Theo nhận định từ giới truyền thông cũng như các chuyên gia quân sự, quốc tế, Mỹ có thể giảm thời gian tấn công hạt nhân vào lãnh thổ Nga xuống chỉ còn vài phút bằng cách đưa vũ khí hạt nhân của họ tới Ukraine.Việc phản ứng kịp thời trước vũ khí hạt nhân đặt tại Ukraine là rất khó khăn, trong khi quân đội Mỹ chỉ cần một đòn là có thể phá hủy hoàn toàn cơ sở hạ tầng quân sự của Nga đặt trên bán đảo Crimea.Thậm chí nếu đưa ra được các biện pháp đáp trả đi nữa thì thiệt hại đối với Nga từ một cuộc tấn công hạt nhân "ngay sát nách" cũng sẽ trở nên đặc biệt nghiêm trọng, do vậy nguy cơ này đang khiến giới quân sự tại Moskva cảm thấy lo lắng."Kho vũ khí hạt nhân của Mỹ hiện được bố trí trên lãnh thổ nhiều quốc gia thành viên NATO, bao gồm Đức, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan, Bỉ, Italia, các đầu đạn và bom hạt nhân đã được triển khai ở đó từ những năm 1950"."Vào cuối thập niên 1960, con số này lên tới đỉnh điểm với 7.000 đơn vị. Nhưng đơn vị sau khi ký kết Hiệp ước INF thì việc giải giáp dần bắt đầu. Tới năm 2000, có khoảng 480 vũ khí hạt nhân của Mỹ ở châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ"."Như đã từng đề cập trước đó, sau khi thử nghiệm thành công bom hạt nhân chiến thuật B61-12, vũ khí này đã được Mỹ triển khai ở Đức và họ không ngừng tổ chức các cuộc tập trận với mục đích răn đe"."Trước sự khiêu khích nói trên, Bộ Quốc phòng Liên bang Nga sẽ buộc phải phản ứng và bất kỳ hành động nào nhằm gây hấn đều sẽ bị đáp trả mạnh mẽ", trang Avia-pro của Nga cảnh báo.Do Ukraine không phải quốc gia thành viên NATO, cho nên Mỹ dễ dàng triển khai vũ khí hạt nhân tại đây mà không vi phạm thỏa thuận với Nga, điều này có thể trở thành một đòn giáng rất mạnh vào an ninh quốc gia của Nga.Trước đó Đại tá, Giáo sư - Tiến sĩ Victor Ensin, Phó Chủ tịch thứ nhất - Học viện An ninh, Quốc phòng và Luật, đồng thời là cựu Tham mưu trưởng - Phó Tư lệnh đầu tiên của Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga đã tỏ ra rất lo ngại viễn cảnh bom B61-12 nằm sát biên giới Nga.Ông Ensin cảnh báo việc tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II sau khi tích hợp bom hạt nhân B61-12 có thể tiếp cận các khu công nghiệp trung tâm, các thành phố lớn, thậm chí cả thủ đô Moskva để tung đòn hủy diệt.Hiện nay không quân Mỹ đang đẩy nhanh chương trình nâng cấp bom hạt nhân B61-12 để trang bị nó cho chiến đấu cơ thế hệ 5, bao gồm cả F-22 Raptor và F-35 Lightning II, dự kiến bộ đôi này sẽ chính thức phục vụ từ cuối năm 2020.Bình luận về viễn cảnh trên, chuyên gia quân sự Victor Ensin cho rằng khi đó Mỹ sẽ triển khai phương tiện tấn công này tại các căn cứ quân sự của NATO nằm trên đất Lithuania hoặc Latvia. Nhưng hiện tại nguy cơ còn trở nên lớn hơn nếu vũ khí có mặt tại Ukraine.Trong trường hợp nổ ra chiến tranh tổng lực, tiêm kích F-35 nhờ khả năng cất hạ cánh đường băng ngắn sẽ được dàn trải trên diện rộng và xuất kích từ các sân bay nhỏ để tung đòn trả đũa hạt nhân nhằm vào nước Nga.So sánh với các phương tiện mang bom hạt nhân B61-12 khác, tiêm kích tàng hình F-35 có khả năng tấn công cũng như chống trả các biện pháp tác chiến mạnh của đối phương, khi đó cặp đôi này sẽ từ vũ khí chiến thuật trở thành chiến lược.
Theo nhận định từ giới truyền thông cũng như các chuyên gia quân sự, quốc tế, Mỹ có thể giảm thời gian tấn công hạt nhân vào lãnh thổ Nga xuống chỉ còn vài phút bằng cách đưa vũ khí hạt nhân của họ tới Ukraine.
Việc phản ứng kịp thời trước vũ khí hạt nhân đặt tại Ukraine là rất khó khăn, trong khi quân đội Mỹ chỉ cần một đòn là có thể phá hủy hoàn toàn cơ sở hạ tầng quân sự của Nga đặt trên bán đảo Crimea.
Thậm chí nếu đưa ra được các biện pháp đáp trả đi nữa thì thiệt hại đối với Nga từ một cuộc tấn công hạt nhân "ngay sát nách" cũng sẽ trở nên đặc biệt nghiêm trọng, do vậy nguy cơ này đang khiến giới quân sự tại Moskva cảm thấy lo lắng.
"Kho vũ khí hạt nhân của Mỹ hiện được bố trí trên lãnh thổ nhiều quốc gia thành viên NATO, bao gồm Đức, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan, Bỉ, Italia, các đầu đạn và bom hạt nhân đã được triển khai ở đó từ những năm 1950".
"Vào cuối thập niên 1960, con số này lên tới đỉnh điểm với 7.000 đơn vị. Nhưng đơn vị sau khi ký kết Hiệp ước INF thì việc giải giáp dần bắt đầu. Tới năm 2000, có khoảng 480 vũ khí hạt nhân của Mỹ ở châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ".
"Như đã từng đề cập trước đó, sau khi thử nghiệm thành công bom hạt nhân chiến thuật B61-12, vũ khí này đã được Mỹ triển khai ở Đức và họ không ngừng tổ chức các cuộc tập trận với mục đích răn đe".
"Trước sự khiêu khích nói trên, Bộ Quốc phòng Liên bang Nga sẽ buộc phải phản ứng và bất kỳ hành động nào nhằm gây hấn đều sẽ bị đáp trả mạnh mẽ", trang Avia-pro của Nga cảnh báo.
Do Ukraine không phải quốc gia thành viên NATO, cho nên Mỹ dễ dàng triển khai vũ khí hạt nhân tại đây mà không vi phạm thỏa thuận với Nga, điều này có thể trở thành một đòn giáng rất mạnh vào an ninh quốc gia của Nga.
Trước đó Đại tá, Giáo sư - Tiến sĩ Victor Ensin, Phó Chủ tịch thứ nhất - Học viện An ninh, Quốc phòng và Luật, đồng thời là cựu Tham mưu trưởng - Phó Tư lệnh đầu tiên của Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga đã tỏ ra rất lo ngại viễn cảnh bom B61-12 nằm sát biên giới Nga.
Ông Ensin cảnh báo việc tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II sau khi tích hợp bom hạt nhân B61-12 có thể tiếp cận các khu công nghiệp trung tâm, các thành phố lớn, thậm chí cả thủ đô Moskva để tung đòn hủy diệt.
Hiện nay không quân Mỹ đang đẩy nhanh chương trình nâng cấp bom hạt nhân B61-12 để trang bị nó cho chiến đấu cơ thế hệ 5, bao gồm cả F-22 Raptor và F-35 Lightning II, dự kiến bộ đôi này sẽ chính thức phục vụ từ cuối năm 2020.
Bình luận về viễn cảnh trên, chuyên gia quân sự Victor Ensin cho rằng khi đó Mỹ sẽ triển khai phương tiện tấn công này tại các căn cứ quân sự của NATO nằm trên đất Lithuania hoặc Latvia. Nhưng hiện tại nguy cơ còn trở nên lớn hơn nếu vũ khí có mặt tại Ukraine.
Trong trường hợp nổ ra chiến tranh tổng lực, tiêm kích F-35 nhờ khả năng cất hạ cánh đường băng ngắn sẽ được dàn trải trên diện rộng và xuất kích từ các sân bay nhỏ để tung đòn trả đũa hạt nhân nhằm vào nước Nga.
So sánh với các phương tiện mang bom hạt nhân B61-12 khác, tiêm kích tàng hình F-35 có khả năng tấn công cũng như chống trả các biện pháp tác chiến mạnh của đối phương, khi đó cặp đôi này sẽ từ vũ khí chiến thuật trở thành chiến lược.