Dù các loại bom dẫn đường cơ bản có nguồn gốc từ bom "ngu" đã được sử dụng lần đầu tiên trong Thế chiến thứ Hai, bom đạn dẫn đường chính xác (PGM) hiện đại lại chỉ mới xuất hiện trong Chiến tranh Việt Nam. Chẳng hạn, vào năm 1967, máy bay phản lực của Mỹ bắt đầu thả bom lượn điều khiển (dẫn đường) bằng vô tuyến AGM-62.
Khi quả bom được thả, nó sẽ gửi những hình ảnh vô tuyến của mục tiêu đến phi công ở khoang lái, sau đó phi công sẽ xác định điểm mục tiêu. Một khi mục tiêu đã được xác định, quả bom sẽ tự bay thẳng đến đó.
|
Một trong số các loại bom thông minh được Mỹ sử dụng. Ảnh: Belling.
|
Dẫn đường bằng laser
Việc sử dụng những quả bom Walleye đã mang lại một số thành công nhất định, nhưng bom PGM chỉ đạt được bước đột phá thực sự vào năm 1972. Các máy bay phản lực tấn công của Không quân và Hải quân Mỹ đã thực hiện nhiều đợt xuất kích vô ích vào các mục tiêu như cầu Hàm Rồng bắc qua sông Mã ở Miền Bắc Việt Nam
Hàng trăm quả bom đa năng, thậm chí vài quả AGN-62 đã không phá nổi cây cầu. Vậy nhưng vào ngày 6 tháng 10 năm 1972, một nhóm máy bay phản lực F-4 phantom II đã phóng 24 quả bom Paveway dẫn đường bằng laser, đánh sập nhịp phía Tây của cây cầu, và trong đợt tấn công đó, hàng loạt đường sắt và đường bộ vượt sông quan trọng cũng bị phá huỷ.
|
Ảnh chụp một quả bom thông minh đánh trúng vào một chiếc xe hơi với độ chính xác gần như tuyệt đối. Ảnh: Laca.
|
Nhưng khi vũ khí dẫn đường bằng laser sử dụng bộ phận tìm kiếm (một bộ cảm biến quang học gần ở mũi bom) để xác định phương hướng và cường độ của ánh sáng laser phản chiếu, mục tiêu “được sơn” bằng một tia laser từ máy bay hoặc từ một đơn vị dẫn đường mặt đất. sau đó bộ phận tìm kiếm sẽ gửi tín hiệu điện tử đến các bề mặt điều khiển của quả bom, và điều này giúp điều chỉnh đường bay của bom đến mục tiêu.
Thế hệ bom PGM mới này có độ chính xác chưa từng có, nó bắn trúng mục tiêu với sai lệch trong phạm vi bán kính hàng chục centimet. Đến năm 1975, Mỹ ném hơn 28.000 quả bom dẫn đường bằng laser xuống Đông Nam Á, với tỉ lệ bắn trúng là 61%. Trong suốt chiến dịch Bão táp Sa mạc năm 1991, công nghệ đã trở nên tiên tiến đến nỗi công chúng đã được xem thước phim về các quả bom bay qua cửa sổ hoặc cửa chính đã định của các boong-ke. Bom PGM cũng có khả năng xuyên thấu và phá huỷ các mục tiêu dưới lòng đất và được gia cố chắc chắn, như các boong ke bằng bê tông cốt thép được chôn sâu. Ví dụ, bom GBU-82 có thể xuyên qua lớp đất dầy 32m hoặc bê tông dày 6m trước khi phát nổ.
|
Ngày nay, bom thông minh đã trở thành loại vũ khí không thể thiếu cho mọi chiếc tiêm kích - bom trên khắp thế giới. Ảnh: Ibttimes.
|
Bộ đuôi điều khiển JDAM đã được phát triển để dành cho nhiều loại bom đa năng, bao gồm các loại bom 907kg, 454kg, 227kg. Một khi toạ độ mục tiêu đã được chuyển vào trong máy tính của bom, máy tính sẽ sử dụng mạng lưới GPS để dẫn bom đến mục tiêu, với độ chính xác trong phạm vi khoảng 10m. Các bom JDam đã được sử dụng rất nhiều ở Irag và Afganistan trong các phiên bản mới nhất chúng đã được gắn thêm các bộ dẫn đường laser, để có thể tấn công các mục tiêu đang di chuyển.
Các loại bom thông minh PGM rất đắt tiền so với các quả bom “ngu”. Thế nhưng chiến tranh hiện đại trên không đòi hỏi sự cần thiết phải giảm thiểu “tổn thất không mong muốn” và tấn công chính xác các mục tiêu quan trọng, do đó khi được sử dụng một cách hợp lý, bom PGM có thể là một giải pháp hết sức hiệu quả.
Mời độ giả xem Video: Bom thông minh của Mỹ sử dụng trong cuộc Chiến tranh vùng Vịnh.