Theo một số nguồn tin, Quân đội Ấn Độ đã triển khai 100 xe tăng T-72M1 lên khu vực tranh chấp biên giới với Trung Quốc trong tháng này.Động thái này được đánh giá sẽ tiếp tục khiến quan hệ hai nước ngày càng xấu đi. Tất nhiên việc Ấn Độ đưa vũ khí hạng nặng tới biên giới tranh chấp tiếp nối các hành động tương tự từ phía Trung Quốc.Tuy nhiên, bài viết này không tập trung sâu vào việc Ấn Độ hay Trung Quốc triển khai loại vũ khí nào ở khu vực biên giới mà là liên quan tới vấn đề khá nghiêm trọng về chiếc xe tăng nội địa của Ấn Độ. Loại vũ khí đáng ra phải đại diện cho người Ấn đối đầu với Trung Quốc ở vùng biên.Đó là xe tăng chiến đấu chủ lực Arjun - tinh hoa của ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ, dự án được thực hiện từ năm 1972 tới tận năm 1996 mới có kết quả với 242 chiếc sản xuất từ 2004 đến nay, đơn giá lên tới 7,8 triệu USD/chiếc. Với con số này, đáng ra người Ấn sẽ đưa Arjun tới vùng biên để đối đầu với tăng nội địa Trung Quốc.Thế nhưng, theo mạng quân sự Topwar của Nga, những xe tăng Arjun đang gặp vấn đề kỹ thuật rất lớn khiến chúng không thể nghênh tiếp tăng nội địa Trung Quốc. Theo một số báo cáo rò rỉ, thì tăng Arjun không đáp ứng được yêu cầu hoạt động ở vùng núi cao, khí hậu lạnh. Nói một cách khác, Arjun chỉ nên chạy ở dưới đồng bằng ấm áp mà thôi.Topwar cho biết, động cơ diesel MB 838 Ka-501 (1.400hp) của Arjun hoạt động thiếu ổn định trong môi trường không khí loãng và lạnh trên vùng núi.Ngoài ra, chiếc xe tăng này được cho là không thể leo qua được những con dốc trên 30 độ hay khu vực có địa hình hiểm trở như ở vùng biên giới giữa Ấn Độ - Trung Quốc.Trong khi đó, các đơn vị thiết giáp Ấn Độ ở vùng biên giới Trung - Ấn đều đóng quân ở độ cao trung bình là 3.900m, ở một số điểm cao có thể lên đến 4.500m. Và nếu đưa Arjun lên đây không phải là ý hay, thậm chí trong một số trường hợp có thể khiến Ấn Độ mất mặt.Hiện Ấn Độ đang biên chế hai phiên bản tăng Arjun gồm: Arjun Mk1 (124 chiếc) và Mk2 (118 chiếc). Cả hai đều có trọng lượng khá "khủng", lên tới 58 tấn với bản Mk1 và 68 tấn bản Mk2, dài 10,19-10,64m, rộng 3,85-3,95m, cao 2,32-2,8m.Chúng đều trang bị pháo rãnh xoắn 120mm có thể bắn nhiều loại đạn, gồm cả tên lửa chống tăng, tốc độ bắn đạt 6-8 phát/phút dù là nạp đạn bằng tay. Giáp bảo vệ là sự kết hợp giữa giáp bị động vật liệu compsite kết hợp giáp phản ứng nổ (ERA) và giáp kanchan - một dạng giáp composite kết cấu kiểu module có thể thay thế dễ dàng. Dẫu vậy, dù hiện đại tới đâu đi nữa thì xe tăng chỉ đánh được đồng bằng, không leo nổi dốc cao thì xin thưa dẹp Arjun đi thôi người Ấn!Ngược lại, những chiếc T-72 gốc Liên Xô tuy có phần lỗi thời hơn Arjun nhưng chúng đang thể hiện khá tốt khi có thể hoạt động bất kỳ đâu, khí hậu nào cũng chạy được, dốc nào cũng leo tốt.Đáng chú, phiên bản T-72 mà Ấn Độ triển khai lên biên giới Trung - Ấn có tên là Ajaya Mk2 nâng cấp đáng kể về giáp phản ứng nổ. Hình dạng của chúng được cho là có nét hao hao dòng T-72B3 của Nga. Video Xe tăng T-90 Việt Nam lần đầu phô diễn lá chắn Shtora - Nguồn: QPVN
Theo một số nguồn tin, Quân đội Ấn Độ đã triển khai 100 xe tăng T-72M1 lên khu vực tranh chấp biên giới với Trung Quốc trong tháng này.
Động thái này được đánh giá sẽ tiếp tục khiến quan hệ hai nước ngày càng xấu đi. Tất nhiên việc Ấn Độ đưa vũ khí hạng nặng tới biên giới tranh chấp tiếp nối các hành động tương tự từ phía Trung Quốc.
Tuy nhiên, bài viết này không tập trung sâu vào việc Ấn Độ hay Trung Quốc triển khai loại vũ khí nào ở khu vực biên giới mà là liên quan tới vấn đề khá nghiêm trọng về chiếc xe tăng nội địa của Ấn Độ. Loại vũ khí đáng ra phải đại diện cho người Ấn đối đầu với Trung Quốc ở vùng biên.
Đó là xe tăng chiến đấu chủ lực Arjun - tinh hoa của ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ, dự án được thực hiện từ năm 1972 tới tận năm 1996 mới có kết quả với 242 chiếc sản xuất từ 2004 đến nay, đơn giá lên tới 7,8 triệu USD/chiếc. Với con số này, đáng ra người Ấn sẽ đưa Arjun tới vùng biên để đối đầu với tăng nội địa Trung Quốc.
Thế nhưng, theo mạng quân sự Topwar của Nga, những xe tăng Arjun đang gặp vấn đề kỹ thuật rất lớn khiến chúng không thể nghênh tiếp tăng nội địa Trung Quốc. Theo một số báo cáo rò rỉ, thì tăng Arjun không đáp ứng được yêu cầu hoạt động ở vùng núi cao, khí hậu lạnh. Nói một cách khác, Arjun chỉ nên chạy ở dưới đồng bằng ấm áp mà thôi.
Topwar cho biết, động cơ diesel MB 838 Ka-501 (1.400hp) của Arjun hoạt động thiếu ổn định trong môi trường không khí loãng và lạnh trên vùng núi.
Ngoài ra, chiếc xe tăng này được cho là không thể leo qua được những con dốc trên 30 độ hay khu vực có địa hình hiểm trở như ở vùng biên giới giữa Ấn Độ - Trung Quốc.
Trong khi đó, các đơn vị thiết giáp Ấn Độ ở vùng biên giới Trung - Ấn đều đóng quân ở độ cao trung bình là 3.900m, ở một số điểm cao có thể lên đến 4.500m. Và nếu đưa Arjun lên đây không phải là ý hay, thậm chí trong một số trường hợp có thể khiến Ấn Độ mất mặt.
Hiện Ấn Độ đang biên chế hai phiên bản tăng Arjun gồm: Arjun Mk1 (124 chiếc) và Mk2 (118 chiếc). Cả hai đều có trọng lượng khá "khủng", lên tới 58 tấn với bản Mk1 và 68 tấn bản Mk2, dài 10,19-10,64m, rộng 3,85-3,95m, cao 2,32-2,8m.
Chúng đều trang bị pháo rãnh xoắn 120mm có thể bắn nhiều loại đạn, gồm cả tên lửa chống tăng, tốc độ bắn đạt 6-8 phát/phút dù là nạp đạn bằng tay. Giáp bảo vệ là sự kết hợp giữa giáp bị động vật liệu compsite kết hợp giáp phản ứng nổ (ERA) và giáp kanchan - một dạng giáp composite kết cấu kiểu module có thể thay thế dễ dàng. Dẫu vậy, dù hiện đại tới đâu đi nữa thì xe tăng chỉ đánh được đồng bằng, không leo nổi dốc cao thì xin thưa dẹp Arjun đi thôi người Ấn!
Ngược lại, những chiếc T-72 gốc Liên Xô tuy có phần lỗi thời hơn Arjun nhưng chúng đang thể hiện khá tốt khi có thể hoạt động bất kỳ đâu, khí hậu nào cũng chạy được, dốc nào cũng leo tốt.
Đáng chú, phiên bản T-72 mà Ấn Độ triển khai lên biên giới Trung - Ấn có tên là Ajaya Mk2 nâng cấp đáng kể về giáp phản ứng nổ. Hình dạng của chúng được cho là có nét hao hao dòng T-72B3 của Nga.
Video Xe tăng T-90 Việt Nam lần đầu phô diễn lá chắn Shtora - Nguồn: QPVN