Ngày 22/4/2008, Không quân Mỹ chính thức tuyên bố sẽ đưa F-117 Nighthawk về hưu chỉ sau 25 năm sử dụng. Bắt đầu được gia nhập Không quân Mỹ từ năm 1983, F-117 Nighthawk là chiếc máy bay tàng hình đầu tiên trên thế giới được tham chiến trực tiếp trên chiến trường. Nguồn ảnh: Military.Loại máy bay này được thiết kế khác đặc biệt với kiểu cánh tam giác vát chéo về phía sau. Thiết kế này được lý giải là để giảm tối đa khả năng phản xạ lại sóng radar của đối phương. Ngoài ra, để giảm thiểu bề mặt tiếp xúc với sóng radar, phần đuôi của F-117 cũng được làm với hai đuôi chéo thay vì kiểu đuôi truyền thống như các loại máy bay khác. Nguồn ảnh: Wiki.Về cơ bản, có thể coi máy bay ném bom F-117 là một chiếc máy bay "năm cha ba mẹ". Nó có kích cỡ tương đương F-15C, hệ thống điều khiển bay và nhiều bộ phận điện tử kiểm soát hoả lực là sự kết hợp giữa các hệ thống trên F-16, F/A-18 và F-15E. Nguồn ảnh: USAF.Sử dụng động cơ tua-bin cánh quạt GE F-404 có bộ phận đốt hai lần, thực tế công suất của F-117 lại khá thấp vì các kỹ sư thiết kế đã phải cắt bỏ đi 30% công suất của động cơ nhằm giữ lại cho nó tính năng tàng hình - đây cũng là lý luận được Mỹ áp dụng lên chiếc F-35 sau này. Nguồn ảnh: Sohui.F-117 Nighthawk không mang radar. Thay vào đó, nó được trang bị hệ thống hoa tiêu định vị tinh vi và các hệ thống tấn công tích hợp vào bên trong một hệ thống điện tử tổng thể - tuy nhiên không có radar để giảm thiểu khả năng bị phát hiện trên không. Nguồn ảnh: Docment.Chủ yếu, F-117 được hoa tiêu dẫn đường bằng GPS và hệ thống hoa tiêu quán tính có độ chính xác khá xuất sắc vào thời nó ra đời. Khoang vũ khí riêng biệt bên trong F-117A có thể mang tối đa 2300 kg vũ khí, thông thường được trang bị các loại bom hoặc mìn. Nguồn ảnh: Forces.Trên lý thuyết, mọi loại bom trong kho vũ khí của Mỹ đều có thể được F-117 mang theo. Tuy nhiên, một vài loại bom nguyên tử thực tế dù trọng lượng kém hơn tải trọng tối đa của F-117 nhưng lại có kích thước quá lớn nên không thể lắp đặt được lên chiếc máy bay ném bom tàng hình này. Nguồn ảnh: Wiki.Mặc dù vậy, khả năng tàng hình của F-117 được đánh giá là không hoàn thiện. Minh chứng cụ thể nhất cho điều này đó là vào năm 1999 tại cuộc chiến tranh Kosovo, Tiểu đoàn 3 Lữ đoàn tên lửa 250 với tên lửa S-125 ra đời từ những năm 60 của thế kỷ trước vẫn bắn hạ được một chiếc F-117A. Nguồn ảnh: USAF.Chưa hết, thực tế Nam Tư tuyên bố bắn hạ tới hai chiếc trong cuộc chiến tranh Kosovo với một chiếc bị bắn hạ bởi S-125 còn một chiếc khác bị bắn hạ bởi MiG-29 nhưng Mỹ nhất quyết không thừa nhận việc F-117 bị MiG-29 bắn hạ. Nguồn ảnh: Pinterest.Tới nay, F-117 đã được cho về hưu, tuy nhiên nhiều chuyên gia Mỹ vẫn khẳng định rằng, chiếc chiến đấu cơ F-117 bị bắn hạ ở Nam Tư sau này được Nam Tư bán xác cho Trung Quốc và chuyển mảnh vỡ cho Nga chính là "chìa khoá" để các nước này nghiên cứu máy bay tàng hình thế hệ năm sau này. Nguồn ảnh: Pinterest. Mời độc giả xem Video: Sau 10 năm bị xếp xó kể từ khi nghỉ hưu, hôm 26/7/2018 vừa qua, người ta đã trông thấy một loại nhiều chiếc F-117 cất cánh từ sân bay quân sự Mỹ ở Nevada.
Ngày 22/4/2008, Không quân Mỹ chính thức tuyên bố sẽ đưa F-117 Nighthawk về hưu chỉ sau 25 năm sử dụng. Bắt đầu được gia nhập Không quân Mỹ từ năm 1983, F-117 Nighthawk là chiếc máy bay tàng hình đầu tiên trên thế giới được tham chiến trực tiếp trên chiến trường. Nguồn ảnh: Military.
Loại máy bay này được thiết kế khác đặc biệt với kiểu cánh tam giác vát chéo về phía sau. Thiết kế này được lý giải là để giảm tối đa khả năng phản xạ lại sóng radar của đối phương. Ngoài ra, để giảm thiểu bề mặt tiếp xúc với sóng radar, phần đuôi của F-117 cũng được làm với hai đuôi chéo thay vì kiểu đuôi truyền thống như các loại máy bay khác. Nguồn ảnh: Wiki.
Về cơ bản, có thể coi máy bay ném bom F-117 là một chiếc máy bay "năm cha ba mẹ". Nó có kích cỡ tương đương F-15C, hệ thống điều khiển bay và nhiều bộ phận điện tử kiểm soát hoả lực là sự kết hợp giữa các hệ thống trên F-16, F/A-18 và F-15E. Nguồn ảnh: USAF.
Sử dụng động cơ tua-bin cánh quạt GE F-404 có bộ phận đốt hai lần, thực tế công suất của F-117 lại khá thấp vì các kỹ sư thiết kế đã phải cắt bỏ đi 30% công suất của động cơ nhằm giữ lại cho nó tính năng tàng hình - đây cũng là lý luận được Mỹ áp dụng lên chiếc F-35 sau này. Nguồn ảnh: Sohui.
F-117 Nighthawk không mang radar. Thay vào đó, nó được trang bị hệ thống hoa tiêu định vị tinh vi và các hệ thống tấn công tích hợp vào bên trong một hệ thống điện tử tổng thể - tuy nhiên không có radar để giảm thiểu khả năng bị phát hiện trên không. Nguồn ảnh: Docment.
Chủ yếu, F-117 được hoa tiêu dẫn đường bằng GPS và hệ thống hoa tiêu quán tính có độ chính xác khá xuất sắc vào thời nó ra đời. Khoang vũ khí riêng biệt bên trong F-117A có thể mang tối đa 2300 kg vũ khí, thông thường được trang bị các loại bom hoặc mìn. Nguồn ảnh: Forces.
Trên lý thuyết, mọi loại bom trong kho vũ khí của Mỹ đều có thể được F-117 mang theo. Tuy nhiên, một vài loại bom nguyên tử thực tế dù trọng lượng kém hơn tải trọng tối đa của F-117 nhưng lại có kích thước quá lớn nên không thể lắp đặt được lên chiếc máy bay ném bom tàng hình này. Nguồn ảnh: Wiki.
Mặc dù vậy, khả năng tàng hình của F-117 được đánh giá là không hoàn thiện. Minh chứng cụ thể nhất cho điều này đó là vào năm 1999 tại cuộc chiến tranh Kosovo, Tiểu đoàn 3 Lữ đoàn tên lửa 250 với tên lửa S-125 ra đời từ những năm 60 của thế kỷ trước vẫn bắn hạ được một chiếc F-117A. Nguồn ảnh: USAF.
Chưa hết, thực tế Nam Tư tuyên bố bắn hạ tới hai chiếc trong cuộc chiến tranh Kosovo với một chiếc bị bắn hạ bởi S-125 còn một chiếc khác bị bắn hạ bởi MiG-29 nhưng Mỹ nhất quyết không thừa nhận việc F-117 bị MiG-29 bắn hạ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tới nay, F-117 đã được cho về hưu, tuy nhiên nhiều chuyên gia Mỹ vẫn khẳng định rằng, chiếc chiến đấu cơ F-117 bị bắn hạ ở Nam Tư sau này được Nam Tư bán xác cho Trung Quốc và chuyển mảnh vỡ cho Nga chính là "chìa khoá" để các nước này nghiên cứu máy bay tàng hình thế hệ năm sau này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mời độc giả xem Video: Sau 10 năm bị xếp xó kể từ khi nghỉ hưu, hôm 26/7/2018 vừa qua, người ta đã trông thấy một loại nhiều chiếc F-117 cất cánh từ sân bay quân sự Mỹ ở Nevada.