Đầu năm 1984, vệ tinh trinh sát của Mỹ tình cờ phát hiện tại sân bay quân sự của Triều Tiên có loại máy bay trực thăng lạ, trông khác hẳn các loại trực thăng hiện đang phục vụ trong quân đội nước này.Đầu tiên, Mỹ tưởng là Triều Tiên mới nhận một loại trực thăng vũ trang từ Liên Xô nhưng kết quả điều tra đã khiến Mỹ - Hàn "té ngửa" là Triều Tiên đang sở hữu loại trực thăng MD500 của Công ty Hughes - Mỹ.Điều cực kỳ nguy hiểm là Hàn Quốc cũng đang sử dụng loại trực thăng này, một khi chiến sự xảy ra, Triều Tiên có thể ngụy trang cho giống với trực thăng Hàn Quốc để tấn công.Thập niên 80 của thế kỷ trước là đỉnh điểm của cuộc chiến tranh lạnh, một số nhà buôn bán vũ khí phương Tây, bắt tay với cả 2 bên nhằm kiếm lời lớn nhất.Điển hình trong số đó là công ty thiết bị máy bay Delta-Avia Fluggeräte GmbH của Tây Đức. Đây chính là công ty đã đứng ra đạo diễn thành công vụ “buôn lậu máy bay” lớn nhất và đây chính là số máy bay do Mỹ sản xuất nhưng lại được biên chế trong không quân Triều Tiên.Đến ngày nay Mỹ vẫn bực về vụ qua mặt thế kỷ với 87 máy bay trực thăng MD500.Vào thời kỳ đó, Delta-Avia Fluggeräte GmbH - có trụ sở ở khu vực Koblenz, phía tây của Tây Đức, là một trong những công ty có phương pháp làm việc “linh hoạt” nhất.Công ty này do 2 anh em Ronald Semler và Monte Semler thành lập, sau này còn có một đối tác người Đan Mạch là Kurt Behrens. Delta-Avia Fluggeräte GmbH chuyên kinh doanh các loại thiết bị: Máy bay, nội thất, điện tử hàng không, càng cất hạ cánh, thiết bị dẫn đường…, tóm lại là "thượng vàng, hạ cám" về thiết bị máy bay.Đầu thập niên 80, một công ty của Triều Tiên đã tìm đến Delta-Avia Fluggeräte GmbH đặt mua giúp 1 lô máy bay trực thăng.Cảm giác vui mừng của Ban giám đốc đã biến thành thất kinh, khi vị khách hàng Triều Tiên đòi mua máy bay trực thăng Hughes MD500 của Mỹ.Một phần nguyên nhân là số lượng máy bay Triều Tiên đòi mua lên đến con số khủng khiếp là 100 chiếc, hơn nữa Bình Nhưỡng đang là mục tiêu bao vây chặt chẽ của Washington và Seoul.Luật pháp Mỹ cũng cấm tất cả các hành vi bán vũ khí cho Triều Tiên, đồng thời tất cả các con đường chuyên chở vũ khí đến nước này đều bị phong tỏa nghiêm ngặtDelta-Avia Fluggeräte GmbH đã thành công trong thương vụ khổng lồ này tuy mạo hiểm nhưng đem lại cho họ một khoản lợi nhuận khổng lồ.Trong quá trình kinh doanh vũ khí Mỹ, Delta-Avia Fluggeräte GmbH đã thành lập một công ty xuất khẩu ở Malibu, gần Los Angeles.Công ty này có rất nhiều bạn hàng thân thiết ở Mỹ, đã giúp họ vượt qua được các khâu then chốt, khiến công ty Hughes và nhà đương cục Mỹ không hề nghi ngờ công ty thiết bị trực thăng đến từ nước đồng minh Tây Đức nhờ đó mà Triều Tiên đã sở hữu một lượng trực thăng khủng từ Mỹ.Ngay khi tiếp nhận, Triều Tiên đã đưa vào trang bị và tích hợp vũ khí của mình lên trực thăng. Thậm chí họ còn thành công trong việc lắp tên lửa chống tăng AT-3 có nguồn gốc Liên Xô - Nga, biến MD500 là một đối thủ đáng gờm đối với xe tăng.9M14 Malyutka (AT-3 Sagger) với thông số cơ bản: Dài: 0,86m; Đường kính: 0,125m; Sải cánh: 0,393m; Trọng lượng: 10,9 kg (đầu đạn 2,5 kg HEAT); Tầm bắn: 0,5 - 3,0 km; Sức xuyên: 400mm giáp đồng nhất.AT-3 là loại tên lửa chống tăng mang vác có điều khiển được sử dụng rộng rãi nhất. Trong thời gian từ năm 1962 - 1970, số tên lửa được sản xuất và đưa vào sử dụng đã đạt đến đỉnh cao là 25.000 quả mỗi năm.Nhiều phiên bản sao chép AT-3 Sagger đã được chế tạo với tên gọi khác nhau ở một số nước.AT-3 có thể mang vác hoặc lắp đặt trên các loại xe chiến đấu bộ binh như BMP-1, BRDM-1/2... Khi mang vác, tên lửa được đặt trong một va li mà lúc chiến đấu chính là bệ phóng 9P111. Xạ thủ sẽ sử dụng bộ điều khiển 9S415 để lái tên lửa đến mục tiêu bằng cách truyền tín hiệu qua dây dẫn.Tuy vậy không rõ bằng cách nào để Triều Tiên có thể cải tiến tên lửa chống tăng AT-3 có thể lắp trên trực thăng để tiêu diệt lực lượng tăng thiết giáp đối phương.Ngoài tên lửa, MD500 có thể trang bị thêm súng máy hặng nặng, rocket để biến chúng thành trực thăng tấn công hạng nhẹ.Hiện nay số lượng trực thăng này vẫn còn hoạt động rất tốt trong biên chế không quân Triều Tiên, với số lượng lớn, đây vẫn là lực lượng đáng gờm khi chúng được triển khai đổ lực lượng đặc nhiệm chớp nhoáng, hoặc lắp vũ khí để tấn công xe tăng và bộ binh đối phương.
Đầu năm 1984, vệ tinh trinh sát của Mỹ tình cờ phát hiện tại sân bay quân sự của Triều Tiên có loại máy bay trực thăng lạ, trông khác hẳn các loại trực thăng hiện đang phục vụ trong quân đội nước này.
Đầu tiên, Mỹ tưởng là Triều Tiên mới nhận một loại trực thăng vũ trang từ Liên Xô nhưng kết quả điều tra đã khiến Mỹ - Hàn "té ngửa" là Triều Tiên đang sở hữu loại trực thăng MD500 của Công ty Hughes - Mỹ.
Điều cực kỳ nguy hiểm là Hàn Quốc cũng đang sử dụng loại trực thăng này, một khi chiến sự xảy ra, Triều Tiên có thể ngụy trang cho giống với trực thăng Hàn Quốc để tấn công.
Thập niên 80 của thế kỷ trước là đỉnh điểm của cuộc chiến tranh lạnh, một số nhà buôn bán vũ khí phương Tây, bắt tay với cả 2 bên nhằm kiếm lời lớn nhất.
Điển hình trong số đó là công ty thiết bị máy bay Delta-Avia Fluggeräte GmbH của Tây Đức. Đây chính là công ty đã đứng ra đạo diễn thành công vụ “buôn lậu máy bay” lớn nhất và đây chính là số máy bay do Mỹ sản xuất nhưng lại được biên chế trong không quân Triều Tiên.
Đến ngày nay Mỹ vẫn bực về vụ qua mặt thế kỷ với 87 máy bay trực thăng MD500.
Vào thời kỳ đó, Delta-Avia Fluggeräte GmbH - có trụ sở ở khu vực Koblenz, phía tây của Tây Đức, là một trong những công ty có phương pháp làm việc “linh hoạt” nhất.
Công ty này do 2 anh em Ronald Semler và Monte Semler thành lập, sau này còn có một đối tác người Đan Mạch là Kurt Behrens. Delta-Avia Fluggeräte GmbH chuyên kinh doanh các loại thiết bị: Máy bay, nội thất, điện tử hàng không, càng cất hạ cánh, thiết bị dẫn đường…, tóm lại là "thượng vàng, hạ cám" về thiết bị máy bay.
Đầu thập niên 80, một công ty của Triều Tiên đã tìm đến Delta-Avia Fluggeräte GmbH đặt mua giúp 1 lô máy bay trực thăng.
Cảm giác vui mừng của Ban giám đốc đã biến thành thất kinh, khi vị khách hàng Triều Tiên đòi mua máy bay trực thăng Hughes MD500 của Mỹ.
Một phần nguyên nhân là số lượng máy bay Triều Tiên đòi mua lên đến con số khủng khiếp là 100 chiếc, hơn nữa Bình Nhưỡng đang là mục tiêu bao vây chặt chẽ của Washington và Seoul.
Luật pháp Mỹ cũng cấm tất cả các hành vi bán vũ khí cho Triều Tiên, đồng thời tất cả các con đường chuyên chở vũ khí đến nước này đều bị phong tỏa nghiêm ngặt
Delta-Avia Fluggeräte GmbH đã thành công trong thương vụ khổng lồ này tuy mạo hiểm nhưng đem lại cho họ một khoản lợi nhuận khổng lồ.
Trong quá trình kinh doanh vũ khí Mỹ, Delta-Avia Fluggeräte GmbH đã thành lập một công ty xuất khẩu ở Malibu, gần Los Angeles.
Công ty này có rất nhiều bạn hàng thân thiết ở Mỹ, đã giúp họ vượt qua được các khâu then chốt, khiến công ty Hughes và nhà đương cục Mỹ không hề nghi ngờ công ty thiết bị trực thăng đến từ nước đồng minh Tây Đức nhờ đó mà Triều Tiên đã sở hữu một lượng trực thăng khủng từ Mỹ.
Ngay khi tiếp nhận, Triều Tiên đã đưa vào trang bị và tích hợp vũ khí của mình lên trực thăng. Thậm chí họ còn thành công trong việc lắp tên lửa chống tăng AT-3 có nguồn gốc Liên Xô - Nga, biến MD500 là một đối thủ đáng gờm đối với xe tăng.
9M14 Malyutka (AT-3 Sagger) với thông số cơ bản: Dài: 0,86m; Đường kính: 0,125m; Sải cánh: 0,393m; Trọng lượng: 10,9 kg (đầu đạn 2,5 kg HEAT); Tầm bắn: 0,5 - 3,0 km; Sức xuyên: 400mm giáp đồng nhất.
AT-3 là loại tên lửa chống tăng mang vác có điều khiển được sử dụng rộng rãi nhất. Trong thời gian từ năm 1962 - 1970, số tên lửa được sản xuất và đưa vào sử dụng đã đạt đến đỉnh cao là 25.000 quả mỗi năm.
Nhiều phiên bản sao chép AT-3 Sagger đã được chế tạo với tên gọi khác nhau ở một số nước.
AT-3 có thể mang vác hoặc lắp đặt trên các loại xe chiến đấu bộ binh như BMP-1, BRDM-1/2... Khi mang vác, tên lửa được đặt trong một va li mà lúc chiến đấu chính là bệ phóng 9P111. Xạ thủ sẽ sử dụng bộ điều khiển 9S415 để lái tên lửa đến mục tiêu bằng cách truyền tín hiệu qua dây dẫn.
Tuy vậy không rõ bằng cách nào để Triều Tiên có thể cải tiến tên lửa chống tăng AT-3 có thể lắp trên trực thăng để tiêu diệt lực lượng tăng thiết giáp đối phương.
Ngoài tên lửa, MD500 có thể trang bị thêm súng máy hặng nặng, rocket để biến chúng thành trực thăng tấn công hạng nhẹ.
Hiện nay số lượng trực thăng này vẫn còn hoạt động rất tốt trong biên chế không quân Triều Tiên, với số lượng lớn, đây vẫn là lực lượng đáng gờm khi chúng được triển khai đổ lực lượng đặc nhiệm chớp nhoáng, hoặc lắp vũ khí để tấn công xe tăng và bộ binh đối phương.