Quan hệ Trung-Ấn đã trở lên "nóng" hơn sau một cuộc giao tranh với quân đội Trung Quốc vào ngày 15/6 tại Thung lũng Galwan. Ấn Độ cho biết, 20 binh sĩ của họ đã thiệt mạng; còn các quan chức Trung Quốc chưa xác nhận bất kỳ số binh lính thương vong nào. Ảnh: Đám tang của một trong số 20 binh sĩ thiệt mạng được tổ chức tại làng Bhojraj, Gurdaspur, Punjab, Ấn Độ hôm 18/6 - Nguồn: Reuters.Trước tình hình căng thẳng leo thang với Trung Quốc và thậm chí là cả với Pakistan, Hội đồng Mua sắm Quốc phòng Ấn Độ (DAC) vào ngày 3/7 đã phê duyệt khẩn cấp gói mua sắm vũ khí trị giá 5,55 tỷ USD, bao gồm số vũ khí mua trong nước 4,44 tỷ USD, số còn lại là mua của nước ngoài. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-30 MKI của Ấn Độ - Nguồn: Wikipedia.Trong cuộc họp của DAC ngày 2/7, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh, ông Singh nhấn mạnh: Trong tình hình hiện tại và sự cần thiết phải tăng cường lực lượng vũ trang, sẽ chấp thuận gói mua sắm trị giá 5,5 tỷ USD, nhưng ưu tiên mua vũ khí trong nước. Ảnh: Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh - Nguồn: Đa Chiều.Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc mua sắm vũ khí của Ấn Độ đó chính là cơ chế chính sách của nước này, do việc đánh giá, dự báo tình hình, định hướng và hành động - chịu trách nhiệm ra quyết định trong thời kỳ khủng hoảng của Ấn Độ còn rất yếu. Ảnh: Binh sĩ Ấn Độ ở khu vực biên giới với Trung Quốc - Nguồn: India Today.Theo phê duyệt, Ấn Độ sẽ nâng cấp 59 chiếc máy bay MiG-29 hiện có và mua thêm 21 chiếc từ Nga với giá khoảng 1 tỷ USD. Ngoài ra, Ấn Độ sẽ đặt mua 12 máy bay chiến đấu Su-30MKI, do Nga nhượng quyền sản xuất cho Công ty hàng không HAL của Ấn Độ với giá 1,53 tỷ USD. Ảnh: Chiến đấu cơ MiG-29 của Không quân Ấn Độ - Nguồn: Retd.Chính phủ Ấn Độ cũng đã phê duyệt một số chương trình phát triển vũ khí nội địa, bao gồm các hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MRLS) Pinaka, có thể phóng được tên lửa chiến thuật; nâng cấp vũ khí cho xe chiến đấu bộ binh BMP-2; tên lửa hành trình tấn công mặt đất Nirbhay và tên lửa tiến công ngoài tầm nhìn của Astra. Ảnh: Tên lửa Nirbhay của Ấn Độ - Nguồn: Wikipedia.Chính phủ Ấn Độ cũng đã phê duyệt việc mua khẩn cấp đạn pháo có điều khiển Excalibur cho lựu pháo siêu nhẹ M777 mua từ Mỹ, hệ thống phòng không vác vai Igla-S từ Nga và tên lửa chống tăng có điều khiển Spike từ Israel. Ảnh: Lựu pháo siêu nhẹ M777 - Nguồn: Wikipedia.DAC cũng được cấp quyền hạn tài chính đặc biệt, đó là tự quyết định những gói mua sắm vũ khí dưới mức trần 71,42 triệu USD mà không phải xin phép, để nhanh chóng mua vũ khí. Nhưng các chương trình mua hàng nhanh này vẫn phải tổ chức đấu thầu rộng rãi. Ảnh: Chiến đấu cơ MiG-29 của Không quân Ấn Độ - Nguồn: Retd.Với gói mua vũ khí trị giá 5,55 tỷ USD, sẽ có 25 gói giành cho lục quân và không quân, 10 gói giành cho hải quân. Ảnh: Hệ thống pháo phản lực phóng loạt Pinaka do Ấn Độ tự phát triển - Nguồn India Today.Lục quân có thể mua thêm đạn dự trữ cho xe tăng T-90, xe chiến đấu bộ binh BMP-2, pháo phòng không, súng pháo, vũ khí nhỏ cũng như tên lửa và súng cối. Ảnh: Xe tăng T-90 của Quân đội Ấn Độ tham gia một cuộc diễu hành ở New Delhi vào ngày 15/1/2019 - Nguồn: Getty ImagesKhông quân có khả năng mua các tên lửa không đối không, tên lửa không đối đất, bom thông minh, bom khoan, pháo sáng và vũ khí dẫn đường chính xác. Ảnh: Chiến đấu cơ MiG-29 của Không quân Ấn Độ - Nguồn: Retd.Để nhanh chóng đẩy nhanh tốc độ mua sắm, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh đã đến thăm Moscow từ ngày 22-25/6 và gặp Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu, Phó Thủ tướng Borisov và Chánh văn phòng công ty xuất nhập khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport Alexander Mikheev. Ảnh: Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh lên máy bay tới Nga sáng 22/6 - Nguồn: ANI.Một quan chức của Bộ Quốc phòng cho biết, Ấn Độ yêu cầu Nga cung cấp phụ tùng ngay lập tức cho máy bay chiến đấu Su-30MKI, tàu ngầm lớp Kilo và xe tăng T-90; cũng như mua khẩn cấp tên lửa và đạn dược chuyên dụng cho máy bay chiến đấu, xe tăng, tàu chiến có nguồn gốc từ Nga với trị giá 800 triệu USD. Ảnh: Một binh sĩ Ấn Độ canh gác hệ thống phòng không Pechora mà Ấn Độ mua từ thời Liên Xô - Nguồn: Getty Images. Video Việt Nam khẳng định mua vũ khí Ấn Độ là để tự vệ - Nguồn: TTXVN
Quan hệ Trung-Ấn đã trở lên "nóng" hơn sau một cuộc giao tranh với quân đội Trung Quốc vào ngày 15/6 tại Thung lũng Galwan. Ấn Độ cho biết, 20 binh sĩ của họ đã thiệt mạng; còn các quan chức Trung Quốc chưa xác nhận bất kỳ số binh lính thương vong nào. Ảnh: Đám tang của một trong số 20 binh sĩ thiệt mạng được tổ chức tại làng Bhojraj, Gurdaspur, Punjab, Ấn Độ hôm 18/6 - Nguồn: Reuters.
Trước tình hình căng thẳng leo thang với Trung Quốc và thậm chí là cả với Pakistan, Hội đồng Mua sắm Quốc phòng Ấn Độ (DAC) vào ngày 3/7 đã phê duyệt khẩn cấp gói mua sắm vũ khí trị giá 5,55 tỷ USD, bao gồm số vũ khí mua trong nước 4,44 tỷ USD, số còn lại là mua của nước ngoài. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-30 MKI của Ấn Độ - Nguồn: Wikipedia.
Trong cuộc họp của DAC ngày 2/7, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh, ông Singh nhấn mạnh: Trong tình hình hiện tại và sự cần thiết phải tăng cường lực lượng vũ trang, sẽ chấp thuận gói mua sắm trị giá 5,5 tỷ USD, nhưng ưu tiên mua vũ khí trong nước. Ảnh: Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh - Nguồn: Đa Chiều.
Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc mua sắm vũ khí của Ấn Độ đó chính là cơ chế chính sách của nước này, do việc đánh giá, dự báo tình hình, định hướng và hành động - chịu trách nhiệm ra quyết định trong thời kỳ khủng hoảng của Ấn Độ còn rất yếu. Ảnh: Binh sĩ Ấn Độ ở khu vực biên giới với Trung Quốc - Nguồn: India Today.
Theo phê duyệt, Ấn Độ sẽ nâng cấp 59 chiếc máy bay MiG-29 hiện có và mua thêm 21 chiếc từ Nga với giá khoảng 1 tỷ USD. Ngoài ra, Ấn Độ sẽ đặt mua 12 máy bay chiến đấu Su-30MKI, do Nga nhượng quyền sản xuất cho Công ty hàng không HAL của Ấn Độ với giá 1,53 tỷ USD. Ảnh: Chiến đấu cơ MiG-29 của Không quân Ấn Độ - Nguồn: Retd.
Chính phủ Ấn Độ cũng đã phê duyệt một số chương trình phát triển vũ khí nội địa, bao gồm các hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MRLS) Pinaka, có thể phóng được tên lửa chiến thuật; nâng cấp vũ khí cho xe chiến đấu bộ binh BMP-2; tên lửa hành trình tấn công mặt đất Nirbhay và tên lửa tiến công ngoài tầm nhìn của Astra. Ảnh: Tên lửa Nirbhay của Ấn Độ - Nguồn: Wikipedia.
Chính phủ Ấn Độ cũng đã phê duyệt việc mua khẩn cấp đạn pháo có điều khiển Excalibur cho lựu pháo siêu nhẹ M777 mua từ Mỹ, hệ thống phòng không vác vai Igla-S từ Nga và tên lửa chống tăng có điều khiển Spike từ Israel. Ảnh: Lựu pháo siêu nhẹ M777 - Nguồn: Wikipedia.
DAC cũng được cấp quyền hạn tài chính đặc biệt, đó là tự quyết định những gói mua sắm vũ khí dưới mức trần 71,42 triệu USD mà không phải xin phép, để nhanh chóng mua vũ khí. Nhưng các chương trình mua hàng nhanh này vẫn phải tổ chức đấu thầu rộng rãi. Ảnh: Chiến đấu cơ MiG-29 của Không quân Ấn Độ - Nguồn: Retd.
Với gói mua vũ khí trị giá 5,55 tỷ USD, sẽ có 25 gói giành cho lục quân và không quân, 10 gói giành cho hải quân. Ảnh: Hệ thống pháo phản lực phóng loạt Pinaka do Ấn Độ tự phát triển - Nguồn India Today.
Lục quân có thể mua thêm đạn dự trữ cho xe tăng T-90, xe chiến đấu bộ binh BMP-2, pháo phòng không, súng pháo, vũ khí nhỏ cũng như tên lửa và súng cối. Ảnh: Xe tăng T-90 của Quân đội Ấn Độ tham gia một cuộc diễu hành ở New Delhi vào ngày 15/1/2019 - Nguồn: Getty Images
Không quân có khả năng mua các tên lửa không đối không, tên lửa không đối đất, bom thông minh, bom khoan, pháo sáng và vũ khí dẫn đường chính xác. Ảnh: Chiến đấu cơ MiG-29 của Không quân Ấn Độ - Nguồn: Retd.
Để nhanh chóng đẩy nhanh tốc độ mua sắm, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh đã đến thăm Moscow từ ngày 22-25/6 và gặp Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu, Phó Thủ tướng Borisov và Chánh văn phòng công ty xuất nhập khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport Alexander Mikheev. Ảnh: Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh lên máy bay tới Nga sáng 22/6 - Nguồn: ANI.
Một quan chức của Bộ Quốc phòng cho biết, Ấn Độ yêu cầu Nga cung cấp phụ tùng ngay lập tức cho máy bay chiến đấu Su-30MKI, tàu ngầm lớp Kilo và xe tăng T-90; cũng như mua khẩn cấp tên lửa và đạn dược chuyên dụng cho máy bay chiến đấu, xe tăng, tàu chiến có nguồn gốc từ Nga với trị giá 800 triệu USD. Ảnh: Một binh sĩ Ấn Độ canh gác hệ thống phòng không Pechora mà Ấn Độ mua từ thời Liên Xô - Nguồn: Getty Images.
Video Việt Nam khẳng định mua vũ khí Ấn Độ là để tự vệ - Nguồn: TTXVN