Ngạc nhiên nguồn gốc động tác chào trong quân đội các nước

Google News

(Kiến Thức) - Nhiều sử gia cho rằng, nguồn gốc của kiểu giơ tay lên trán chào ngày ngay xuất phát từ Cộng hoà La Mã ra đời vào năm 509 Trước Công Nguyên (TCN).

Người ta nói rằng trong thời cổ đại, những ngày xa xưa – các cuộc ám sát diễn ra hết sức phổ biến, vì vậy công dân và binh lính cấp dưới được yêu cầu khi gặp mặt các quan chức cấp trên phải nâng bàn tay phải lên (thường là tay thuận của đa số mọi người) để chứng minh rằng mình không mang theo vũ khí. Một số người thì lại nói rằng người La Mã khi gặp quan chức chỉ huy sẽ đưa nắm tay lên và vỗ vào ngực để bày tỏ lòng trung thành.
Ngac nhien nguon goc dong tac chao trong quan doi cac nuoc
Kiểu chào của quân đội các nước là rất khác nhau. Ảnh: Pinterest.
Một số nguồn thông tin khác lại nói rằng các binh lính sẽ cởi và lật mũ giáp để chào chỉ huy hoặc lãnh chúa. Theo các học giả, cử chỉ này sẽ giúp các lãnh chúa, chỉ huy nhận mặt được binh lính, đồng thời cũng sẽ dễ dàng phòng vệ nếu phát hiện binh lính có biểu hiện tấn công mình.
Nhiều câu chuyện trên thường được chia sẽ để minh họa cho lịch sử, nguồn gốc của các kiểu chào quân đội hiện đại, nhưng thực tế có rất bằng chứng để chứng minh các lịch sử, nguồn gốc này là có thật.

Cộng hòa La Mã đã bắt đầu cách đây 2500 năm; một thời gian rất dài đã trôi qua, tất cả các bằng chứng có thể đã lu mờ, hoặc thay thế, đổi thay bởi nhiều nguồn giả thuyết khác nhau. Hơn nữa, như nhiều học giả đã chỉ ra, phần lớn áo giáp đặc trưng với mũ bảo hiểm có tấm che được đều biến mất dần vào khoảng thế kỷ 18.

Ngac nhien nguon goc dong tac chao trong quan doi cac nuoc-Hinh-2
 Thậm chí trong cùng một quốc gia, từng lực lượng lại có nhiều kiểu chào khác nhau. Các binh sĩ không quân và lục quân Anh thực hiện động tác chào với lòng bàn tay hướng ra ngoài, trong khi lính hải quân Anh (phải) hơi úp bàn tay xuống khi chào. Ảnh: RAF.

Các quy tắc chào theo nghi lễ này không phải là lý thuyết và đều có ý nghĩa về hành động của nó. Tuy nhiên, cho đến những năm 1600, các hồ sơ quân sự của Anh đã bắt đầu ghi chép về động tác chào một cách đơn giản là “lời chào trang trọng bằng cách bỏ mũ”.

Năm 1745, quy định đã được sửa đổi để chỉ đơn giản là "vỗ tay vào mũ và cúi đầu khi đi qua nhau."

Lục quân Anh và sau đó là Không quân Hoàng gia, đã áp dụng chào mừng với lòng bàn tay hướng ra ngoài, nhưng Hải quân Hoàng gia thì động tác chào là quay lòng bàn tay xuống, giải thích cho sự khác biệt này là vì những người làm việc trên tàu có lòng bàn tay bẩn thỉu và được coi là thiếu tôn trọng để khi thể hiện chúng cho người đối diện.

Ngac nhien nguon goc dong tac chao trong quan doi cac nuoc-Hinh-3
Kiểu chào của quân đội Mỹ. Ảnh: Flickr.
Một câu chuyện nổi tiếng hay được trích dẫn đó là Nữ hoàng Anh Victoria là người đã phát động ra nghi thức chào lòng bàn tay hướng xuống, sau khi cô được chào đón bằng một bàn tay nhăn nhó đầy sẹo của một binh lính nào đó.
Khi Mỹ tuyên bố độc lập từ Anh, họ mang nghi thức quân sự băng qua Đại Tây Dương và vào thời Cách mạng Mỹ, nghi thức chào đã nhanh chóng được áp dụng và  trở thành nghi lễ giao tiếp trang trọng. Theo Bảo tàng Lịch sử các Lực lượng Vũ trang Mỹ, nghi thức chào tiêu chuẩn ngày nay của Quân đội Mỹ đã được đưa ra vào năm 1820.

Mặc dù có nhiều biến thể giữa các lực lượng nhưng về tổng thể, quân đội Mỹ vẫn duy trì nghi thức chào này cho đến hôm nay: Cánh tay phải song song với mặt đất, cổ tay và bàn tay thẳng, ngón tay giữa chạm vào vành mũ hoặc góc của lông mày, lòng bàn tay hướng xuống hoặc là thậm chí hướng vào trong.

Nghi thức chào chính xác chính là một chuyển động mượt mà lên xuống dưới đường vòng. Người nào cấp bật thấp hơn sẽ nâng tay chào trước và hạ tay xuống chỉ sau khi người đối diện có quân hàm cao hơn bỏ tay xuống trước.
Ngac nhien nguon goc dong tac chao trong quan doi cac nuoc-Hinh-4
Nghi thức động tác chào trong Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Ngoài các sĩ quan cấp trên và nhân viên bảo an, các cá nhân sau đây luôn được chào đón theo kiểu nhà binh: Tổng thống Mỹ, các viên chức của các nước đồng minh và những người được nhận Huy chương danh dự bất kể xuất thân, nghề nghiệp.
Ở Mỹ, nghi thức chào quân sự được bảo vệ bởi Bản tu chính án thứ nhất. Theo đó bất cứ ai cũng có thể chào bất cứ ai. Bạn có thể chào đón một cựu chiến binh khi họ mặc trang phục dân sự ... nó không phải là bắt buộc hay thậm chí là quy định. Và nó thực sự có thể hơi khó xử và làm người khác bất ngờ trong nhiều tình huống.
Nhưng ở các nước khác, có những quy định pháp lý đằng sau những lời chào nhất định. Ví dụ, ở Đức, việc chào theo kiểu phát xít - Heil Hitler với tay duỗi thẳng chỉ nghiêng lên trời là bất hợp pháp và bị trừng phạt đến ba năm tù.
Ngac nhien nguon goc dong tac chao trong quan doi cac nuoc-Hinh-5
 Kiểu chào vi phạm phát luật ở Đức. Ảnh: History.
Quy định này áp dụng cả với khách du lịch, họ có thể bị giam giữ nếu biểu diễn các nghi thức chào không đúng và vi phạm quy định này. Một người đàn ông đã bị kết án tù vì đã dạy cho con chó mang tên Adolf thực của mình hiện động tác chào giống phát xít Hitler đã nói ở trên.

Ngày nay, nghi thức chào là cử chỉ của sự tôn trọng lẫn nhau, được đưa ra và đáp lại và cho dù nguồn gốc xuất phát của nghi thức chào này từ đâu, nguồn gốc đó có đúng hay không….. thì nghi thức chào vẫn là biểu tượng của danh dự và đảm bảo rằng bạn không cầm vũ khí đối với người đối diện.

Mời độc giả xem Video: Quân đội Nga giờ tay chào trong lễ duyệt binh.



Tuấn Anh

>> xem thêm

Bình luận(0)