trị bất ổn định của quốc gia này hàng chục năm trước đó, lực lượng này ít được tập trận và có khả năng tác chiến được coi là kém. Nguồn ảnh: Pinterest.Vào cái ngày định mệnh 27/3 đó, thậm chí lực lượng phòng không Nam Tư còn không nhận ra rằng họ đã bắn hạ được tượng đài máy bay tàng hình của Mỹ và chỉ phát hiện ra sự việc khi tiếp cận hiện trường nơi máy bay rơi. Nguồn ảnh: Pinterest.Chiếc F-117A có bí danh Vega-31 khi thực hiện nhiệm vụ không kích Nam Tư vào lúc 20:15 tối ngày 27/3/1999 đã bị bắn hạ bởi tên lửa S-125 ở khoảng cách rất gần, chỉ khoảng 13 km. Nguồn ảnh: Pinterest.Theo lời khai của phi công điều khiển chiếc F-117A sau này, anh đã nhìn thấy ít nhất hai tên lửa đất đối không nhắm vào ngay trước mũi máy bay của mình. Quả tên lửa đầu tiên đã vọt qua Vega-31 mà không phát nổ dù ở cự ly cực gần. Nguồn ảnh: Pinterest.Viên đạn thứ hai chính là "quả tên lửa định mệnh" khi nó phát nổ ngay sau khi vượt qua chiếc F-117A bí danh Vega-31. Vụ nổ ở khoảng cách quá gần đã phá huỷ toàn bộ hệ thống điều khiển và cân bằng của F-117A, chiếc máy bay ngay lập tức mất điều khiển và bổ nhào mất kiểm soát. Nguồn ảnh: Pinterest.Rất khó có thể xác định chính xác vì sao có khả năng tàng hình mà F-117A lại bị bắn hạ do nó rơi trên đất Nam Tư và Mỹ không tiếp cận được. Cho tới nay, nguyên nhân vẫn là điều gây ra nhiều tranh cãi... còn tiếp...Nguồn ảnh: Pinterest. Mời độc giả xem Video: Cận cảnh chiến đấu cơ tàng hình đầu tiên trên thế giới.
Năm 1998, khu vực Đông Âu đầy biến động sau khi Liên Xô tan rã một lần nữa chứng kiến thảm cảnh đau thương khi cuộc chiến tranh Kosovo nổ ra và đỉnh điểm tới năm 1999 khi NATO can thiệp quân sự tiến hành không kích suốt 3 tháng nhắm vào Liên bang Nam Tư.
Với ưu thế vượt trội về sức mạnh quân sự, NATO đã huy động tới hơn 1.000 máy bay, trong đó bao gồm cả các máy bay chiến đấu tàng hình F-117A hiện đại nhất thế giới. Với loại máy bay này, Không quân Mỹ tin rằng không có loại vũ khí nào bắn hạ.
Thế nhưng, ngày 27/3/1999, cả thế giới bị chấn động trước tin một chiếc máy bay tàng hình F-117A đã bị lực lượng Nam Tư bắn rơi gần làng Budjanovci. Nguồn ảnh: Pinterest.
Điều đáng kinh ngạc hơn, Tiểu đoàn 3, Lữ đoàn 250 Quân đội Nam Tư đã bắn rơi chiếc F-117A số hiệu 82-806 bằng một quả tên lửa được phóng đi từ tổ hợp tên lửa phòng không S-125 Neva-M mà NATO thường gọi là SA-3. Nguồn ảnh: Pinterest.
Phi công điều khiển chiếc máy bay tàng hình F-117A của Mỹ đã thoát hiểm an toàn bằng ghế phóng và sau đó được lực lượng tìm kiếm, cứu hộ của Liên quân tìm thấy. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đây là lần đầu tiên và cũng lần duy nhất cho tới thời điểm hiện tại, một loại máy bay tàng hình bị bắn hạ trực tiếp trong chiến đấu. Gia nhập không quân Mỹ từ năm 1983, 16 năm sau F-117A vẫn được coi là loại máy bay hiện đại nhất thời bấy giờ trong kho trang bị của Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Việc F-117A bị bắn hạ không khác nào "một tượng đài bị giật đổ". Cần phải nói thêm, S-125 Neva đã ra đời và xuất hiện trong biên chế từ những năm 1960 - nghĩa là sau hơn 30 năm công nghệ của tên lửa phòng không Liên Xô vẫn thừa sức vít cổ máy bay của Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Lực lượng phòng không Nam Tư thời điểm năm 1999 được đánh giá là lỗi thời, không còn được trang bị vũ khí phù hợp và đặc biệt do tình hình chính trị bất ổn định của quốc gia này hàng chục năm trước đó, lực lượng này ít được tập trận và có khả năng tác chiến được coi là kém. Nguồn ảnh: Pinterest.
Vào cái ngày định mệnh 27/3 đó, thậm chí lực lượng phòng không Nam Tư còn không nhận ra rằng họ đã bắn hạ được tượng đài máy bay tàng hình của Mỹ và chỉ phát hiện ra sự việc khi tiếp cận hiện trường nơi máy bay rơi. Nguồn ảnh: Pinterest.
Chiếc F-117A có bí danh Vega-31 khi thực hiện nhiệm vụ không kích Nam Tư vào lúc 20:15 tối ngày 27/3/1999 đã bị bắn hạ bởi tên lửa S-125 ở khoảng cách rất gần, chỉ khoảng 13 km. Nguồn ảnh: Pinterest.
Theo lời khai của phi công điều khiển chiếc F-117A sau này, anh đã nhìn thấy ít nhất hai tên lửa đất đối không nhắm vào ngay trước mũi máy bay của mình. Quả tên lửa đầu tiên đã vọt qua Vega-31 mà không phát nổ dù ở cự ly cực gần. Nguồn ảnh: Pinterest.
Viên đạn thứ hai chính là "quả tên lửa định mệnh" khi nó phát nổ ngay sau khi vượt qua chiếc F-117A bí danh Vega-31. Vụ nổ ở khoảng cách quá gần đã phá huỷ toàn bộ hệ thống điều khiển và cân bằng của F-117A, chiếc máy bay ngay lập tức mất điều khiển và bổ nhào mất kiểm soát. Nguồn ảnh: Pinterest.
Rất khó có thể xác định chính xác vì sao có khả năng tàng hình mà F-117A lại bị bắn hạ do nó rơi trên đất Nam Tư và Mỹ không tiếp cận được. Cho tới nay, nguyên nhân vẫn là điều gây ra nhiều tranh cãi... còn tiếp...Nguồn ảnh: Pinterest.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh chiến đấu cơ tàng hình đầu tiên trên thế giới.