Ngày 19/5/1959, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở tuyến vận tải Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh, chi viện sức người, sức của cho miền Nam, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ, thống nhất đất nước. Điểm đầu của con đường thuộc Khe Hó (Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị), sau đó phát triển trong suốt cuộc kháng chiến. Trong ảnh, những chuyến xe thồ đầu tiên vận chuyển vũ khí, lương thực trên đường Hồ Chí Minh.
Đường gùi thồ chủ yếu dựa vào đường giao liên bộ, có cải tạo để phù hợp với phương tiện gùi thồ. Tại đây đã xuất hiện kiện tướng gùi thồ Nguyễn Viết Sinh. Từ năm 1962 đến 1965, với 1.089 ngày làm việc, Nguyễn Viết Sinh đã mang được 55 tấn hàng trên lưng và đi bộ với tổng chiều dài 41.025km, tương đương với một vòng trái đất theo đường xích đạo.
Trong 16 năm liên tục đó, lực lượng vận tải toàn tuyến đã vận chuyển hơn một triệu tấn vũ khí và phương tiện vật chất, vận chuyển cơ động 10 lượt sư đoàn, 3 quân đoàn, hộ tống 90 đoàn binh khí kỹ thuật, bảo đảm hành quân cho hơn 2 triệu lượt người qua lại.
Đường giao liên bộ dài hơn 3.000km, xuất phát từ Bãi Hà (Quảng Trị) đến Đông Nam Bộ.
Đường ống dẫn xăng dầu dài gần 1.400km, được xây dựng tháng 6/1968 từ Khe Hó đến Lộc Ninh, gồm 46 kho với sức chứa 17.050 tấn, 113 trạm bơm đẩy và cấp phát. Bộ đội công binh thi công đường ống xăng dầu.
Bộ đội hành quân trên đường Trường Sơn vào Nam chiến đấu.
Đường thủy lợi dụng các đoạn sông Xê Băng Hiêng, Xê Công, Mê Công... để thả gạo, xăng theo dòng chảy hoặc vận chuyển hai chiều bằng ca nô, thuyền gắn máy.
Tổng chiều dài đường vận tải bộ và hành quân cơ giới gần 17.000km, gồm nhiều trục dọc, trục ngang ở cả đông và tây Trường Sơn.
Để ngăn chặn, Mỹ - ngụy đã tiến hành hơn 150.000 trận đánh phá bằng không quân; 120 cuộc hành quân đánh phá; 1.235 vụ cho biệt kích xâm nhập. Chúng sử dụng không quân, kể cả “pháo đài bay B.52”, lùng sục, tìm đánh các căn cứ, kho tàng, bãi đậu xe, trạm kỹ thuật, sở chỉ huy các đơn vị của ta… Tổng cộng, Mỹ đã sử dụng hàng vạn lần chiếc máy bay B-52 ném xuống tuyến đường hơn 4 triệu tấn bom đạn, trong tổng số hơn 7 triệu tấn sử dụng trên toàn chiến trường Việt Nam.
Tuyến đường này có những địa điểm nổi tiếng về sự đánh phá của Mỹ - ngụy như: Cua Chữ A, ngầm Ta Lê, đèo Phu La Nhích, Lùm Bùm, Văng Mu, Tha Mé, Xiêng Phan... Bất chấp sự đánh phá ác liệt của Mỹ - ngụy, Đoàn 559 đã đào đắp khoảng 21 triệu m3 đất đá để làm đường, lấp hố bom bằng cả sức người và phương tiện cơ giới, làm 13.418m cầu, hơn 10.000 cống với 9,520 triệu ngày công.
Trên tuyến đường này đã từng có một đại đội nữ lái xe vận tải vận chuyển hàng, bất chấp bom đạn địch đánh phá.
Bộ đội Trường Sơn đã bắn rơi 2.455 máy bay, diệt 1 trung đoàn, 4 tiểu đoàn, đánh thiệt hại nặng 5 trung đoàn bộ binh, diệt 16.900 tên, bắt 1.190 địch, thu và phá huỷ hơn 100 xe quân sự. Để có thành công đó, hơn 2 vạn cán bộ, chiến sĩ Trường Sơn anh dũng đã vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trường, 3 vạn người bị thương; 14.500 xe máy các loại, 400 khẩu pháo, 9 vạn tấn hàng bị phá hỏng và phá hủy.
Đường Hồ Chí Minh – Trường Sơn, con đường huyền thoại, một kỳ tích của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, một “kỳ tích của thế kỷ 20”. Những chiến công, kỳ tích ấy không chỉ thể hiện đường lối đúng đắn, sáng tạo, nghệ thuật quân sự tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đường Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là biểu tượng sinh động của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam nói chung, sức mạnh đại đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương nói riêng.
Ngày 19/5/1959, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở tuyến vận tải Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh, chi viện sức người, sức của cho miền Nam, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ, thống nhất đất nước. Điểm đầu của con đường thuộc Khe Hó (Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị), sau đó phát triển trong suốt cuộc kháng chiến. Trong ảnh, những chuyến xe thồ đầu tiên vận chuyển vũ khí, lương thực trên đường Hồ Chí Minh.
Đường gùi thồ chủ yếu dựa vào đường giao liên bộ, có cải tạo để phù hợp với phương tiện gùi thồ. Tại đây đã xuất hiện kiện tướng gùi thồ Nguyễn Viết Sinh. Từ năm 1962 đến 1965, với 1.089 ngày làm việc, Nguyễn Viết Sinh đã mang được 55 tấn hàng trên lưng và đi bộ với tổng chiều dài 41.025km, tương đương với một vòng trái đất theo đường xích đạo.
Trong 16 năm liên tục đó, lực lượng vận tải toàn tuyến đã vận chuyển hơn một triệu tấn vũ khí và phương tiện vật chất, vận chuyển cơ động 10 lượt sư đoàn, 3 quân đoàn, hộ tống 90 đoàn binh khí kỹ thuật, bảo đảm hành quân cho hơn 2 triệu lượt người qua lại.
Đường giao liên bộ dài hơn 3.000km, xuất phát từ Bãi Hà (Quảng Trị) đến Đông Nam Bộ.
Đường ống dẫn xăng dầu dài gần 1.400km, được xây dựng tháng 6/1968 từ Khe Hó đến Lộc Ninh, gồm 46 kho với sức chứa 17.050 tấn, 113 trạm bơm đẩy và cấp phát. Bộ đội công binh thi công đường ống xăng dầu.
Bộ đội hành quân trên đường Trường Sơn vào Nam chiến đấu.
Đường thủy lợi dụng các đoạn sông Xê Băng Hiêng, Xê Công, Mê Công... để thả gạo, xăng theo dòng chảy hoặc vận chuyển hai chiều bằng ca nô, thuyền gắn máy.
Tổng chiều dài đường vận tải bộ và hành quân cơ giới gần 17.000km, gồm nhiều trục dọc, trục ngang ở cả đông và tây Trường Sơn.
Để ngăn chặn, Mỹ - ngụy đã tiến hành hơn 150.000 trận đánh phá bằng không quân; 120 cuộc hành quân đánh phá; 1.235 vụ cho biệt kích xâm nhập. Chúng sử dụng không quân, kể cả “pháo đài bay B.52”, lùng sục, tìm đánh các căn cứ, kho tàng, bãi đậu xe, trạm kỹ thuật, sở chỉ huy các đơn vị của ta… Tổng cộng, Mỹ đã sử dụng hàng vạn lần chiếc máy bay B-52 ném xuống tuyến đường hơn 4 triệu tấn bom đạn, trong tổng số hơn 7 triệu tấn sử dụng trên toàn chiến trường Việt Nam.
Tuyến đường này có những địa điểm nổi tiếng về sự đánh phá của Mỹ - ngụy như: Cua Chữ A, ngầm Ta Lê, đèo Phu La Nhích, Lùm Bùm, Văng Mu, Tha Mé, Xiêng Phan... Bất chấp sự đánh phá ác liệt của Mỹ - ngụy, Đoàn 559 đã đào đắp khoảng 21 triệu m3 đất đá để làm đường, lấp hố bom bằng cả sức người và phương tiện cơ giới, làm 13.418m cầu, hơn 10.000 cống với 9,520 triệu ngày công.
Trên tuyến đường này đã từng có một đại đội nữ lái xe vận tải vận chuyển hàng, bất chấp bom đạn địch đánh phá.
Bộ đội Trường Sơn đã bắn rơi 2.455 máy bay, diệt 1 trung đoàn, 4 tiểu đoàn, đánh thiệt hại nặng 5 trung đoàn bộ binh, diệt 16.900 tên, bắt 1.190 địch, thu và phá huỷ hơn 100 xe quân sự. Để có thành công đó, hơn 2 vạn cán bộ, chiến sĩ Trường Sơn anh dũng đã vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trường, 3 vạn người bị thương; 14.500 xe máy các loại, 400 khẩu pháo, 9 vạn tấn hàng bị phá hỏng và phá hủy.
Đường Hồ Chí Minh – Trường Sơn, con đường huyền thoại, một kỳ tích của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, một “kỳ tích của thế kỷ 20”. Những chiến công, kỳ tích ấy không chỉ thể hiện đường lối đúng đắn, sáng tạo, nghệ thuật quân sự tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đường Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là biểu tượng sinh động của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam nói chung, sức mạnh đại đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương nói riêng.