Đó là những con số kỷ lục mà đại tá, anh hùng Nguyễn Viết Sinh sinh năm 1940, quê xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An – người được ví là anh hùng gùi hàng trên dãy núi Trường Sơn năm xưa.Năm 1961, khi vừa tròn 21 tuổi, ông Sinh đi theo tiếng gọi của Tổ quốc đã lên đường nhập ngũ. Sau 1 ngày đêm di chuyển, địa điểm ông đặt chân đến đầu tiên là làng Ho, Quảng Bình. Tại đây, ông được vào biên chế tại Tiểu đoàn bộ binh 301 với nhiệm vụ tải hàng vào chiến trường miền Nam.Thời đó, quân ta vừa đi vừa mở đường, phương tiện cơ giới không có nên toàn bộ hàng hóa, tiền tệ, súng đạn, nhu yếu phẩm đều được vận chuyển bằng gùi hàng, cõng trên lưng. Cũng vì thế, nhiệm vụ của ông Sinh và đồng đội là rất cấp bách và cần thiết.Với khẩu hiệu “1kg hàng là 1 đồng bào miền Nam đỡ đổ máu”, ông Sinh cùng đồng đội đã cố gắng vượt bao gian khó của địa hình núi đèo hiểm trở để vận chuyển hàng nghìn chuyến hàng.Thời gian đầu không quen, ông Sinh chỉ gùi được 15kg hàng trên lưng. Rồi sau đó dần quen với công việc, ông Sinh mạnh dạn tăng dần lượng hàng trên lưng thêm nhiều chục kg nữa. Có lúc đỉnh điểm, trên lưng ông gùi hơn 75kg, trong khi đó, người ông Sinh chỉ nặng 58kg.Vấn đề gùi hàng trên lưng di chuyển đã khó và nhiệm vụ của ông Sinh và đồng đội càng khó khăn hơn nữa khi địa hình là đèo núi hiểm trở với chiều dài mỗi trạm hơn 20km. Vì thế, dù có sức khỏe nhưng nhiều chiến sỹ cũng không thể hoàn thành được nhiệm vụ này.“Những ngày đầu mới gùi hàng, tôi tưởng không thể chịu nổi được. Hàng trên lưng nặng gần bằng người khiến dây thắt lại vào vai đau ê ẩm. Đôi chân có lúc phồng rộp lên vì đi nhiều. Quần áo, dép cao su hư hỏng liên tục, cứ mấy tháng tôi phải xin thay”, ông Sinh nói.Ngày đó, tiểu đội của ông có 9 chiến sỹ, ông Sinh được phân làm tiểu đội trưởng. Trong đó, ông Sinh gùi hàng và làm việc hiệu quả hơn nhiều lần các chiến sỹ khác cùng tiểu đội.Mỗi ngày, cứ đều đặn, ông Sinh cùng đồng đội phải căng mình cõng những chuyến hàng vượt qua quãng đường 40km (cả đi và về) để thực hiện nhiệm vụ. Có lần đỉnh điểm giao công văn hỏa tốc, ông Sinh phải đi cả ngày lẫn đêm hơn 80km để hoàn thành nhiệm vụ.Ngoài nhu yếu phẩm, có ngày những người lính bị thương được chuyển ra Bắc để điều trị, sau khi giao hàng xong, khi quay trở lại đơn vị, ông Sinh lại cùng mọi người khiêng binh sĩ đi bệnh viện điều trị.Ngoài nhu yếu phẩm, có ngày những người lính bị thương được chuyển ra Bắc để điều trị, sau khi giao hàng xong, khi quay trở lại đơn vị, ông Sinh lại cùng mọi người khiêng binh sĩ đi bệnh viện điều trị.Có những đợt đói khát anh em phải ăn rau rừng, măng. Tuy vậy nhưng anh em cũng cố gắng ăn thật nhiều để lấy sức gùi hàng. Gạo thì vẫn có sau lưng đấy, nhưng chúng tôi không dám lấy ăn. Vì chúng tôi ăn thì các anh em ở chiến trường trực tiếp cầm súng sẽ đói, nên chúng tôi nhịn”, ông Sinh chia sẻ.Cứ như thế, suốt 4 năm từ 1961 đến 1965, ông Sinh đã làm tổng cộng hơn 1.000 ngày, mang được hơn 55 tấn hàng trên lưng và đi quãng đường dài hơn 41.025km, tương đương 1 vòng Trái Đất theo đường xích đạo.Thành tích của ông đã được ghi rõ trong 1 cuốn sách, năm 1962: Gùi 13.553kg hàng trên đoạn đường 10.196km; năm 1963: Gùi 9.365kg hàng và khiêng 23 cáng thương; năm 1964: Mang vác 11.445kg, thồ 8.230kg, khiêng 62 ca thương binh trên đoạn đường 10.982km.Với những thành tích đó, ngày 1/1/1967, ông Sinh được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ngày đó, ông Sinh là 1 trong những anh hùng đầu tiên ở Trường Sơn được ra Hà Nội báo cáo gương điển hình nhưng vì đường xa, ông Sinh đã bỏ lỡ cơ hội.Kết thúc những năm tháng làm chiến sỹ giao liên gùi hàng, ông Sinh được chuyển sang làm đường ở bên Lào. Năm 1991, ông về hưu với quân hàm Đại tá. Năm 2012, Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã về trao huy chương, xác lập kỷ lục cho ông Sinh là người chiến sỹ giao liên Trường Sơn gùi thồ hàng và dẫn quân với tổng đoạn đường dài nhất.Kỷ lục của ông cũng đã được viết trong cuốn “Chân trần chí thép” được xuất bản vào tháng 4/2010, của Trung tá thủy quân lục chiến James G.Zumwalk viết về đường Hồ Chí Minh.Trong sách viết có đoạn: “Trước khi xe cơ giới có thể lưu thông trên đường mòn, gùi hàng là cách thức vận tải chính yếu. Nguyễn Viết Sinh có lẽ là nhân vật minh họa rõ nhất quyết tâm của người tải hàng với mỗi lần gùi được 45-50kg.Trong vòng 4 năm với 1089 ngày làm việc, anh đã mang được hơn 55 tấn hàng trên lưng và đi qua quãng đường có tổng chiều dài 41.025km - tương đương một vòng trái đất theo đường xích đạo và mang theo 1 lượng hàng bằng với trọng lượng cơ thể”. Nguồn ảnh: TTXVN. Hỏa lực không tưởng của Mỹ trên chiến trường Khe Sanh nhưng không thể ngăn chặn được bước tiến của Quân giải phóng. Nguồn: BF.
Đó là những con số kỷ lục mà đại tá, anh hùng Nguyễn Viết Sinh sinh năm 1940, quê xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An – người được ví là anh hùng gùi hàng trên dãy núi Trường Sơn năm xưa.
Năm 1961, khi vừa tròn 21 tuổi, ông Sinh đi theo tiếng gọi của Tổ quốc đã lên đường nhập ngũ. Sau 1 ngày đêm di chuyển, địa điểm ông đặt chân đến đầu tiên là làng Ho, Quảng Bình. Tại đây, ông được vào biên chế tại Tiểu đoàn bộ binh 301 với nhiệm vụ tải hàng vào chiến trường miền Nam.
Thời đó, quân ta vừa đi vừa mở đường, phương tiện cơ giới không có nên toàn bộ hàng hóa, tiền tệ, súng đạn, nhu yếu phẩm đều được vận chuyển bằng gùi hàng, cõng trên lưng. Cũng vì thế, nhiệm vụ của ông Sinh và đồng đội là rất cấp bách và cần thiết.
Với khẩu hiệu “1kg hàng là 1 đồng bào miền Nam đỡ đổ máu”, ông Sinh cùng đồng đội đã cố gắng vượt bao gian khó của địa hình núi đèo hiểm trở để vận chuyển hàng nghìn chuyến hàng.
Thời gian đầu không quen, ông Sinh chỉ gùi được 15kg hàng trên lưng. Rồi sau đó dần quen với công việc, ông Sinh mạnh dạn tăng dần lượng hàng trên lưng thêm nhiều chục kg nữa. Có lúc đỉnh điểm, trên lưng ông gùi hơn 75kg, trong khi đó, người ông Sinh chỉ nặng 58kg.
Vấn đề gùi hàng trên lưng di chuyển đã khó và nhiệm vụ của ông Sinh và đồng đội càng khó khăn hơn nữa khi địa hình là đèo núi hiểm trở với chiều dài mỗi trạm hơn 20km. Vì thế, dù có sức khỏe nhưng nhiều chiến sỹ cũng không thể hoàn thành được nhiệm vụ này.
“Những ngày đầu mới gùi hàng, tôi tưởng không thể chịu nổi được. Hàng trên lưng nặng gần bằng người khiến dây thắt lại vào vai đau ê ẩm. Đôi chân có lúc phồng rộp lên vì đi nhiều. Quần áo, dép cao su hư hỏng liên tục, cứ mấy tháng tôi phải xin thay”, ông Sinh nói.
Ngày đó, tiểu đội của ông có 9 chiến sỹ, ông Sinh được phân làm tiểu đội trưởng. Trong đó, ông Sinh gùi hàng và làm việc hiệu quả hơn nhiều lần các chiến sỹ khác cùng tiểu đội.
Mỗi ngày, cứ đều đặn, ông Sinh cùng đồng đội phải căng mình cõng những chuyến hàng vượt qua quãng đường 40km (cả đi và về) để thực hiện nhiệm vụ. Có lần đỉnh điểm giao công văn hỏa tốc, ông Sinh phải đi cả ngày lẫn đêm hơn 80km để hoàn thành nhiệm vụ.
Ngoài nhu yếu phẩm, có ngày những người lính bị thương được chuyển ra Bắc để điều trị, sau khi giao hàng xong, khi quay trở lại đơn vị, ông Sinh lại cùng mọi người khiêng binh sĩ đi bệnh viện điều trị.
Ngoài nhu yếu phẩm, có ngày những người lính bị thương được chuyển ra Bắc để điều trị, sau khi giao hàng xong, khi quay trở lại đơn vị, ông Sinh lại cùng mọi người khiêng binh sĩ đi bệnh viện điều trị.
Có những đợt đói khát anh em phải ăn rau rừng, măng. Tuy vậy nhưng anh em cũng cố gắng ăn thật nhiều để lấy sức gùi hàng. Gạo thì vẫn có sau lưng đấy, nhưng chúng tôi không dám lấy ăn. Vì chúng tôi ăn thì các anh em ở chiến trường trực tiếp cầm súng sẽ đói, nên chúng tôi nhịn”, ông Sinh chia sẻ.
Cứ như thế, suốt 4 năm từ 1961 đến 1965, ông Sinh đã làm tổng cộng hơn 1.000 ngày, mang được hơn 55 tấn hàng trên lưng và đi quãng đường dài hơn 41.025km, tương đương 1 vòng Trái Đất theo đường xích đạo.
Thành tích của ông đã được ghi rõ trong 1 cuốn sách, năm 1962: Gùi 13.553kg hàng trên đoạn đường 10.196km; năm 1963: Gùi 9.365kg hàng và khiêng 23 cáng thương; năm 1964: Mang vác 11.445kg, thồ 8.230kg, khiêng 62 ca thương binh trên đoạn đường 10.982km.
Với những thành tích đó, ngày 1/1/1967, ông Sinh được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ngày đó, ông Sinh là 1 trong những anh hùng đầu tiên ở Trường Sơn được ra Hà Nội báo cáo gương điển hình nhưng vì đường xa, ông Sinh đã bỏ lỡ cơ hội.
Kết thúc những năm tháng làm chiến sỹ giao liên gùi hàng, ông Sinh được chuyển sang làm đường ở bên Lào. Năm 1991, ông về hưu với quân hàm Đại tá. Năm 2012, Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã về trao huy chương, xác lập kỷ lục cho ông Sinh là người chiến sỹ giao liên Trường Sơn gùi thồ hàng và dẫn quân với tổng đoạn đường dài nhất.
Kỷ lục của ông cũng đã được viết trong cuốn “Chân trần chí thép” được xuất bản vào tháng 4/2010, của Trung tá thủy quân lục chiến James G.Zumwalk viết về đường Hồ Chí Minh.
Trong sách viết có đoạn: “Trước khi xe cơ giới có thể lưu thông trên đường mòn, gùi hàng là cách thức vận tải chính yếu. Nguyễn Viết Sinh có lẽ là nhân vật minh họa rõ nhất quyết tâm của người tải hàng với mỗi lần gùi được 45-50kg.
Trong vòng 4 năm với 1089 ngày làm việc, anh đã mang được hơn 55 tấn hàng trên lưng và đi qua quãng đường có tổng chiều dài 41.025km - tương đương một vòng trái đất theo đường xích đạo và mang theo 1 lượng hàng bằng với trọng lượng cơ thể”. Nguồn ảnh: TTXVN.
Hỏa lực không tưởng của Mỹ trên chiến trường Khe Sanh nhưng không thể ngăn chặn được bước tiến của Quân giải phóng. Nguồn: BF.