Sau thế chiến 2, Ấn Độ là quốc gia duy nhất của châu Á sở hữu một lúc 2 tàu sân bay; những cuộc chiến tổng lực với Pakistan và Trung Quốc đã cho Quân đội Ấn Độ bài học kinh nghiệm đó là, vũ khí trang bị phải luôn vượt trội so với đối thủ. Ảnh: Tàu sân bay INS Vikramaditya - Nguồn: Wikipedia.Ấn Độ cũng là quốc gia “đặc biệt”, khi trong biên chế của họ, có đủ cả vũ khí của Liên Xô/Nga và phương Tây; Ấn Độ cũng là một trong số ít các quốc gia, từ trước đến nay có thể mua vũ khí hiện đại từ Liên Xô/Nga và Mỹ. Ảnh: Máy bay C-130J của Không quân Ấn Độ - Nguồn: Indiastrategic.inẤn Độ cũng là quốc gia luôn tiên phong trong nhập khẩu các loại vũ khí hiện đại; khi xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 còn chưa được trang bị loạt lớn cho Quân đội Nga, thì loại xe tăng này đã là xương sống của Lục quân Ấn Độ; tương tự Ấn Độ là khách hàng đầu tiên mua máy bay chiến đấu MiG-29 của Liên Xô. Ảnh: Xe tăng Liên Xô/Nga biên chế trong Quân đội Ấn Độ tại cuộc tập trận Akraman II - Nguồn: reddit.com.Không dừng lại ở việc mua vũ khí hiện đại của Nga, Ấn Độ còn thuê Nga thiết kế cho cả loại chiến đấu cơ hiện đại Su-30MKI, đồng thời mua cả dây chuyền sản xuất loại máy bay này; đưa số máy bay chiến đấu Su-30MKI của Ấn Độ lên tới 300 chiếc, và là loại máy bay chiến đấu chủ lực của không quân Ấn Độ. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-30MKI của Không quân Ấn Độ - Nguồn: indiastrategic.inKhông chỉ mua, Ấn Độ còn liên doanh với Nga phát triển loại tên lửa chống hạm siêu thanh nổi tiếng Brahmos, được chào bán khắp thế giới; thậm chí Ấn Độ còn thuê được cả tàu ngầm hạt nhân của Nga. Ảnh: Tên lửa diệt hạm siêu thanh BrahMos của liên doanh Nga - Ấn Độ - Nguồn: Reuters.Quốc gia bán vũ khí nhiều thứ nhì cho Ấn Độ đó chính là Mỹ, một đối thủ của Nga; Mỹ đã bán rất nhiều vũ khí tiên tiến cho Ấn Độ, nhất là trong những năm gần đây. Ảnh: Máy bay chống ngầm P-8 Poseidon của Hải quân Ấn Độ - Nguồn: Ukdefencejournal.Những vũ khí mà Mỹ bán cho Ấn Độ, thậm chí còn tiên tiến hơn so với những vũ khí mà Nga bán cho Ấn Độ, như máy bay tuần tra chống ngầm P-8I, trực thăng vận tải Chinook, trực thăng vũ trang Apache, pháo lựu “siêu nhẹ” M777, máy bay vận tải quân sự C-130, C-17…Ảnh: Trực thăng vũ trang Apache của Ấn Độ - Nguồn: Ukdefencejournal.Ngay cả niềm vinh quang của Ấn Độ là loại máy bay tiêm kích nội địa HAL Tejas, cũng sử dụng những động cơ F404-GE-IN20 và GE F414 của hãng General Electric/ Mỹ. Có thể nói, những vũ khí của Mỹ đã cải thiện rất lớn khả năng chiến đấu của Quân đội Ấn Độ. Ảnh: Tiêm kích Tejas hạ cánh xuống tàu sân bay của Ấn Độ - Nguồn: Ukdefencejournal.Trong tương lai, Mỹ cũng hy vọng rằng Ấn Độ sẽ có thể mua hơn 100 chiếc F-21 (phiên bản đặc biệt của F-16 phát triển giành riêng cho Ấn Độ) để bù vào chỗ trống, sau khi các máy bay chiến đấu MiG-21 và Mirage-2000 của Ấn Độ hết niên hạn sử dụng. Ảnh: Đồ họa máy bay chiến đấu F-21 - Nguồn: Lockheed Martin.Quốc gia bán nhiều vũ khí thứ ba cho Ấn Độ là Pháp, ngay từ những năm 1980, Ấn Độ đã mua 40 máy bay chiến đấu Mirage-2000 của Pháp; về hải quân, trong biên chế của Hải quân Ấn Độ có các loại tàu ngầm tấn công diesel-điện lớp Scorpene (hay còn gọi là lớp Kalvari). Ảnh: Tàu ngầm tấn công INS Khanderi của Hải quân Ấn Độ - Nguồn: Getty Images.Ngoài tàu ngầm, vũ khí đình đám mà Ấn Độ mua của Pháp là 36 chiếc máy bay chiến đấu đa nhiệm Rafale; những chiếc máy bay thế hệ 4++ này, Ấn Độ hoàn thành vọng sẽ thay đổi cán cân sức mạnh không quân với người hàng xóm khổng lồ Trung Quốc. Ảnh: Máy bay chiến đấu Rafale - Nguồn: Getty Images.Ngoài các quốc gia bán vũ khí chủ yếu trên, Ấn Độ còn mua vũ khí của Israel, Anh, Đức, Brazil và một số quốc gia khác; hiện nay không chỉ vũ khí công nghệ cao như máy bay, tàu chiến, tên lửa, mà ngay cả vũ khí bộ binh Ấn Độ cũng phải nhập của từ nước ngoài, cụ thể là hợp đồng mua 700.000 khẩu AK203 từ Nga mới đây. Ảnh: Khai trương nhà máy sản xuất súng AK203 tại Ấn Độ - Nguồn: indiastrategic.inNgay cả các vật tư tiêu hao như đạn pháo, tên lửa… Ấn Độ vẫn phải phụ thuộc vào các quốc gia bên ngoài; nếu một cuộc chiến tổng lực trong thời gian kéo dài, sẽ gây khó khăn rất nhiều cho Ấn Độ. Xe tăng T-90 của quân đội Ấn Độ phải lệ thuộc vào nguồn đạn từ Nga - Nguồn: ReutersVào tháng 5/2015, Tổng cục Kiểm toán và Thanh tra của Ấn Độ (CAG) công bố một thông tin sốc đó là, quân đội Ấn Độ chỉ có đủ đạn dược cho 20 ngày tham chiến cường độ cao. Hậu quả là Ấn Độ phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu đạn pháo với giá cao. Ảnh: Ấn Độ vẫn phải phụ thuộc vào nguồn đạn từ Nga - Nguồn: OneIndiaCó thể nói, nền công nghiệp quốc phòng của Ấn Độ mặc dù được đầu tư lớn, nhưng năng lực sản xuất hạn chế, khiến Ấn Độ vẫn phải phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung cấp vũ khí từ các quốc gia bên ngoài. Ảnh: Tàu hộ vệ tên lửa lớp Talwar, phiên bản xuất khẩu cho Ấn Độ từ tàu hộ vệ lớp Krivak III của Nga - Nguồn: Indiastrategic.in Video 10 loại vũ khí Ấn Độ có thể khiến Trung Quốc lo sợ.
Sau thế chiến 2, Ấn Độ là quốc gia duy nhất của châu Á sở hữu một lúc 2 tàu sân bay; những cuộc chiến tổng lực với Pakistan và Trung Quốc đã cho Quân đội Ấn Độ bài học kinh nghiệm đó là, vũ khí trang bị phải luôn vượt trội so với đối thủ. Ảnh: Tàu sân bay INS Vikramaditya - Nguồn: Wikipedia.
Ấn Độ cũng là quốc gia “đặc biệt”, khi trong biên chế của họ, có đủ cả vũ khí của Liên Xô/Nga và phương Tây; Ấn Độ cũng là một trong số ít các quốc gia, từ trước đến nay có thể mua vũ khí hiện đại từ Liên Xô/Nga và Mỹ. Ảnh: Máy bay C-130J của Không quân Ấn Độ - Nguồn: Indiastrategic.in
Ấn Độ cũng là quốc gia luôn tiên phong trong nhập khẩu các loại vũ khí hiện đại; khi xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 còn chưa được trang bị loạt lớn cho Quân đội Nga, thì loại xe tăng này đã là xương sống của Lục quân Ấn Độ; tương tự Ấn Độ là khách hàng đầu tiên mua máy bay chiến đấu MiG-29 của Liên Xô. Ảnh: Xe tăng Liên Xô/Nga biên chế trong Quân đội Ấn Độ tại cuộc tập trận Akraman II - Nguồn: reddit.com.
Không dừng lại ở việc mua vũ khí hiện đại của Nga, Ấn Độ còn thuê Nga thiết kế cho cả loại chiến đấu cơ hiện đại Su-30MKI, đồng thời mua cả dây chuyền sản xuất loại máy bay này; đưa số máy bay chiến đấu Su-30MKI của Ấn Độ lên tới 300 chiếc, và là loại máy bay chiến đấu chủ lực của không quân Ấn Độ. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-30MKI của Không quân Ấn Độ - Nguồn: indiastrategic.in
Không chỉ mua, Ấn Độ còn liên doanh với Nga phát triển loại tên lửa chống hạm siêu thanh nổi tiếng Brahmos, được chào bán khắp thế giới; thậm chí Ấn Độ còn thuê được cả tàu ngầm hạt nhân của Nga. Ảnh: Tên lửa diệt hạm siêu thanh BrahMos của liên doanh Nga - Ấn Độ - Nguồn: Reuters.
Quốc gia bán vũ khí nhiều thứ nhì cho Ấn Độ đó chính là Mỹ, một đối thủ của Nga; Mỹ đã bán rất nhiều vũ khí tiên tiến cho Ấn Độ, nhất là trong những năm gần đây. Ảnh: Máy bay chống ngầm P-8 Poseidon của Hải quân Ấn Độ - Nguồn: Ukdefencejournal.
Những vũ khí mà Mỹ bán cho Ấn Độ, thậm chí còn tiên tiến hơn so với những vũ khí mà Nga bán cho Ấn Độ, như máy bay tuần tra chống ngầm P-8I, trực thăng vận tải Chinook, trực thăng vũ trang Apache, pháo lựu “siêu nhẹ” M777, máy bay vận tải quân sự C-130, C-17…Ảnh: Trực thăng vũ trang Apache của Ấn Độ - Nguồn: Ukdefencejournal.
Ngay cả niềm vinh quang của Ấn Độ là loại máy bay tiêm kích nội địa HAL Tejas, cũng sử dụng những động cơ F404-GE-IN20 và GE F414 của hãng General Electric/ Mỹ. Có thể nói, những vũ khí của Mỹ đã cải thiện rất lớn khả năng chiến đấu của Quân đội Ấn Độ. Ảnh: Tiêm kích Tejas hạ cánh xuống tàu sân bay của Ấn Độ - Nguồn: Ukdefencejournal.
Trong tương lai, Mỹ cũng hy vọng rằng Ấn Độ sẽ có thể mua hơn 100 chiếc F-21 (phiên bản đặc biệt của F-16 phát triển giành riêng cho Ấn Độ) để bù vào chỗ trống, sau khi các máy bay chiến đấu MiG-21 và Mirage-2000 của Ấn Độ hết niên hạn sử dụng. Ảnh: Đồ họa máy bay chiến đấu F-21 - Nguồn: Lockheed Martin.
Quốc gia bán nhiều vũ khí thứ ba cho Ấn Độ là Pháp, ngay từ những năm 1980, Ấn Độ đã mua 40 máy bay chiến đấu Mirage-2000 của Pháp; về hải quân, trong biên chế của Hải quân Ấn Độ có các loại tàu ngầm tấn công diesel-điện lớp Scorpene (hay còn gọi là lớp Kalvari). Ảnh: Tàu ngầm tấn công INS Khanderi của Hải quân Ấn Độ - Nguồn: Getty Images.
Ngoài tàu ngầm, vũ khí đình đám mà Ấn Độ mua của Pháp là 36 chiếc máy bay chiến đấu đa nhiệm Rafale; những chiếc máy bay thế hệ 4++ này, Ấn Độ hoàn thành vọng sẽ thay đổi cán cân sức mạnh không quân với người hàng xóm khổng lồ Trung Quốc. Ảnh: Máy bay chiến đấu Rafale - Nguồn: Getty Images.
Ngoài các quốc gia bán vũ khí chủ yếu trên, Ấn Độ còn mua vũ khí của Israel, Anh, Đức, Brazil và một số quốc gia khác; hiện nay không chỉ vũ khí công nghệ cao như máy bay, tàu chiến, tên lửa, mà ngay cả vũ khí bộ binh Ấn Độ cũng phải nhập của từ nước ngoài, cụ thể là hợp đồng mua 700.000 khẩu AK203 từ Nga mới đây. Ảnh: Khai trương nhà máy sản xuất súng AK203 tại Ấn Độ - Nguồn: indiastrategic.in
Ngay cả các vật tư tiêu hao như đạn pháo, tên lửa… Ấn Độ vẫn phải phụ thuộc vào các quốc gia bên ngoài; nếu một cuộc chiến tổng lực trong thời gian kéo dài, sẽ gây khó khăn rất nhiều cho Ấn Độ. Xe tăng T-90 của quân đội Ấn Độ phải lệ thuộc vào nguồn đạn từ Nga - Nguồn: Reuters
Vào tháng 5/2015, Tổng cục Kiểm toán và Thanh tra của Ấn Độ (CAG) công bố một thông tin sốc đó là, quân đội Ấn Độ chỉ có đủ đạn dược cho 20 ngày tham chiến cường độ cao. Hậu quả là Ấn Độ phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu đạn pháo với giá cao. Ảnh: Ấn Độ vẫn phải phụ thuộc vào nguồn đạn từ Nga - Nguồn: OneIndia
Có thể nói, nền công nghiệp quốc phòng của Ấn Độ mặc dù được đầu tư lớn, nhưng năng lực sản xuất hạn chế, khiến Ấn Độ vẫn phải phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung cấp vũ khí từ các quốc gia bên ngoài. Ảnh: Tàu hộ vệ tên lửa lớp Talwar, phiên bản xuất khẩu cho Ấn Độ từ tàu hộ vệ lớp Krivak III của Nga - Nguồn: Indiastrategic.in
Video 10 loại vũ khí Ấn Độ có thể khiến Trung Quốc lo sợ.